Trên 279.000 TS không đăng ký xét tuyển vào ĐH, CĐ: Nhiều con đường dẫn đến thành công
Trường ĐH Ngoại thương công bố quy định tuyển thẳng | |
Từ 1-8, chính thức xét tuyển ĐH, CĐ 2015 | |
Chính thức bỏ quy định liên thông chính quy phải thi chung với ĐH,CĐ |
Cả trường chỉ có một học sinh xét tuyển ĐH
Thống kê từ Cục Khảo thí & Kiểm định chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho thấy, cả nước có trên một triệu thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi THPT quốc gia, trong đó có 279.001 thí sinh đăng ký thi chỉ để xét tốt nghiệp.
Theo ghi nhận của PV, tại một số địa phương số thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia chỉ để xét tốt nghiệp THPT mà không có ý định xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ khá nhiều.
Băn khoăn chọn ngành, nghề. |
Tại Nghệ An có 37 nghìn thí sinh nộp hồ sơ dự thi THPT quốc gia thì có tới 1/3 số thí sinh dự thi chỉ với nguyện vọng xét tốt nghiệp THPT. Tại Lai Châu, con số này là gần 2 nghìn thí sinh trên tổng số hơn 3 nghìn thí sinh nộp hồ sơ đăng ký thi THPT quốc gia. Tại Cao Bằng, tổng số thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia là gần 6 nghìn nhưng có tới gần một nửa thí sinh dự thi chỉ để xét tốt nghiệp THPT.
Đáng lưu ý, tại Thanh Hóa, nhiều trường trên địa bàn không có thí sinh đăng ký dự thi, xét tuyển vào ĐH, CĐ. Cụ thể như các trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX) Thạch Thành, Quảng Xương, Nông Cống, Hậu Lộc… không có thí sinh đăng ký dự thi, xét tuyển vào ĐH, CĐ.
Ngoài ra, cũng có nhiều trường chỉ có một thí sinh đăng ký dự thi xét tuyển ĐH, CĐ như: Trường THPT Nguyễn Huệ, Trung tâm GDTX Quan Hóa, Trung tâm GDTX Thường Xuân, Trung tâm GDTX Như Thanh…
Học sinh “từ chối” xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ không chỉ xảy ở các tỉnh miền núi, tại Hà Nội con số này cũng lên đến gần 12 nghìn trên tổng số 84 nghìn hồ sơ đăng ký dự thi. Cũng theo thống kê của Bộ GD&ĐT, số thí sinh chọn môn thi tự chọn ở các thành phố chiếm tỷ lệ lớn là các môn tự nhiên, còn thí sinh ở các tỉnh miền núi thì chủ yếu là chọn các môn xã hội.
Loại bỏ tâm lý chuộng bằng cấp
GS Nguyễn Minh Đường, Ủy viên Hội đồng Quốc gia giáo dục và Phát triển nhân lực của Chính phủ cho rằng, tình trạng cử nhân thất nghiệp hiện nay do chất lượng đào tạo chưa tương xứng. Trong khi đó, tâm lý xã hội trọng thầy khinh thợ và do chúng ta hướng nghiệp cho học sinh phổ thông chưa tốt nên các em chỉ muốn học đại học mà không muốn học nghề. “Nhiều gia đình, học sinh vẫn nặng tâm lý chuộng bằng cấp. Họ quan tâm đến một tấm bằng “đẹp” chứ ít quan tâm đến năng lực cũng như khả năng tìm việc làm sau khi tốt nghiệp”, GS Nguyễn Minh Đường lý giải. |
GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng: Đến thời điểm hiện tại chưa thể đánh giá có hơn 279.000 học sinh không đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ là vui hay buồn. Nhiều người có hỏi tôi, vậy số lượng học sinh này đi đâu?. Thực tế thì đâu phải cứ học ĐH, CĐ mới có việc làm. Các em có thể đăng ký đào tạo ở các trường nghề hoặc đi làm ở các công ty, cơ quan.
“Với thống kê của Cục Khảo thí & Kiểm định chất lượng cho thấy, đã có dự báo tư tưởng phân luồng vào ĐH, CĐ. Đó là sự thay đổi mang tính tích cực đối với học sinh, gia đình và xã hội. Tôi đã đi một số nước nghiên cứu cho thấy họ đã áp dụng điều này từ rất lâu. Ví dụ như ở Đức, họ phân luồng định hướng nghề nghiệp cho con trẻ từ lớp 6, ở Pháp từ lớp 8 và ở Anh từ lớp 11. Nghĩa là họ định hướng cho học sinh sẽ vào trường ĐH gì, học khoa gì, làm việc gì để tập trung vào đó, tránh việc đào tạo tràn lan. Đây là xu thế phát triển của xã hội hiện đại”, GS Phạm Minh Hạc chia sẻ.
Tình trạng thừa thầy thiếu thợ trên thị trường lao động hiện nay dẫn đến xu hướng “liên thông ngược”: Nhiều người đã có bằng ĐH, CĐ đổ xô đi học trung cấp, học nghề để kiếm việc làm. Điển hình như tại Trường Trung cấp Đại Việt, Trường Trung cấp Ánh Sáng, trong số học sinh đăng ký theo học thì có đến hơn 30% người đã tốt nghiệp ĐH, CĐ, thậm chí là thạc sĩ. Lãnh đạo các trường lý giải những người đã tốt nghiệp ĐH, CĐ chưa có việc làm đành quay lại học trung cấp ở những ngành nghề phù hợp, dễ tìm việc làm hơn.
Về vấn đề này, ông Đặng Văn Sáng (Hiệu trưởng Trường Trung cấp Ánh Sáng) đưa ra tính toán, chi phí cho một người học ĐH bình thường không dưới 100 triệu đồng. Bốn năm đèn sách ra trường thất nghiệp rồi lại tiếp tục học một nghề để mưu sinh là sự lãng phí rất lớn. Nhiều người trong số đó đang ôm theo cả một khoản nợ lớn mà chưa biết khi nào mới trả được.
Theo TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng: Từ những con số cụ thể trước kỳ thi Quốc gia 2015 cho thấy học sinh đã lựa chọn định hướng tương lai. Việc số lượng cao học sinh không đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ có thể do điều kiện kinh tế gia đình, do năng lực học của các em.
“Nhà trường phải kịp thời giúp đỡ, định hướng cho mỗi học sinh con đường đúng đắn để bước vào cuộc sống. Cần xây dựng những bài trắc nghiệm tâm lý kết hợp qua các ngành nghề cho các em để công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh sẽ đạt hiệu quả cao. Tránh việc chuộng bằng cấp dẫn đến tình trạng cử nhân thất nghiệp…”, ông Lâm nói.
Cần trình độ trung cấp nhưng vẫn tuyển ĐH Nói về dạy nghề, ĐBQH Nguyễn Thanh Hải, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho hay: Tại các cuộc thi tay nghề ASEAN, đoàn Việt Nam đều đạt thành tích rất cao. Gần đây, cuộc thi năm 2014, đoàn Việt Nam giành giải nhất với 15 huy chương vàng, trong khi Singapore chỉ có 4 huy chương vàng, Thái Lan 3 huy chương vàng. Đây cũng là lần thứ ba đoàn Việt Nam giành giải nhất toàn đoàn. Đi thi thì đạt kết quả rất cao, song có một nghịch lý là năng suất lao động của Việt Nam thuộc nhóm thấp trong khu vực, kém Singapore tới 15 lần và chỉ bằng 2/5 Thái Lan. “Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng mấu chốt là dạy nghề chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn; cơ chế, quy chế về tuyển dụng vừa bất hợp lý vừa thiếu. Có những vị trí trong cơ quan, tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp nhà nước chỉ cần trình độ trung cấp, nhưng quy định tuyển dụng đòi hỏi phải có bằng đại học". |
Trung Nam
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Quy định mới về giá điện từ tháng 2
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Tin khác
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập
Việc làm 02/02/2025 21:10
Đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có chuyển biến tích cực
Việc làm 31/01/2025 18:42
Giải bài toán nguồn nhân lực
Việc làm 30/01/2025 09:16
Hà Nội: Gần 13.000 người sẽ được đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng
Việc làm 23/01/2025 17:03
Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết
Việc làm 23/01/2025 16:12
Cận Tết, nhu cầu tuyển dụng ngành dịch vụ tăng nhanh
Việc làm 18/01/2025 20:42
Hà Nội phấn đấu năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%
Việc làm 15/01/2025 15:44
Nghệ An tổ chức "Ngày hội việc làm" năm 2025 trong ngày 8/2
Việc làm 10/01/2025 18:39
Giảm tỷ lệ thất nghiệp của cả nước
Việc làm 10/01/2025 11:26
Sát Tết thợ vệ sinh nhà cửa tất bật làm quên ngày nghỉ
Việc làm 05/01/2025 15:50