-->

TP.HCM: Khắc phục các điểm nghẽn về cải cách thủ tục hành chính

Chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính, khắc phục ngay tồn tại, hạn chế, yếu kém trong thực thi công vụ; khắc phục các điểm nghẽn về cải cách thủ tục hành chính và những chỉ số chưa đạt, đồng thời nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính trong cấp giấy phép lái xe Hà Nội gỡ khó về thủ tục hành chính trong lĩnh vực khám, chữa bệnh Chuyển đổi số giúp tăng 30% năng suất lao động của thẩm phán

Đây là một trong những mục tiêu trong Kế hoạch 3372 mà Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM vừa mới ban hành, nhằm khắc phục các điểm nghẽn về cải cách thủ tục hành chính.

TP.HCM: Khắc phục các điểm nghẽn về cải cách thủ tục hành chính
TP.HCM quyết tâm khắc phục các điểm nghẽn về cải cách thủ tục hành chính.

Trong năm 2024, Thành phố cũng xác định, tập trung hoàn thành đảm bảo tiến độ, chất lượng các nhiệm vụ, chỉ tiêu về cải cách thủ tục hành chính do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và các nhiệm vụ, chỉ tiêu về cải cách thủ tục hành chính theo yêu cầu của Thành phố phải hoàn thành. Kết quả triển khai kế hoạch nói trên là một trong những căn cứ để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính của cơ quan, đơn vị, địa phương trong năm 2024.

TP.HCM đặt ra chỉ tiêu, cả năm 2024 tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến có phát sinh hồ sơ đạt 100%; tỷ lệ thủ tục hành chính có giao dịch thanh toán trực tuyến đạt 100%; tỷ lệ thủ tục hành chính có yêu cầu nghĩa vụ tài chính được tích hợp để người dân có thể thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia đạt từ 80% trở lên.

Tỷ lệ thủ tục hành chính được công bố công khai đúng hạn đạt 100%; tỷ lệ hồ sơ đồng bộ lên Cổng dịch vụ công quốc gia đạt 100%; tỷ lệ hồ sơ xử lý đúng hạn đạt từ 99,5% trở lên.

Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính theo hình thức nộp hồ sơ trực tuyến của sở, ban, ngành đạt từ 60% trở lên, của UBND quận, huyện, thành phố Thủ Đức đạt từ 50% trở lên; tỷ lệ hồ sơ thanh toán trực tuyến của sở, ban, ngành đạt tử 50% trở lên, của UBND quận, huyện, thành phố Thủ Đức đạt từ 45% trở lên.

Cùng với đó, Thành phố đặt ra mục tiêu tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính thực hiện số hóa hồ sơ đạt từ 80% trở lên; tỷ lệ phản ánh, kiến nghị về thủ tục hành chính xử lý đúng hạn đạt 100%; tỷ lệ hài lòng trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính đạt từ 95% trở lên; tỷ lệ điện tử hóa mẫu đơn, biểu mẫu đạt 100%.

Để đạt được các chỉ tiêu nói trên, TP.HCM xác định sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp gồm công khai, minh bạch về thủ tục hành chính; đồng bộ hồ sơ lên công dịch vụ quốc gia; công khai tiến độ, kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính; cung cấp dịch vụ công trực tuyến; số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính.

Vận hành hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Thành phố; theo dõi, đánh giá, báo cáo kết quả từng chỉ số thành phần; trang thiết bị, phương tiện, đường truyền thực hiện; tiếp nhận vướng mắc, khó khăn của người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính.

Liên quan đến công tác cải cách hành chính, UBND TP.HCM vừa ban hành kế hoạch 3215 về cải thiện chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) trên địa bàn trong năm 2024.

Theo đó, Thành phố xác định sẽ chú trọng đổi mới tư duy, hành động cụ thể mang lại hiệu quả thiết thực, đưa việc thực hiện giải pháp nâng cao chỉ số PAPI trở thành nhiệm vụ trọng tâm. Nâng cao trách nhiệm, ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương, quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện công vụ và trong tiếp công dân.

Trong năm 2023, TP.HCM thuộc nhóm các tỉnh, thành phố đạt điểm PAPI mức trung bình thấp. Tổng điểm của 8 chỉ số nội dung PAPI của Thành phố chỉ đạt 41,7754 điểm (năm 2021 là 40,677 điểm, năm 2022 là 41,02 điểm), đứng vị thứ 36 (năm 2021 đứng thứ 46, năm 2022 đứng thứ 46).

Xuân Tình

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tạo môi trường cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo bền vững

Tạo môi trường cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo bền vững

Sáng 16/4, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G 2025) đã diễn ra Diễn đàn Đối thoại chính sách với chủ đề “Khuyến khích đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực chuyển đổi xanh”.
TP.HCM: Tạm dừng cập nhật biến động 1.386 thửa đất chuyển mục đích sai quy định ở Hóc Môn

TP.HCM: Tạm dừng cập nhật biến động 1.386 thửa đất chuyển mục đích sai quy định ở Hóc Môn

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có Văn bản số 9676/CSKT-Đ2 đề nghị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Hóc Môn, Văn phòng đăng ký đất đai TP.HCM và Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Hóc Môn tạm dừng cập nhật biến động đối với 1.386 thửa đất chuyển mục đích sử dụng không đúng quy định pháp luật theo Kết luận Thanh tra số 17/KL-TTTP-P3 ngày 25/6/2018 của Thanh tra TP.HCM và các báo cáo liên quan của UBND huyện Hóc Môn.
Tiếp tục rà soát các công trình để khởi công, khánh thành chào mừng 50 năm thống nhất đất nước

Tiếp tục rà soát các công trình để khởi công, khánh thành chào mừng 50 năm thống nhất đất nước

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty tiếp tục rà soát, cập nhật các dự án, công trình để tổ chức lễ khởi công, khánh thành nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Lấy người dân làm trung tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Lấy người dân làm trung tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: “Chúng ta không hy sinh công bằng, tiến bộ xã hội, không hy sinh an sinh xã hội để chạy theo tăng trưởng đơn thuần, tăng trưởng nhanh nhưng phải bền vững”.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thông tin việc sửa đổi Hiến pháp và công tác bầu cử

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thông tin việc sửa đổi Hiến pháp và công tác bầu cử

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 (khóa XIII), sáng 16/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trình bày chuyên đề “Về sửa đổi Hiến pháp và pháp luật; phương hướng bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031”.
Giá vàng tăng phi mã, cán mốc 111 triệu đồng/lượng

Giá vàng tăng phi mã, cán mốc 111 triệu đồng/lượng

Sáng nay (16/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh tăng mạnh giá vàng. Tại một số doanh nghiệp, giá vàng miếng và vàng nhẫn đã lên mức kỷ lục 111 triệu đồng/lượng. Đây là mức giá cao nhất từ trước tới nay.
Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11 (khóa XIII)

Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11 (khóa XIII)

Sáng 16/4, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11 (khóa XIII). Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì hội nghị.

Tin khác

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Lấy người dân làm trung tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Lấy người dân làm trung tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: “Chúng ta không hy sinh công bằng, tiến bộ xã hội, không hy sinh an sinh xã hội để chạy theo tăng trưởng đơn thuần, tăng trưởng nhanh nhưng phải bền vững”.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thông tin việc sửa đổi Hiến pháp và công tác bầu cử

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thông tin việc sửa đổi Hiến pháp và công tác bầu cử

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 (khóa XIII), sáng 16/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trình bày chuyên đề “Về sửa đổi Hiến pháp và pháp luật; phương hướng bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031”.
Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11 (khóa XIII)

Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11 (khóa XIII)

Sáng 16/4, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11 (khóa XIII). Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì hội nghị.
Mọi sản phẩm nghiên cứu khoa học công nghệ phải đi tới thị trường

Mọi sản phẩm nghiên cứu khoa học công nghệ phải đi tới thị trường

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, mọi sản phẩm nghiên cứu khoa học công nghệ phải đi tới thị trường, được ứng dụng, phục vụ trong cuộc sống để tránh bị lãng phí nguồn lực...
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chiều 15/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu khu vực miền Bắc.
Khuyến khích đặt tên cấp phường, xã theo số thứ tự tên quận, huyện cũ và yếu tố địa danh lịch sử, văn hóa

Khuyến khích đặt tên cấp phường, xã theo số thứ tự tên quận, huyện cũ và yếu tố địa danh lịch sử, văn hóa

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025, có hiệu lực thi hành từ ngày hôm nay (15/4/2025).
Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 - 15/4/2025.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm Việt Nam

Trưa 14/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong 2 ngày 14-15/4/2025.
Ngày 14/4/1975: Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định chính thức mang tên "Chiến dịch Hồ Chí Minh"

Ngày 14/4/1975: Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định chính thức mang tên "Chiến dịch Hồ Chí Minh"

Cách đây tròn 50 năm, ngày 14/4/1975, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương ký gửi Bộ Chỉ huy chiến dịch Bức điện lịch sử với nội dung: “Đồng ý Chiến dịch Sài Gòn lấy tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh”.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 44, chuẩn bị xem xét cho ý kiến về sửa đổi Hiến pháp

Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 44, chuẩn bị xem xét cho ý kiến về sửa đổi Hiến pháp

Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến, xem xét, quyết định 42 nhóm nội dung, bao gồm: 24 nhóm nội dung về công tác lập Hiến, lập pháp, 10 nhóm nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước...
Xem thêm
Phiên bản di động