-->

Trà sen xổi - hương vị độc đáo của văn hóa trà Việt

(LĐTĐ) Trà sen vốn được tôn vinh là “đệ nhất danh trà” của đất Kinh kỳ ngàn năm văn hiến. Nói tới trà ướp sen, nhiều người nghĩ tới trà mạn ướp với gạo sen theo cách được lưu truyền từ xa xưa. Nhưng gần đây, trà sen ướp xổi mang đến hương vị đặc biệt cho văn hóa trà Việt.
Kỳ công quy trình ướp "thiên cổ đệ nhất trà" Hà Nội Tinh hoa “Tiên ẩm” đất Tràng An

Điều làm nên sự độc đáo của trà ướp sen xổi chính là những bông sen bách diệp Tây Hồ. Có lẽ, do hợp thổ nhưỡng nên sen Tây Hồ thường đượm hương hơn các nơi khác. Mỗi khi đầm sen vào vụ, người ướp trà thường chọn sen đầu mùa. Đó là khi tiết trời còn chưa quá nóng nên bông sen to và đượm hương. Sen thường được hái vào thời điểm sáng sớm để đảm bảo có thể “nhốt” hương sen tốt nhất. Trong làn sương sớm bảng lảng, những chiếc thuyền nhỏ ẩn hiện trong đầm để hái sen khiến ta cảm giác đang được ngắm một bức tranh thủy mặc thật sống động.

Trà sen xổi - hương vị độc đáo của văn hóa trà Việt
Mỗi khi đầm sen vào vụ, người ướp trà thường chọn sen đầu mùa.

Sen hái về được lau khô sương trước khi “vào trà”. Loại trà dùng để ướp sen thường là trà mộc Tân Cương loại được nước, đậm hậu để đảm bảo ngậm được nhiều hương sen nhất. Việc “nhốt” hương sen vào trà khiến ta liên tưởng tới mấy vần thơ của nhà thơ Xuân Diệu: “Tôi muốn tắt nắng đi/ Cho màu đừng nhạt mất;/ Tôi muốn buộc gió lại/ Cho hương đừng bay đi...”.

Việc “vào trà” không quá khó nhưng đòi hỏi sự khéo léo, tinh tế. Nhẹ nhàng tách những cánh hoa sen ra cho tới khi nhìn thấy đài hoa và nhị hoa màu vàng thì bắt đầu cho trà vào sen.

Người làm trà ở đất Kinh kỳ lâu năm quan niệm: “Quý hồ tinh, bất quý hồ đa” nên thường dùng một cái muôi gỗ nhỏ xúc vừa đủ lượng trà vào bông sen. Sau đó, họ dùng tay vuốt nhẹ nhàng cho các cánh hoa khép lại. Bọc một chiếc lá sen ra ngoài và buộc bằng lạt tre hoặc sợi rơm nếp là tuyệt nhất. Theo kinh nghiệm, ta nên cắm “quả sen” qua đêm trong nước để đẩy hương sen lên đỉnh quyện vào cánh trà. Sau đó, bạn có thể dùng được ngay hoặc cất vào ngăn đá tủ lạnh dùng dần. Nên lưu ý, không để trà sen Tây Hồ lẫn với các thứ khác vì sẽ bị ám mùi, mất đi hương vị độc đáo.

Trà sen Tây Hồ không pha theo cách thông thường. Sau khi bóc lớp lá sen bọc ngoài và cánh sen, người sành trà thường dùng một chiếc que gạt bằng tre để lấy trà ra khỏi bông sen, cho vào ấm đã được tráng sạch bằng nước sôi. Rót nước sôi dòng lớn vào ấm để các cánh trà trong ấm được đảo trộn đều, khi gần đầy thì đổ dòng nhẹ cho bọt trào qua miệng ấm. Đợi khoảng 15 giây, rót hết trà ra chén tống để đảm bảo tất cả các chén trà đều có độ đậm như nhau. Sau đó, trà được rót từ chén tống ra các chén quân để thưởng thức.

Với trà sen, người Hà thành không bao giờ “tráng trà” và không “ngâm trà” để giữ lại hương sen thuần khiết. Sau khi rót hết trà ra khỏi ấm, chúng ta nên mở nắp ấm trà ra, dùng que tre đảo trà trong ấm cho tơi mục đích để trà không bị om nhiệt trong ấm làm nước trà tiếp theo bị nồng. Trà sen ướp chuẩn rất “dai nước”, đạt được cả sắc, hương và vị.

Sớm mùa hạ, còn gì thú vị hơn được ngồi bên người tri kỷ, bạn bè bên đầm sen, thưởng thức chén trà ngát thơm. Nhẹ nâng chiếc chén quân nhỏ xinh trên tay, đưa qua mũi hít nhẹ trước khi uống, ta như thấy tâm hồn nhẹ lâng, thật an nhiên tự tại. Nhấp một ngụm nhỏ, nuốt thật từ từ để cảm nhận hương sen lan tỏa, vị trà hơi chát thanh dịu, hậu ngọt tinh tế. Vâng, trà sen xổi chính là món quà của đất trời mùa hạ ban tặng cho những người sành trà với độ thẩm trà thực sự tinh tế.

Tường Vy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

(LĐTĐ) Chiều 24/1 (25 tháng Chạp), ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều người dân đã cồng kềnh hành lý trở về quê nghỉ Tết. Các bến xe và tuyến đường hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông đúc, dòng người và phương tiện nối đuôi nhau hối hả về quê đón Tết.
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

(LĐTĐ) Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán tại Trường Đại học Thủ Dầu Một giai đoạn 2015 - 2021 và phát hiện trường này thu sai quy định học phí của sinh viên trong hai năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022 với tổng số tiền khoảng 37 tỷ đồng.
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Dự kiến thời gian bắn 15 phút, từ 0 giờ đến 00h15 ngày 29/1/2025 (tức đêm Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025). Kinh phí phục vụ bắn pháo hoa từ nguồn xã hội hóa.
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

(LĐTĐ) Nhằm trang bị hành trang tri thức và kỹ năng cần thiết để học sinh tự tin xác định con đường tương lai, vừa qua, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp (IVES) đã tổ chức chương trình “Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT - Khối 10”.
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục

Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, để giảm ùn tắc giao thông, đơn vị sẽ tổ chức giao thông tại một số điểm, nút. Đáng chú ý, Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho phép một số loại phương tiện được phép rẽ phải liên tục tại một số nút giao thông trên địa bàn thành phố.
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán

Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Ngày 24/1, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc Tết và kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Ngày cuối trước kỳ nghỉ Tết: Giao thông Thủ đô "tăng nhiệt"

Ngày cuối trước kỳ nghỉ Tết: Giao thông Thủ đô "tăng nhiệt"

(LĐTĐ) Ngày 24/1 (tức 25 tháng Chạp) là ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày, tại nhiều tuyến đường Thủ đô, giao thông có dấu hiệu “tăng nhiệt”.

Tin khác

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động văn hóa đọc.
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Sáng 22/1, tại Khu Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã diễn ra Lễ "Tống cựu nghinh tân" trong không khí trang nghiêm và đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Thăng Long 2025" với điểm nhấn là màn trình diễn của 2025 drone hỏa thuật lớn nhất thế giới từ trước tới nay hứa hẹn sẽ mang tới cho nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung một món quà chào xuân đặc biệt ý nghĩa.
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

(LĐTĐ) Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tổ chức trưng bày chuyên đề "Bia đá kể chuyện" tại Khu Vườn bia Tiến sĩ. Sự kiện này còn mang ý nghĩa đặc biệt khi hướng tới dịp kỷ niệm 950 năm khoa thi Nho học đầu tiên của Việt Nam (1075 - 2025).
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Tại Hoàng thành Thăng Long, chuỗi hoạt động Tết sẽ diễn ra từ ngày 20/1/2025 (21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến ngày 6/2/2025 (mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều nội dung đặc sắc.
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, những năm gần đây, lĩnh vực kinh tế đêm tại thành phố Biên Hòa có bước phát triển, nổi bật là hoạt động dịch vụ giải trí, ẩm thực, chợ đêm, phố đi bộ. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Xem thêm
Phiên bản di động