Trẻ bị tiêu chảy: Có nên sử dụng kháng sinh?
Nhiều người bị tiêu chảy do ‘giặc ruồi’ | |
Metro Thăng Long ( Hà Nội) bán mực ống nhiểm khuẩn tiêu chảy | |
Lotteria Hà Nội bán 2 mẫu nước giải khát chứa vi khuẩn gây tiêu chảy |
Theo PGS.TS Trần Minh Điển - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh tiêu chảy do nhiều nguyên nhân, có thể do vi rút hoặc vi khuẩn, là hai nguyên nhân thường gặp nhất.
Vào mùa hè nắng nóng, liên quan đến thức ăn bị ôi thiu, trẻ đi chơi xa, ở nhà một mình… các bà mẹ khó kiểm soát chế độ ăn, do vậy trẻ dễ bị nhiễm độc thức ăn gây tiêu chảy.
Khi trẻ bị tiêu chảy không sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ (Ảnh minh họa) |
Nói về trường hợp trẻ bị tiêu chảy do sử dụng kháng sinh, PGS.TS Điển cho hay, cứ 5 trẻ dùng kháng sinh thì một cháu bị tiêu chảy. Tình trạng này xảy ra với bất kỳ loại kháng sinh nào. Tiêu chảy thường kéo dài 1-7 ngày, bắt đầu giữa ngày thứ 2 và ngày thứ 8 của đợt điều trị. Hiện tượng này cũng có thể xuất hiện ngay ngày đầu tiên và kéo dài vài tuần sau khi ngừng thuốc.
Tuy nhiên, theo lời khuyên của PGS.TS Trần Minh Điền, nếu tiêu chảy nhẹ và sức khỏe bé vẫn ổn định, hãy tiếp tục sử dụng kháng sinh và chăm sóc bé tại nhà; Đồng thời cung cấp đủ nước cho bé, nhưng tuyệt đối không cho uống nước quả hay các đồ uống có gas vì những thứ này có thể làm tiêu chảy trầm trọng hơn.
Bên cạnh đó, thực hiện chế độ ăn bình thường nhưng không cho con ăn các loại đậu hạt vì thực phẩm này có thể sinh nhiều hơi ở ruột. Cũng không nên cho trẻ dùng thực phẩm nhiều gia vị. Cho trẻ ăn chín, uống sôi, đi chơi xa phải có kế hoạch đồ ăn cho trẻ cẩn thận.
Nếu tiêu chảy khiến bé bị hăm quanh hậu môn hoặc vùng đóng bỉm, bạn cần vệ sinh nhẹ nhàng vùng này với nước sạch, lau khô rồi thoa lên đó một lớp vaselin, kem chứa kẽm (Zincofax, Penaten) hoặc các kem chống hăm khác. Nếu sử dụng probiotics phải có chỉ định của bác sĩ.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo, không sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, đặc biệt không cho bé dùng thuốc cầm tiêu chảy như Imodium, trừ trường hợp được bác sĩ yêu cầu. Các thuốc này có thể khiến tình trạng viêm ruột nặng hơn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp
Y tế 09/01/2025 14:58