Triển vọng từ xuất khẩu lao động
Giảm dần những thị trường rủi ro | |
Hà Nội: Giải quyết việc làm vượt chỉ tiêu, góp phần hiệu quả giảm nghèo |
Theo ước tính, Việt Nam hiện có trên 500.000 lao động đang làm việc trong 30 ngành công nghiệp khác nhau ở 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, bình quân mỗi năm gửi về nước khoảng 2,5 tỷ USD. Kết thúc năm 2018, ghi nhận kỷ lục là năm thứ năm liên tiếp số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vượt ngưỡng 100.000 lao động/năm.
Lao động Việt Nam tham gia kỳ thi tiếng Hàn, tranh “vé” đi làm việc tại Hàn Quốc. |
Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước, năm 2018, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 142.860 lao động, vượt 30% so với kế hoạch năm (kế hoạch năm 2018 đưa 110.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài), tăng 6% so với năm 2017. Trong đó, thị trường đứng đầu về lượng tiếp nhận có thể kể đến: Nhật Bản: 68.737 lao động, Đài Loan: 60.369 lao động, Hàn Quốc: 6.538 lao động...
Anh Nguyễn Tiến Đạt (huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình), đầu năm 2018 đã quyết định chấm dứt hợp đồng làm việc với một doanh nghiệp của Nhật Bản tại Việt Nam, sang làm việc tại thành phố Sendai, tỉnh Miyagi, Nhật Bản cho biết: Điều kiện và môi trường làm việc bên này khá tốt, công việc làm theo giờ hành chính (8 giờ/ngày) đem lại thu nhập gấp bốn lần làm việc cho doanh nghiệp Nhật Bản ở trong nước (hơn 40 triệu đồng/tháng). “Hiện, nhu cầu lao động tại các ngành nghề tại Nhật Bản khá cao, thị trường Nhật Bản luôn sẵn việc, chỉ “chờ” lao động Việt có tay nghề, trình độ và tiếng Nhật”, anh Đạt chia sẻ.
Với những triển vọng sáng sủa từ thị trường việc làm ngoài nước, sự gia tăng số lượng lao động Việt Nam làm việc ở các thị trường nước ngoài với việc làm ổn định, thu nhập cao đã góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong số những nước có lượng kiều hối lớn từ người lao động ở nước ngoài gửi về. Năm 2019, xuất khẩu lao động tiếp tục được xác định là kênh giải quyết việc làm hiệu quả, không chỉ mang lại lợi ích to lớn về kinh tế, mà còn góp phần đảm bảo an sinh xã hội bền vững. |
Cũng theo anh Đạt, điều khiến anh tâm đắc nhất là do gần 100% nhân viên công ty là người Nhật, được “làm việc trong môi trường Nhật” nên tính nghiêm khắc, kỷ luật lao động rất cao, cách xử lý công việc rất khoa học, khiến lao động Việt Nam học hỏi được rất nhiều. Cùng chung tâm lý như anh Đạt, hiện, Nhật Bản là một trong những thị trường có điều kiện việc làm và thu nhập tốt, được người lao động Việt Nam ưa thích.
Tính đến nay, Việt Nam đã đưa được gần 200.000 lao động sang tu nghiệp và thực tập tại Nhật Bản. Số lượng thực tập sinh hàng năm gia tăng nhanh chóng. Nếu như năm 2013, lần đầu tiên thực tập sinh được phái cử sang Nhật Bản vượt ngưỡng 10.000 người/năm, thì hết năm 2018, tổng số thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản đã khoảng 130.000 người. Với kết quả trên, Việt Nam vượt qua Trung Quốc, trở thành nước có số lượng phái cử hàng năm và số thực tập sinh thực tập tại Nhật Bản đông nhất trong số 15 quốc gia phái cử.
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, năm 2019, số lượng lao động đi làm việc ở Nhật Bản sẽ còn tăng mạnh và nhanh hơn khi Chính sách mới của Nhật Bản về việc tiếp nhận người lao động nước ngoài với tư cách “kỹ năng đặc biệt” được Quốc hội Nhật Bản thông qua ngày 8/12/2018. Dự kiến, sau khi Dự thảo Luật được thông qua sẽ có các thông tin cụ thể về cơ chế tiếp nhận mới vào khoảng tháng 1/2019 và hướng tới bắt đầu triển khai từ tháng 4/2019.
Với dự thảo luật mới này, Nhật Bản ước tính sẽ tiếp nhận 345.000 lao động nước ngoài trong 5 năm tới. Theo nội dung trong luật, trước mắt, Nhật Bản sẽ tiếp nhận lao động nước ngoài trong 14 ngành nghề: Xây dựng, đóng tàu/công nghiệp tàu thủy, nông nghiệp, hộ lý, lưu trú, sản xuất thực phẩm/ đồ uống, nhà hàng, ngư nghiệp, vệ sinh tòa nhà, công nghiệp rèn đúc, công nghiệp điện/điện tử/thông tin, bảo dưỡng/sửa chữa ôtô và hàng không. Đặc biệt, mức lương của lao động người nước ngoài tối thiểu bằng mức lương của người lao động Nhật ở cùng vị trí và được ghi rõ trong hợp đồng ký kết với người lao động. Đây sẽ là cơ hội việc làm sáng sủa dành cho lao động Việt Nam.
Không riêng thị trường Nhật Bản, một số thị trường truyền thống khác như Đài Loan, Hàn Quốc có nhu cầu tiếp nhận số lượng lớn lao động từ Việt Nam. Trở lại đất nước Hàn Quốc lần thứ hai theo diện dành cho lao động về nước đúng thời hạn, anh Nguyễn Văn Châu (Hải Hậu, Nam Định) khẳng định: Hàn Quốc là một thị trường rất phù hợp đối với lao động Việt Nam về mọi ngành nghề và đặc biệt mức thu nhập khá ổn định. Lao động Việt Nam tại Hàn Quốc vẫn được đánh giá cao về sự chăm chỉ, cần cù, làm việc có trách nhiệm.
Nhận xét về cơ hội việc làm và nguồn kinh tế mang lại từ việc làm ngoài nước, ông Nguyễn Gia Liêm - Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước khẳng định: Thu nhập từ hoạt động xuất khẩu lao động của người lao động đã góp phần cải thiện đời sống cho gia đình của người lao động, giúp nhiều gia đình có cuộc sống ấm no, khá giả hơn.
Hơn thế nữa, nhiều lao động Việt Nam sau khi về nước đã trở thành các nhà đầu tư và chủ doanh nghiệp, tạo việc làm cho một bộ phận lao động khác, đóng góp vào sự phát triển và ổn định kinh tế xã hội. Và đúng như nhận định của nhiều lao động Việt, xuất khẩu lao động còn là cơ hội để tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến từ nước ngoài về Việt Nam, giúp đội ngũ lao động Việt nâng cao tay nghề, rèn luyện ý thức, tác phong công nghiệp, nâng tầm chất lượng lao động Việt, đáp ứng đòi hỏi của cách mạng công nghiệp 4.0.
Với những triển vọng sáng sủa từ thị trường việc làm ngoài nước, sự gia tăng số lượng lao động Việt Nam làm việc ở các thị trường nước ngoài với việc làm ổn định, thu nhập cao đã góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong số những nước có lượng kiều hối lớn từ người lao động ở nước ngoài gửi về. Năm 2019, xuất khẩu lao động tiếp tục được xác định là kênh giải quyết việc làm hiệu quả, không chỉ mang lại lợi ích to lớn về kinh tế, mà còn góp phần đảm bảo an sinh xã hội bền vững.
Ngọc Lan
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Hà Nội: Gần 13.000 người sẽ được đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng
Việc làm 23/01/2025 17:03
Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết
Việc làm 23/01/2025 16:12
Cận Tết, nhu cầu tuyển dụng ngành dịch vụ tăng nhanh
Việc làm 18/01/2025 20:42
Hà Nội phấn đấu năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%
Việc làm 15/01/2025 15:44
Nghệ An tổ chức "Ngày hội việc làm" năm 2025 trong ngày 8/2
Việc làm 10/01/2025 18:39
Giảm tỷ lệ thất nghiệp của cả nước
Việc làm 10/01/2025 11:26
Sát Tết thợ vệ sinh nhà cửa tất bật làm quên ngày nghỉ
Việc làm 05/01/2025 15:50
Môi giới bất động sản không được đơn phương hành nghề
Việc làm 05/01/2025 15:50
Đồng bộ giải pháp phát triển thị trường lao động
Việc làm 31/12/2024 08:15
TP.HCM: Hơn 41% lao động tìm kiếm mức lương từ 10-15 triệu đồng/tháng
Việc làm 29/12/2024 16:24