-->

Hào hùng “Điện Biên Phủ trên không”

(LĐTĐ) Trưng bày chuyên đề “Thang âm cuộc chiến” do Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức đã giúp công chúng hiểu hơn sự khốc liệt của những cuộc tập kích chiến lược bằng Không quân và Hải quân Mỹ khi leo thang phá hoại miền Bắc; tái hiện cuộc sống sinh hoạt, lao động của quân, dân Hà Nội (cuối năm 1972) với tinh thần đoàn kết chiến đấu và phục vụ chiến đấu vượt qua mất mát, đau thương, làm nên chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”.
Bồi hồi với hơn 300 hình ảnh, hiện vật tại trưng bày “Hà Nội 1972 - Khát vọng hoà bình” Khẳng định phẩm giá, khí phách người Hà Nội

Trưng bày cũng giới thiệu cuộc sống của các phi công Mỹ trong Trại tạm giam Hỏa Lò cùng mong muốn chấm dứt chiến tranh để trở về với gia đình; câu chuyện về những ngày trao trả phi công Mỹ cách đây 50 năm (1973 - 2023). Những nỗ lực chung của Chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh cùng với sự nỗ lực của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động ngoại giao nhân dân, đặc biệt là các cựu chiến binh đã góp phần nối lại quan hệ giữa hai nước.

Theo đó, trưng bày chuyên đề “Thang âm cuộc chiến” được thể hiện qua 3 nội dung: Khúc ca chiến thắng, Dòng ký ức và Chung tay hàn gắn.

Là người đến tham quan trưng bày, em Nguyễn Minh Hồng Anh, sinh viên Trường Đại học Anh Quốc tại Việt Nam không khỏi xúc động khi chứng kiến sự tan hoang, đổ nát của một góc Bệnh viện Bạch Mai sau trận ném bom rải thảm của máy bay B-52 vào 4 giờ sáng, ngày 22/12/1972 được tái hiện lại, nhằm thể hiện phần nào những nỗ lực của các y, bác sĩ tìm kiếm, cứu chữa các nạn nhân.

Hào hùng “Điện Biên Phủ trên không”
Du khách tham quan khu trưng bày.

Nguyễn Minh Hồng Anh cho biết: “Tại buổi giới thiệu trưng bày “Thang âm cuộc chiến”, em đã được gặp gỡ 2 nhân chứng lịch sử, khách mời là Đại tá Nghiêm Đình Tích, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Đài trưởng đài Radar P35, Đại đội 45, Trung đoàn Radar 291, Quân chủng Phòng không Không quân và ông Nguyễn Văn Hùng, Pháo thủ số 1, Trung đội tự vệ Nhà máy Cơ khí Lương Yên, người tham gia bắn rơi 1 máy bay F111, tối 22/12/1972. Ngoài ra, em còn được tham gia trải nghiệm mô hình lớp học thời chiến với mái rơm, bàn ghế gỗ, đèn dầu cùng mũ rơm và túi cứu thương… những vật dụng quen thuộc mà mỗi học sinh thời chiến đều mang theo mỗi khi tới lớp”.

Đứng trước nguy cơ chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ở miền Nam bị phá sản, Nhà Trắng và Lầu Năm Góc huy động ồ ạt lực lượng Không quân và Hải quân Mỹ leo thang phá hoại miền Bắc. Chiến dịch Linebacker II là cuộc tập kích chiến lược của lực lượng Không quân và Hải quân Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng và nhiều tỉnh miền Bắc Việt Nam. Các vị trí quân sự, đầu mối giao thông, nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ thậm chí những công trình phúc lợi như bệnh viện, trường học, nhà ga, những khu phố đông dân cư đều trở thành mục tiêu của bom Mỹ. Sau những trận bom rải thảm là hàng trăm người dân vô tội bị sát hại, hàng ngàn ngôi nhà và nhiều công trình xã hội bị hỏng hoặc bị phá huỷ hoàn toàn.

Trong 12 ngày đêm (18/12 - 30/12/1972), quân và dân miền Bắc trong đó có Hà Nội đã kiên cường chiến đấu, đánh trả cuộc tập kích chiến lược của quân đội Mỹ. Dưới mưa bom bão đạn, các lực lượng vũ trang mà nòng cốt là Quân chủng Phòng không Không quân đã chủ động, sáng tạo cùng nhân dân Thủ đô phát huy sức mạnh đánh địch. Bám trụ trận địa, những người con quả cảm vẫn bền gan, vững chí, quyết tâm tiêu diệt máy bay địch, làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không” lẫy lừng, đập tan cuộc tập kích chiến lược đường không quy mô lớn nhất của quân đội Mỹ.

Một số câu chuyện, lời kể và phỏng vấn của các nhân chứng lịch sử được thể hiện trên trưng bày như: Trung tướng Lê Văn Tri, nguyên Tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân; Trung tướng Nguyễn Đức Soát, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong việc chuẩn bị chiến đấu với máy bay B52;Thượng úy Phạm Tuân, phi công đầu tiên của Không quân Việt Nam sử dụng máy bay MiG-21 bắn rơi máy bay B52 và trở về sân bay an toàn đêm ngày 27/12/1972…

Với tinh thần “sơ tán cũng là đánh địch”, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố, nhân dân Thủ đô khẩn trương sơ tán về các vùng ngoại thành. Hàng trăm phương tiện giao thông được huy động, hàng vạn gia đình hối hả rời khỏi nội thành... Ở những nơi sơ tán, người dân Hà Nội và người dân địa phương chia ngọt sẻ bùi, cùng nhau tăng gia sản xuất, ổn định cuộc sống. Dưới những hầm, hào trú ẩn, tiếng học bài vẫn vang lên rộn ràng.

Trong hoàn cảnh đất nước còn chiến tranh, cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn nhưng Chính phủ Việt Nam vẫn nỗ lực tạo điều kiện chăm sóc y tế, sinh hoạt thể chất, văn hoá, tôn giáo cho phi công Mỹ bị bắt giam trong Trại giam Hỏa Lò và các trại tạm giam khác ở miền Bắc. Hằng tháng, phi công Mỹ được viết thư gửi về gia đình. Dịp Giáng sinh và đón năm mới, phi công Mỹ được tham gia chuẩn bị đón mừng ngày lễ và gửi những lời chúc tốt lành về gia đình. Đây cũng là dịp phi công Mỹ nhận được nhiều thư và quà từ gia đình gửi sang.

Trưng bày cũng giới thiệu một số bức thư và tranh vẽ của một số phi công Mỹ từng bị tạm giam tại Trại giam Hỏa Lò và một số trại giam khác như: Thư của Đại úy Hải quân Robert Deane Woods viết gửi gia đình, được đọc, thu âm và phát trên Đài Tiếng nói Việt Nam nhân dịp Giáng sinh năm 1970; tranh “Giáng sinh đầu tiên”, Trung tá Không quân Hervey Studdifort Stockman vẽ trong thời gian bị giam tại Trại giam Hỏa Lò, năm 1970.

Theo nội dung của Hiệp định Paris, toàn bộ phi công Mỹ trong các trại tạm giam ở miền Bắc Việt Nam được tập trung về Trại giam Hỏa Lò để trao trả cho Chính phủ Hoa Kỳ. Đợt trao trả đầu tiên được thực hiện vào ngày 12/2/1973 tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội. Các đợt tiếp theo diễn ra vào ngày 18/2, ngày 4/3 và 14/3/1973. Vào hồi 15giờ 20 phút ngày 29/3/1973, Chính phủ Việt Nam đã hoàn tất việc trao trả toàn bộ phi công Mỹ.

Sau khi giải phóng đất nước, tháng 9/1988, Chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ bắt đầu hợp tác triển khai việc tìm hài cốt quân nhân Mỹ mất tích, khắc phục hậu quả bom mìn, giúp đỡ các nạn nhân chiến tranh… nhằm xoa dịu những nỗi đau thời chiến. Nửa thế kỷ đã trôi qua, nhiều cựu chiến binh Mỹ đã trở lại Việt Nam, thăm lại chiến trường xưa và thăm Di tích Nhà tù Hỏa Lò, để nhớ về một phần ký ức trong cuộc đời binh nghiệp.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 4 đồng, hiện ở mức 24.328 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,04%, xuống mức 108,04.
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng

Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng

(LĐTĐ) Yeah1 - nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2024 với lợi nhuận sau thuế tăng trưởng ấn tượng 378% so với năm 2023.
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà

Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà

(LĐTĐ) Trận đấu Brighton vs Everton sẽ diễn ra vào lúc 22h00 ngày 25/1, trong khuôn khổ vòng 23 Premier League 2024/25. Nhận định trước trận đấu này, phần thắng nghiêng hẳn về phía đội chủ nhà, và nếu họ có được 3 điểm, đó cũng không phải là điều ngạc nhiên.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 24/1, khu vực Hà Nội, nhiều mây, mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng. Gió nhẹ.
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua

Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua

(LĐTĐ) Trận đấu giữa Wolves vs Arsenal trong khuôn khổ Premier League sẽ diễn ra vào lúc 22h00 ngày 25/1. Ở trận đấu này, Pháo thủ buộc phải thắng nếu như muốn tiếp tục cuộc đua vô địch ở Premier League mùa này.
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ

Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), giá vàng thế giới có lúc giảm về 2.738 USD/ounce.
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.

Tin khác

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động văn hóa đọc.
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Sáng 22/1, tại Khu Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã diễn ra Lễ "Tống cựu nghinh tân" trong không khí trang nghiêm và đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Thăng Long 2025" với điểm nhấn là màn trình diễn của 2025 drone hỏa thuật lớn nhất thế giới từ trước tới nay hứa hẹn sẽ mang tới cho nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung một món quà chào xuân đặc biệt ý nghĩa.
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

(LĐTĐ) Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tổ chức trưng bày chuyên đề "Bia đá kể chuyện" tại Khu Vườn bia Tiến sĩ. Sự kiện này còn mang ý nghĩa đặc biệt khi hướng tới dịp kỷ niệm 950 năm khoa thi Nho học đầu tiên của Việt Nam (1075 - 2025).
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Tại Hoàng thành Thăng Long, chuỗi hoạt động Tết sẽ diễn ra từ ngày 20/1/2025 (21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến ngày 6/2/2025 (mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều nội dung đặc sắc.
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, những năm gần đây, lĩnh vực kinh tế đêm tại thành phố Biên Hòa có bước phát triển, nổi bật là hoạt động dịch vụ giải trí, ẩm thực, chợ đêm, phố đi bộ. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Xem thêm
Phiên bản di động