-->

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

Sắp tới, Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề “Khoảng trời mới”. Việc tổ chức trưng bày nhằm giúp công chúng hiểu hơn về các chiến dịch lịch sử trên chiến trường Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) với những câu chuyện kể về các chiến sĩ cách mạng đã trải qua những năm tháng bị địch bắt, giam cầm hà khắc trong các nhà tù thực dân. Kháng chiến thành công, họ lại cùng nhau đoàn kết, quyết liệt đấu tranh để được trao trả và trở về với cách mạng, với nhân dân.
Bản hùng ca “sông Hồng cuộn sóng” Hào hùng “Điện Biên Phủ trên không”

Đây là hoạt động nhằm thiết thực kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 70 năm ngày ký Hiệp định Genevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương (21/7/1954 - 21/7/2024) và trao trả tù binh theo nội dung Hiệp định. Trưng bày khai mạc từ 26/4, được chia làm 3 phần: “Chín năm làm một Điện Biên”, “Những trang hồi ức” và “Trao trả”.

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng
Trưng bày “Khoảng trời mới” tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954), dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, các lực lượng vũ trang cùng nhân dân cả nước đã đồng lòng, chung sức giành được nhiều thắng lợi quyết định trên chiến trường Việt Nam. Trong đó, tháng 12/1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ngày 7/5/1954, quân ta giải phóng hoàn toàn Điện Biên Phủ, tiêu diệt và bắt sống 16.200 quân địch, trong đó có tướng De Castries. Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi chấn động địa cầu, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Ngày 21/7/1954, Hiệp định về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam và Đông Dương được ký kết tại Genève (Thụy Sĩ), công nhận nền độc lập của Việt Nam, Lào và Campuchia.Thắng lợi của các chiến dịch là tiền đề cho khúc khải hoàn ca Điện Biên toàn thắng.

Sau nội dung “Chín năm làm một Điện Biên”, ở nội dung thứ hai “Những trang hồi ức”, kể lại câu chuyện về các binh lính, sĩ quan Pháp bị bắt, giam ở các chiến trường được chứng kiến những khó khăn, gian khổ, được tìm hiểu về cuộc chiến tranh và tình người ấm áp của các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Tù binh không những được cứu chữa khi bị thương, chăm sóc khi ốm đau mà còn được đảm bảo chế độ sinh hoạt, được nhận thư nhà, có điều kiện giải trí cho đến ngày được trao trả về nước.

Theo tư liệu của Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò, đồng chí Lưu Thanh, Giám đốc Trại tù binh Biên giới chia sẻ: Sau chiến dịch Biên giới, bộ đội giải về lốc nhốc từng đoàn tù binh trong khi Trại tù binh biên giới mới thành lập thiếu thốn mọi bề... Vấn đề gay go nhất là lo chạy gạo cho tù binh ăn, chưa nói thuốc men, quần áo. Trong những tháng đầu, Tổng cục Cung cấp phát cho trại phiếu lĩnh gạo ở các kho lương thực của quân đội... Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng và Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh rất quan tâm nhưng khả năng của địa phương có hạn... Cuối cùng trại đành vay gạo của dân, dân hết gạo thì vay ngô, rồi nhờ cối của dân mà xay. Cán bộ, chiến sỹ cũng ăn ngô… Tiền chưa có, anh em mua chịu của dân bí ngô, rau xanh, cả lợn, bò, trâu. Đến hạn trả nợ dân, Cục chưa gửi tiền lên kịp, đành khất nợ dân.

Các binh lính, sĩ quan Pháp trong Trại tù binh sỹ quan số 1 kể lại: “Ở đây, không có gì giống trại tù binh cổ điển, cái “lồng” kẽm gai có những chòi canh bảo vệ, bao quanh bởi con đường tuần tra. Chúng tôi ở một làng Việt Nam yên bình với những căn nhà sàn lợp rơm hoặc lá cọ, với những cây chuối, gà, vịt, lợn, trâu. Chúng tôi trông ra những đồng ruộng êm đềm lần lượt ngả màu vàng, xanh, nâu, ngập lụt tùy theo mùa. Chúng tôi được phân công theo nhóm khoảng mười hai người ở hoặc với dân, hoặc trong những căn nhà gỗ mà chúng tôi xây dựng”. Còn y tá Geneviève de Gallard - nữ tù binh duy nhất tại Điện Biên Phủ đã trả lời phóng viên khi ấy: “Nếu biết được lòng khoan dung của Cụ Hồ và nhân dân Việt Nam thì tôi đã xin làm tù binh sớm hơn”.

Sau khi Hiệp định Genevơ được ký kết (21/7/1954), Chính phủ Việt Nam và Pháp tiến hành trao trả những người bị hai bên giam giữ. Chính phủ Việt Nam nghiêm túc thực hiện trao trả toàn bộ tù binh theo từng đợt, trước hết là những người bị thương nặng tiếp đến là những người bị thương nhẹ, bị ốm.

Về phía Pháp cố ý trì hoãn, không trao trả đúng quy định, thậm chí trao trả người không có tên trong danh sách hoặc có tên mà không có người... Nhưng trước tinh thần đấu tranh của các tù binh, tù chính trị cùng sự ủng hộ của quân và dân địa phương đã buộc quân đội Pháp thực hiện việc trao trả theo thỏa thuận của Hội nghị Quân sự Trung Giã.

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã tạo thế và lực cho Chính phủ Việt Nam trên mặt trận ngoại giao. Tại Thụy Sĩ, Chính phủ Pháp buộc phải ký kết Hiệp định Genevơ, rút quân ra khỏi miền Bắc Việt Nam. Cũng thời điểm này, tại Việt Nam, Hội nghị Quân sự Trung Giã được tổ chức và đạt được thỏa thuận về ngừng bắn và trao trả tù binh. Thông tin lan truyền tới các nhà tù thực dân, những người tù đã mưu trí, đoàn kết, bền bỉ tổ chức đấu tranh buộc địch phải trao trả. Trong giây phút hân hoan được trở về, những chiến sĩ cách mạng cảm động ngắm nhìn lá cờ Tổ quốc tung bay trước gió và hòa mình trong vòng tay yêu thương của người thân và đồng đội đang đón chào.

Tại bãi biển Sầm Sơn, hàng ngàn đồng bào, cán bộ, chiến sỹ, người thân tay cầm cờ, hoa, khẩu hiệu hân hoan chào đón anh em… Tất cả tù nhân cởi bỏ quần áo của địch và mặc quần áo mới. Anh em vui mừng cảm động ngắm nhìn lá cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc tung bay trước gió và sung sướng hít thở bầu không khí tự do, giải phóng và chìm đắm trong tiếng hoan hô vang dậy, trong vòng tay trìu mến của người thân và đồng chí.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, ngày 19/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong kỷ nguyên kinh tế số”.
Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Từ ngày mai (20/4), Hà Nội cấm xe ô tô khách từ 16 chỗ trở lên hoạt động trên một đoạn phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà.
Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Chiều 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp đột phá thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII, năm 2025.
Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

Ngày 19/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Nam Đàn tổ chức Giải Pickleball trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm 2025.
Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Ngày 19/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với 4 đối tượng về tội "Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm".
Những người góp sức cho trái bóng lăn

Những người góp sức cho trái bóng lăn

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đã đi được hơn nửa chặng đường. Để những cầu thủ có thể thi đấu nhiệt huyết trên sân và cống hiến những pha ghi bàn mãn nhãn cho khán giả, phải nhớ đến công lao của những bộ phận vô cùng quan trọng như y tế, trọng tài, giám sát.

Tin khác

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

“Kinh đô Kỳ họa” - dự án văn hóa ý nghĩa của nhóm bạn trẻ đến từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo được những dấu ấn khó phai, không chỉ trong cộng đồng những người trẻ yêu văn hóa dân tộc mà với nhiều tầng lớp công chúng.
Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chiều 18/4, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số

Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số

Tối 18/4, Festival Phở 2025 với chủ đề “Tinh hoa phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số” đã chính thức khai mạc tại Hoàng thành Thăng Long (19C Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội). Chương trình do Trung tâm Hội nghị thành phố Hà Nội phối hợp cùng Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội và các đơn vị tổ chức.
Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã giới thiệu đến công chúng cả nước chuỗi chương trình đặc biệt với nội dung phong phú, hình thức thế hiện đa dạng, trải rộng trên các kênh sóng và nền tảng số.
Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa

Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa

Quận Hoàn Kiếm đã chủ động rà soát các khu phố, tuyến phố nghề, khu vực có lợi thế về vị trí thương mại, không gian văn hóa và dự kiến 10 khu vực có tiềm năng để hình thành khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn.
Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù – từ một nghi lễ dân gian – đã trở thành biểu tượng tinh thần của sự từ bi, trí tuệ, gắn kết cộng đồng và gìn giữ bản sắc dân tộc. Việc ghi danh lễ hội vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia không chỉ là sự khẳng định giá trị truyền thống, mà còn là bước mở ra một chặng đường mới để lan tỏa di sản, kết nối các thế hệ, và bồi đắp tinh thần yêu nước, đạo hiếu trong lòng người Việt.
Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh "Thiên thanh” của nữ họa sĩ Lê Thu Huyền diễn ra từ ngày 15 - 23/4 tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Triển lãm giới thiệu tới công chúng 30 tác phẩm hội họa có chủ đề về thiên nhiên, ngợi ca, tôn vinh vẻ đẹp của đất nước.
Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Ngày 8/5/2025, núi Bà Đen đón hàng nghìn đại biểu đến từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trong Đại lễ Phật Đản Vesak Liên Hợp Quốc 2025. Nhiều nghi lễ mang tính lịch sử sẽ được tổ chức ngày này.
Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật đặc biệt với sự tham gia của các đơn vị nghệ thuật trực thuộc.
Bình yên nghe sóng vỗ

Bình yên nghe sóng vỗ

Tôi đến làng chài nhỏ ở Tam Tiến, Núi Thành, Quảng Nam vào một ngày cuối hạ. Cái nắng chói chang của mùa hè dần dịu bớt, chỉ còn những tia nắng vàng nhẹ trải dài trên mặt biển xanh thẳm. Gió từ biển thổi vào mát rượi, mang theo mùi muối mặn nồng và hương biển thân thuộc. Xóm nhỏ nằm bình yên bên những rặng dừa xanh, tựa như một bức tranh yên ả giữa đất trời.
Xem thêm
Phiên bản di động