Trên 55 % vụ tai nạn lao động có nguyên nhân từ người sử dụng lao động
Quy định mới về bồi thường tai nạn lao động | |
Chỉ có khoảng 10% DN báo cáo về tai nạn lao động |
Ông Hà Tất Thắng |
PV: Thưa ông, trước tính cấp bách của vấn đề an toàn, vệ sinh lao động, ngày 25/6/2015, Quốc hội đã ban hành Văn bản số 84/2015/QH13 Luật An toàn, vệ sinh lao động. Ông có thể giới thiệu một số nội dung cơ bản và điểm mới quan trọng của luật mới này với bạn đọc?
Ông Hà Tất Thắng: Với 88,87% ý kiến tán thành trên tổng số 448 đại biểu tham gia biểu quyết, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) vào cuối phiên họp sáng 25/6/2015. Luật gồm 7 chương, 93 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2016.
Luật quy định việc bảo đảm ATVSLĐ; chính sách, chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác ATVSLĐ và quản lý nhà nước về ATVSLĐ.
Chương 1 có 12 điều quy định rõ quyền và nghĩa vụ về ATVSLĐ của người lao động, người sử dụng lao động, quyền và trách nhiệm của các tổ chức xã hội, đặc biệt là tổ chức Công đoàn. Chương 2 từ điều 13 đến điều 33 nêu rõ các biện pháp phòng, chống, các yếu tố nguy hiểm, có hại cho người lao động. Chương 3 từ điều 34 đến điều 62 quy định các biện pháp xử lý sự cố kỹ thuật gây mất ATVSLĐ và TNLĐ, bệnh nghề nghiệp. Chương 4 từ điều 63 đến điều 70 quy định việc đảm bảo ATVSLĐ với lao động đặc thù. Chương 5 từ điều 71 đến điều 81 quy định đảm bảo ATVSLĐ đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh. Chương 6 từ điều 82 đến điều 91 quy định công tác quản lý nhà nước về ATVSLĐ. Chương 7 gồm 2 điều 92, 93 quy định về các điều khoản thi hành.
So với quy định về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Bộ luật Lao động năm 2012, Luật ATVSLĐ quy định rộng hơn, bao quát hơn và cụ thể hơn các hoạt động về ATVSLĐ. Ngoài các quy định trong việc bảo đảm ATVSLĐ, phạm vi điều chỉnh của luật còn bao gồm cả các quy định về tổ chức quản lý công tác ATVSLĐ trong cơ sở sản xuất, kinh doanh, chính sách, chế độ đối với người bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp... Công tác ATVSLĐ liên quan đến tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động lao động, sản xuất, cụ thể:
- Về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng: mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với tất cả các tổ chức cá nhân có liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động; mở rộng đối tượng áp dụng đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động;
TNLĐ ở các công trường xây dựng còn nhiều |
- Quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động, người lao động (tại Bộ luật Lao động chỉ quy định cụ thể nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động về an toàn, vệ sinh lao động tại điều 138);
- Quy định việc tham gia bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện của người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động;
- Quy định cụ thể quyền, trách nhiệm về an toàn, vệ sinh lao động của tổ chức Công đoàn, Hội nông dân Việt Nam, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các thành viên của mặt trận và các tổ chức xã hội khác;
- Quy định khuyến khích người sử dụng lao động tổ chức cho người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và người lao động có sức khỏe kém được điều dưỡng phục hồi sức khỏe;
- Quy định cụ thể việc khai báo, điều tra, báo cáo sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động;
- Quy định mức đóng linh hoạt của người sử dụng lao động vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tối đa 1% trên tổng quỹ lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động;
- Bổ sung thêm hai nội dung chi từ quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc; hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Bổ sung một số qui định chi tiết về tổ chức hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cấp tỉnh; về thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động…
PV: Năm 2015 đã đi qua hơn một nửa, tình hình ATVSLĐ vẫn còn nhiều vấn đề nổi cộm, ông có thể cho biết một số việc cần làm từ nay đến cuối năm?
Ông Hà Tất Thắng: Theo báo cáo của 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, trong 6 tháng đầu năm 2015 cả nước đã xảy ra 3.416 vụ TNLĐ làm 3.499 người bị nạn, 277 người chết, 680 người người bị thương nặng. Thiệt hại về vật chất do tai nạn lao động xảy ra trong 6 tháng đầu năm 2015 (chi phí tiền thuốc men, mai táng, tiền bồi thường cho gia đình người chết và những người bị thương,...) là 38,85 tỷ đồng, thiệt hại về tài sản là 2,4 tỷ đồng. Tổng số ngày nghỉ do tai nạn lao động lên đến 43.953 ngày.
Một số vụ TNLĐ nghiêm trọng phải kể đến vụ tai nạn do sập giàn giáo ngày 25/3/2015 làm 13 người chết, 29 người bị thương tại công trường thi công sản xuất và lắp đặt thùng chìm trọng lực cảng Sơn Dương của Công ty Sam Sung tại dự án Formusa khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh. Hay vụ tai nạn do tụt đổ lò ngày 20/5/2015 làm 2 người chết tại XN khai thác và kinh doanh than Đông Triều, Tp Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Vụ tai nạn do nổ lò sinh khí ngày 08/3/2015 làm 2 người chết tại Công ty cổ phần gốm màu Hoàng Hà, xã Kim Sơn, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh...
Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh xảy ra nhiều TNLĐ chết người là xây dựng chiếm 30,4% tổng số vụ tai nạn và 37,8% tổng số người chết; sản xuất vật liệu xây dựng chiếm 8,7% tổng số vụ tai nạn và 7,6% tổng số người chết; cơ khí chế tạo chiếm 8,7 % tổng số vụ và 7,6% tổng số người chết; sản xuất kinh doanh điện chiếm 7,6% tổng số vụ và 6,6% tổng số người chết. Lĩnh vực khai thác khoáng sản chiếm 6,5% tổng số vụ và 6,6% tổng số người chết.
Phân tích về các yếu tố chấn thương chủ yếu làm chết người thì do ngã, rơi từ trên cao (chiếm 26,1% tổng số vụ); tai nạn giao thông (chiếm 20,64% tổng số vụ); vật rơi, đổ sập (chiếm 18,5% tổng); điện giật (chiếm 13% tổng số vụ); còn lại là do các yếu tố khác như máy, thiết bị cán, kẹp, cuốn...
Để chủ động phòng ngừa và hạn chế TNLĐ trong thời gian tới, Bộ LĐTB&XH đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó chú trọng tăng cường thanh, kiểm tra các doanh nghiệp và thực hiện 6 giải pháp cụ thể sau:
Các bộ, ngành chủ động kiểm tra công tác ATVSLĐ đối với các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý; Phối hợp với Bộ ĐTB&XH thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý có nhiều nguy cơ xảy ra TNLĐ, sự cố nghiêm trọng; đặc biệt là các công trình xây dựng trọng điểm, tiếp giáp với khu dân cư, đông người qua lại. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng tại địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định ATVSLĐ của các doanh nghiệp trên địa bàn, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có nhiều nguy cơ TNLĐ; chú ý đến hoạt động xây dựng nội quy, quy trình biện pháp làm việc an toàn, công tác huấn luyện ATVSLĐ tại doanh nghiệp; tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật ATVSLĐ, đặc biệt Luật ATVSLĐ mới được Quốc hội thông qua. Các doanh nghiệp tăng cường triển khai công tác ATVSLĐ, chú trọng đến các hoạt động tự kiểm tra tại doanh nghiệp, phòng ngừa TNLĐ do ngã cao, vật rơi, đổ sập, điện giật; tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động.
Phòng Thương mại và Công nghiệp VN, Liên minh Hợp tác xã VN tuyên truyền vận động người sử dụng lao động quan tâm, chú ý việc xây dựng nội quy, quy trình, biện pháp làm việc đảm bảo ATVSLĐ, cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc; tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật ATVSLĐ cho các hội viên. Tổng Liên đoàn LĐVN tăng cường tuyên truyền, vận động người lao động chấp hành tốt các nội quy, quy trình làm việc an toàn; sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động được trang bị nhằm hạn chế đến mức thấp TNLĐ, bảo đảm an toàn, sức khoẻ và tính mạng cho người lao động. Triển khai thực hiện tốt các hoạt động của Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ năm 2015 nhằm đạt các mục tiêu của Chương trình Quốc gia ATVSLĐ giai đoạn 2011 - 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
PV: Thưa ông, so với 6 tháng đầu năm 2014, số vụ TNLĐ có giảm 38 vụ (giảm 1,1%), tổng số nạn nhân giảm 6 người (giảm 0,17%), số người chết vì TNLĐ giảm 3 người (giảm 1,07%), nhưng theo ông, đâu là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến TNLĐ chết người?
Ông Hà Tất Thắng: Qua phân tích các vụ TNLĐ cho thấy, hầu hết nguyên nhân các vụ TNLĐ xảy ra là do NSDLĐ, NLĐ còn xem nhẹ việc chấp hành các quy định về ATVSLĐ-PCCN; sự cẩu thả, thiếu kiểm tra, giám sát, thiếu trách nhiệm và không chấp hành đúng nội quy, quy trình làm việc của cả NSDLĐ và NLĐ là một trong nguyên nhân chủ yếu gây ra các vụ TNLĐ nghiêm trọng. Theo báo cáo 6 tháng đầu năm 2015 thì: Nguyên nhân để xảy ra TNLĐ chết người do người sử dụng lao động chiếm hơn 55%, trong đó người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn chiếm 26,1% tổng số vụ; người sử dụng lao động không huấn luyện an toàn lao động cho người lao động chiếm 12%; thiết bị không đảm bảo an toàn lao động chiếm 10,9% ; do tổ chức lao động chiếm 7,6%. Nguyên nhân từ phía người lao động chiếm hơn 17 %, trong đó chủ yếu là do vi phạm quy trình, nội quy an toàn lao động chiếm 13% tổng số vụ; không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân chiếm 4,1% tổng số vụ.
Bên cạnh đó cũng có nguyên nhân từ phía các cơ quan quản lý nhà nước: Việc ban hành các qui định, văn bản pháp luật từ luật, nghị định, thông tư đến các tiêu chuẩn, qui chuẩn pháp luật về ATLĐ hiện nay là tương đối đầy đủ nhưng còn chồng chéo, phân tán, thiếu chi tiết trong các qui định về ATVSLĐ trong các chuyên ngành; một số tiêu chuẩn, qui chuẩn kỹ thuật đã cũ, lạc hậu không phù hợp với sự phát triển của khoa học, công nghệ; công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý sai phạm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa được thực hiện thường xuyên, kịp thời, nghiêm minh; cơ chế, chế tài, các mức xử phạt vẫn còn nhẹ nên chưa đủ sức răn đe các chủ thể.
PV: Xin cảm ơn ông
Hồ Thu (Thực hiện)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Đảm bảo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động ngành Thoát nước Hà Nội
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Tin khác
Doanh nghiệp tặng quà Tết là hàng chục xe máy cho người lao động
Đời sống 19/01/2025 08:23
Đảm bảo chi trả đầy đủ tiền lương, thưởng Tết cho người lao động
Đời sống 16/01/2025 06:06
Quà Tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?
Đời sống 10/01/2025 11:09
Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết
Đời sống 08/01/2025 17:40
Mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất trên 1,9 tỷ đồng
Đời sống 08/01/2025 17:33
Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương
Đời sống 06/01/2025 06:37
Cả nước có trên 3,8 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội
Đời sống 04/01/2025 11:43
Hà Nội: Mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều
Đời sống 02/01/2025 12:16
Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết trong năm 2025?
Đời sống 01/01/2025 22:36
Cải thiện điều kiện sống cho người lao động nhập cư tại Hà Nội
Đời sống 31/12/2024 13:49