-->

Trải nghiệm Tết Đoan Ngọ tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long

Ngày 6/6, tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội đã tổ chức Chương trình “Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa” năm nhằm mang đến cho du khách trải nghiệm văn hóa đậm dấu ấn truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Người Hà Nội sắm mâm cỗ đẹp ngất ngây cho Tết Đoan Ngọ Phong tục trong Tết Đoan Ngọ của người Việt Tết Đoan Ngọ trong kinh thành Thăng Long xưa

Dự Chương trình có: Bà Vũ Thu Hà, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội; ông Johnathan Baker, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam; PGS.TS Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam.

Trải nghiệm Tết Đoan Ngọ tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long
Các đại biểu dâng hương tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long.

Phát biểu khai mạc Chương trình, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội Nguyễn Thanh Quang cho biết, trong Chương trình “Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa”, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức hoạt động trưng bày, trải nghiệm văn hóa truyền thống phục vụ du khách tham quan.

Trải nghiệm Tết Đoan Ngọ tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long
Các đại biểu cắt băng khai mạc chương trình “Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa” năm 2024.

Ngoài ra, du khách còn được tìm hiểu những phong tục độc đáo của ngày Tết Đoan Ngọ như tục “giết sâu bọ”, tục đeo bùa ngũ sắc, tục hái thuốc nam đề cao tri thức dân gian dùng thảo mộc chăm sóc sức khỏe con người và trưng bày quạt trong đời sống xưa và nay... thông qua hệ thống trưng bày hiện vật, pano, tranh vẽ diễn giải sẽ mang lại nhiều điều bất ngờ và hấp dẫn.

Trải nghiệm Tết Đoan Ngọ tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long
Hoạt động thể nghiệm tái hiện nghi lễ dâng hương lên các vị tiên đế.

Cũng trong chương trình năm nay, hoạt động thể nghiệm tái hiện nghi lễ tiến phẩm, dâng hương lên các vị tiên đế và nghi lễ Ban quạt trong cung đình Thăng Long tiếp tục được Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Hội Di sản văn hóa Thăng Long, Công ty Ỷ Vân Hiên và Trung tâm bảo tồn phát triển nghệ thuật sân khấu Việt Nam thực hiện.

Du khách cũng sẽ được tặng những món quà độc đáo và trải nghiệm phong tục ẩm thực “giết sâu bọ” của ngày Tết Đoan Ngọ cùng nghệ nhân ẩm thực Ánh Tuyết và thưởng trà cùng nghệ nhân trà Hoàng Anh Sướng. Đây là những hoạt động góp phần gìn giữ phong tục tập quán tốt đẹp của cha ông, khơi nguồn tinh hoa văn hóa dân tộc và giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.

Trải nghiệm Tết Đoan Ngọ tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long
Các đại biểu trải nghiệm phong tục ẩm thực “giết sâu bọ” của ngày Tết Đoan Ngọ cùng nghệ nhân ẩm thực Ánh Tuyết.

Tham dự chương trình, PGS.TS Trần Đức Cường - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đánh giá: “Trong những năm gần đây, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội rất chú trọng công tác nghiên cứu và phát huy giá trị văn hóa phi vật thế, đặc biệt là nghiên cứu những nghi lễ trong cung đình, đã tổ chức các chương trình trưng bày, thể nghiệm các nghi lễ truyền thống nhân các dịp lễ, tết như Tết Nguyên đán, Tết Đoan Ngọ, Tết Trung thu.

Văn hóa phi vật thể trong cung đình chính là nhân tố làm sống lại và giúp di sản “tỏa sáng”, nhất là thu hút khách du lịch. Đây là hướng đi đúng cần tiếp tục phát huy của Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội”.

Trải nghiệm Tết Đoan Ngọ tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long
Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội Nguyễn Thanh Quang phát biểu tại chương trình.

Tết Đoan Ngọ hay còn được gọi là Tết Đoan Dương, thường được tổ chức vào giờ Ngọ, ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch hằng năm. Đây là ngày Tết truyền thống của một số quốc gia Đông Á gồm Việt Nam, Triều Tiên, Đài Loan, Nhật Bản và Trung Quốc. Trong văn hóa cổ truyền Việt Nam, Đoan Ngọ được xem là một trong những dịp lễ tết quan trọng bậc nhất.

“Đoan” có nghĩa là mở đầu, “Ngọ” là khoảng thời gian từ 11 giờ đến 13 giờ, ăn Tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Đoan Ngọ là lúc mặt trời ở gần trái đất nhất. Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được gọi là “Tết giết sâu bọ”. Hiểu đơn giản, đây chính là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng.

Chính vì vậy, ở Việt Nam ta cứ đến ngày mùng 5 tháng 5 hàng năm, từ chốn cung đình hoa lệ, tôn nghiêm cho đến những miền quê mộc mạc đều hân hoan đón Tết Đoan Ngọ. Tết Đoan Ngọ trong cung đình hay ngoài dân gian tuy có những lễ nghi, phong tục khác nhau nhưng đều là dịp con cháu tìm về cội nguồn, nhớ ơn công đức tổ tông và những người có công sinh công dưỡng đối với mỗi người.

Trong cung đình, Tết Đoan Ngọ là lễ thường triều, hoàng đế/nhà vua chịu mệnh trời thực hiện một số nghi lễ như cúng tế các tiên đế, báo hiếu bậc sinh thành, ban yến và ban quạt cho văn võ bá quan, với mong ước ban phúc lành, ban sức khỏe, bình an cho muôn nhà. Tết được các vương triều tổ chức trang trọng với những lễ nghi mang tính cung đình.

Các nguồn sử liệu cho biết, dưới thời Lê Trung hưng, Tết cũng là dịp để nhà vua, hoàng tộc sửa soạn lễ phẩm dâng tiến lên tổ tiên và các bậc sinh thành. Lễ tế tự ở nhà Thái miếu hoàn tất, thì cũng là lúc xa giá nhà vua chính thức lên điện thiết triều. Với nghi thức thường triều, tại điện Cần Chánh, hoàng thân cùng các quan văn võ từ bậc tam phẩm đều được tham dự. Nhà vua uy nghi ngự trên ngai rồng, bề tôi vui mừng chúc tụng.

Nhằm nêu cao tình thần trung nghĩa của các quần thần, nhà vua làm thơ đề trên quạt để ca ngợi cuộc sống thanh bình của muôn dân, đồng thời để khuyên răn triều thần làm những điều tốt đẹp cho xã hội, cho trăm họ. Theo thông lệ, tết cũng là dịp các bề tôi được ban thưởng. Tết Đoan Ngọ diễn ra đúng vào lúc thời tiết nóng nực, chiếc quạt là vật dụng làm mát vô cùng thiết yếu, nên ngoài ban yến, nhà vua còn tiến hành ban quạt. Quạt được ban cho các hoàng thân, văn võ bá quan, bính lính, nô tì, tiểu giám... và còn được cung tiến vào văn miếu, vũ miếu. Ân điển ban quạt thể hiện sự quan tâm, chăm lo đặc biệt đến thần dân với ý nghĩa nhân văn là ban “Phúc lành, Sức khỏe, Bình an”.

Ngoài dân gian, Tết Đoan Ngọ cũng có những phong tục hết sức độc đáo như dâng cúng sản vật của mùa hạ lên ông bà tổ tiên, dùng thức ăn để “diệt sâu bọ” trong người, hái lá làm thuốc nam vào giờ ngọ, đeo bùa và chỉ ngũ sắc, dùng lá nhuộm móng tay móng chân, mặc áo dấu, bôi rượu hùng hoàng cho trẻ con, treo con giáp tết từ ngải cứu, khảo cây...

Những phong tục này chính là những kinh nghiệm dân gian có nguồn gốc liên quan trực tiếp đến nông nghiệp và thời tiết. Việt Nam là xứ nóng, tháng 5 lại là mùa nóng càng tạo điều kiện cho các loài sâu bọ, vi trùng phát triển làm hại mùa màng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Vì thế, con người phải tìm cách chống lại cái nóng và phòng dịch bệnh thông qua các món ăn, thức uống, đồ dùng. Phong tục tốt đẹp này đã đi vào kho tàng văn học Việt Nam.

Ngay từ thế kỉ 15, bài thơ Đoan Ngọ của Phạm Dữ Nhuật mô tả khá chi tiết “Mâm đầy bánh gói hương thơm ngát. Tay vấn bùa thiêng sắc mới tươi. Cắt rễ xương bồ, vấn ngải chơi”. Sách Hà Nội địa dư chép “Tết Đoan Dương bó lá ngải, nhuộm móng tay, buộc chỉ cổ tay”, sách An Nam phong tục cũng ghi: “Mùng năm tháng năm là tết Đoan Dương. Ngày hôm đó trẻ nhỏ buộc lụa ngũ sắc vào cổ tay, ngoài cửa treo bùa để diệt khí độc…”.

Đặc biệt, vào đầu thế kỉ 20, trong bộ sách “Kỹ thuật của người An Nam”, Henri Oger cũng đã khắc họa lại một cách rõ nét và chân thực nhất về các phong tục này. Trên mảnh đất kinh kỳ nghìn năm văn hiến, trong 36 phố phường, không phải ngẫu nhiên mà có 3 phố hàng xuất hiện đều có liên quan đến phong tục ngày Tết Đoan Ngọ. Phố Hàng Mụn bán bùa ngũ sắc, phố Hàng Quạt bán quạt, phố Thuốc Bắc bán thuốc nam.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến xe buýt, đường sắt đô thị sẽ tăng cường hoạt động nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân.
Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh sinh viên lần thứ VII, ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Diễn đàn “Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ”. Diễn đàn là nơi kết nối những ý tưởng, khát vọng và tinh thần nhiệt huyết của thế hệ trẻ, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm”.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội tập huấn nghiệp vụ cho 450 cán bộ Công đoàn

Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội tập huấn nghiệp vụ cho 450 cán bộ Công đoàn

Ngày 19/4, Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội phối hợp với Trường Trung cấp nghiệp vụ và dạy nghề Công đoàn Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Công đoàn cho 450 cán bộ Công đoàn cơ sở năm 2025.

Tin khác

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

“Kinh đô Kỳ họa” - dự án văn hóa ý nghĩa của nhóm bạn trẻ đến từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo được những dấu ấn khó phai, không chỉ trong cộng đồng những người trẻ yêu văn hóa dân tộc mà với nhiều tầng lớp công chúng.
Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chiều 18/4, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số

Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số

Tối 18/4, Festival Phở 2025 với chủ đề “Tinh hoa phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số” đã chính thức khai mạc tại Hoàng thành Thăng Long (19C Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội). Chương trình do Trung tâm Hội nghị thành phố Hà Nội phối hợp cùng Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội và các đơn vị tổ chức.
Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã giới thiệu đến công chúng cả nước chuỗi chương trình đặc biệt với nội dung phong phú, hình thức thế hiện đa dạng, trải rộng trên các kênh sóng và nền tảng số.
Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa

Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa

Quận Hoàn Kiếm đã chủ động rà soát các khu phố, tuyến phố nghề, khu vực có lợi thế về vị trí thương mại, không gian văn hóa và dự kiến 10 khu vực có tiềm năng để hình thành khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn.
Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù – từ một nghi lễ dân gian – đã trở thành biểu tượng tinh thần của sự từ bi, trí tuệ, gắn kết cộng đồng và gìn giữ bản sắc dân tộc. Việc ghi danh lễ hội vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia không chỉ là sự khẳng định giá trị truyền thống, mà còn là bước mở ra một chặng đường mới để lan tỏa di sản, kết nối các thế hệ, và bồi đắp tinh thần yêu nước, đạo hiếu trong lòng người Việt.
Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh "Thiên thanh” của nữ họa sĩ Lê Thu Huyền diễn ra từ ngày 15 - 23/4 tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Triển lãm giới thiệu tới công chúng 30 tác phẩm hội họa có chủ đề về thiên nhiên, ngợi ca, tôn vinh vẻ đẹp của đất nước.
Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Ngày 8/5/2025, núi Bà Đen đón hàng nghìn đại biểu đến từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trong Đại lễ Phật Đản Vesak Liên Hợp Quốc 2025. Nhiều nghi lễ mang tính lịch sử sẽ được tổ chức ngày này.
Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật đặc biệt với sự tham gia của các đơn vị nghệ thuật trực thuộc.
Bình yên nghe sóng vỗ

Bình yên nghe sóng vỗ

Tôi đến làng chài nhỏ ở Tam Tiến, Núi Thành, Quảng Nam vào một ngày cuối hạ. Cái nắng chói chang của mùa hè dần dịu bớt, chỉ còn những tia nắng vàng nhẹ trải dài trên mặt biển xanh thẳm. Gió từ biển thổi vào mát rượi, mang theo mùi muối mặn nồng và hương biển thân thuộc. Xóm nhỏ nằm bình yên bên những rặng dừa xanh, tựa như một bức tranh yên ả giữa đất trời.
Xem thêm
Phiên bản di động