Triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng, chống cúm gia cầm
Trước đó, theo thông tin của Bộ Y tế, trong tháng 10/2022 đã có 1 trường hợp người nhiễm vi rút cúm gia cầm, chủng A (H5) tại tỉnh Phú Thọ, sau hơn 8 năm Việt Nam không có trường hợp người tử vong hoặc nhiễm vi rút cúm A (H5); nâng tổng số người nhiễm vi rút cúm gia cầm A (H5) tại Việt Nam lên 128 trường hợp trong giai đoạn từ năm 2003 đến tháng 10/2022.
Riêng trên địa bàn thành phố Hà Nội, tính đến cuối tháng 10/2022, bệnh cúm gia cầm đã xảy ra tại một số hộ tại 3 huyện (Ba Vì, Phúc Thọ, Phú Xuyên), tổng số gia cầm buộc phải tiêu hủy là 16.397 con.
Các địa phương cần tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia cầm (Ảnh minh họa). |
Để chủ động phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm kịp thời, hiệu quả, UBND huyện Thạch Thất yêu cầu UBND các xã, thị trấn, các ngành, thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm huyện triển khai quyết liệt, đồng bộ giải pháp.
Trong đó tập trung chỉ đạo tổ chức tiêm vắcxin phòng bệnh cúm gia cầm, bảo đảm tỉ lệ đạt trên 80% tổng đàn gia cầm tại thời điểm tiêm; thường xuyên rà soát, tiêm phòng bổ sung cho đàn gia cầm mới phát sinh và chưa được tiêm phòng.
Chủ động giám sát dịch bệnh, nhất là tại các khu vực có ổ dịch cũ, những nơi có nguy cơ cao nhằm phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý dứt điểm ngay khi dịch bệnh được phát hiện; xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, không chủ động khai báo.
Tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, không để động vật, sản phẩm động vật mang mầm bệnh vào địa phương. Tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật. Quyết liệt ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép trên địa bàn quản lý.
Đồng thời, làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi chủ động thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng bệnh là chính, áp dụng nghiêm các biện pháp kỹ thuật trong chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh, sát trùng phòng bệnh; bổ sung chất dinh dưỡng, khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho đàn gia súc, gia cầm; không vứt xác gia cầm chết ra ngoài môi trường.
Để phòng chống cúm lây từ gia cầm sang người, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cũng khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp: 1. Không giết, mổ, sử dụng gia cầm ốm, chết không rõ nguyên nhân. 2. Không buôn bán, sử dụng thịt, trứng và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc. 3. Không ăn tiết canh, không ăn thịt, trứng gia cầm chưa được chế biến kỹ. 4. Khi phát hiện có gia cầm ốm, chết phải báo kịp thời cho chính quyền địa phương. 5. Nếu xuất hiện các biểu hiện cúm có liên quan đến tiếp xúc với gia cầm, đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Du Xuân miền Tây, trải nghiệm thú vị những ngày đầu năm
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Quy định mới về giá điện từ tháng 2
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Tin khác
8 ngày nghỉ Tết, số ca cấp cứu nghi do tai nạn giao thông giảm
Y tế 02/02/2025 16:15
10 lưu ý giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát tốt đường huyết trong dịp Tết
Y tế 31/01/2025 10:59
Khoảnh khắc chào đón những em bé đầu tiên chào đời trong năm Ất Tỵ 2025
Y tế 29/01/2025 18:23
Xuân yêu thương của những “chiến sĩ” mặc áo blouse trắng
Y tế 29/01/2025 00:07
247 ca cấp cứu do ngộ độc thức ăn, bia rượu trong 3 ngày nghỉ Tết
Y tế 28/01/2025 12:54
Cảnh báo những tai nạn thương tích ở trẻ em ngày Tết
Y tế 28/01/2025 12:00
Thủ tướng chúc Tết, kiểm tra công tác ứng trực Tết tại Bệnh viện Phổi Trung ương
Y tế 27/01/2025 22:35
Ngành Y tế Thủ đô: Sẵn sàng ứng trực cấp cứu, điều trị bệnh nhân dịp Tết
Y tế 27/01/2025 11:18
Xuân yêu thương đến với bệnh nhân đón Tết trong bệnh viện
Y tế 26/01/2025 08:59
Kiểm tra việc cung ứng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán tại Hà Nội
Y tế 26/01/2025 06:02