--> -->

TP.HCM chi 90 tỷ đồng xây kiên cố tuyến kè kênh Thanh Đa

Uỷ ban nhân dân (UBND) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) chấp thuận chủ trương xây dựng kiên cố tuyến kè kênh Thanh Đa - Đoạn 1.1 với chiều dài 478m để thay thế công trình kè mềm hiện hữu, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 90 tỷ đồng.
Đại biểu Quốc hội chất vấn việc sử dụng Quỹ khoa học, công nghệ bất hợp lý TP.HCM: Cần nhanh chóng khắc phục sạt lở bờ kênh Thanh Đa để ổn định cuộc sống người dân TP.HCM: Sẽ chấm dứt nhà thầu yếu kém tại dự án chống sạt lở kênh Thanh Đa

Sau sự cố sạt lở kè kênh Thanh Đa (phường 25, quận Bình Thạnh), UBND TP.HCM đã chấp thuận chủ trương xây dựng kiên cố tuyến kè kênh Thanh Đa - Đoạn 1.1 với chiều dài 478m, phạm vi giải tỏa mặt bằng của dự án là 10m tính từ đỉnh kè vào phía bờ, với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 90 tỷ đồng (xây dựng kè kiên cố, hệ thống thoát nước và khuôn viên cây xanh) thay thế công trình kè mềm hiện hữu.

UBND TP.HCM giao Cơ quan thường trực phòng, chống thiên tai (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) thuộc Ban chỉ huy phòng thủ dân sự - phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP.HCM cập nhật vị trí nêu trên vào danh mục các vị trí sạt lở bờ sông, kênh, rạch đặc biệt nguy hiểm trên địa bàn TP.HCM, báo cáo UBND TP.HCM công bố theo quy định trước ngày 20/8.

TP.HCM chi 90 tỷ đồng xây kiên cố tuyến kè kênh Thanh Đa
Đoạn kè kênh Thanh Đa (phường 25, quận Bình Thạnh) bị sạt lở hàng trăm mét.

Đồng thời giao Sở Giao thông vận tải chỉ đạo Trung tâm Quản lý Đường thủy lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án, trình cấp thẩm quyền chấp thuận làm cơ sở triển khai thực hiện trong tháng 8/2023.

UBND quận Bình Thạnh khẩn trương tổ chức thực hiện việc di dời, tháo dỡ 15 hộ dân nằm trong phạm vi nguy cơ sạt lở nguy hiểm nhằm đảm bảo tính mạng và tài sản người dân và hạ tải tác động lên công trình, hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định tại Nghị định 78/2021/NĐ-CP ngày 1/8/2021 của Chính phủ.

Đồng thời tiếp tục rào chắn khu vực sụt lún không cho người dân đi lại để đảm bảo an toàn; thực hiện việc thống kê quy mô, diện tích đất, kết cấu công trình, vật kiến trúc... làm cơ sở thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi được UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương giao UBND quận Bình Thạnh làm chủ đầu tư dự án giải phóng mặt bằng.

TP.HCM chi 90 tỷ đồng xây kiên cố tuyến kè kênh Thanh Đa
Khu vực xảy ra sạt lở được phong toả.

Bên cạnh đó, UBND quận Bình Thạnh báo cáo đề xuất chủ trương thực hiện dự án bồi thường, hỗ trợ tái định cư (giải phóng mặt bằng) phục vụ dự án xây dựng kè kiên cố (thay thế công trình kè mềm hiện hữu), với quy mô giải phóng mặt bằng chiều dài dọc tuyến 478m, bề rộng từ đỉnh kè đến hẻm gần với tuyến kè nhất, phải đảm bảo bề rộng tối thiểu 10m. Thời gian trình cơ quan thường trực Ban chỉ đạo bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là trước ngày 30/8.

Trước đó, ngày 22/6, Trung tâm Quản lý Đường thủy phát hiện và ghi nhận trên hành lang mặt kè có xuất hiện một số vị trí gạch bị bong tróc và sụt lún nhỏ. Qua kiểm tra, sự cố sạt lở xảy ra ở khu vực kênh Thanh Đa – Đoạn 1.1 thuộc phường 25, quận Bình Thạnh. Vị trí nguy cơ sạt lở nguy hiểm được xác định thuộc bờ phải kênh Thanh Đa, cách hạ lưu cầu Kinh khoảng 50m.

Bố trí tái định cư cho khoảng 10.000 hộ dân quận 8

Văn phòng UBND TP.HCM vừa thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi sau buổi khảo sát thực địa một số dự án trên địa bàn quận 8.

Theo kết luận, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi giao UBND quận 8 chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng và các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng chính sách bố trí tái định cư cho khoảng 10.000 hộ dân sống trên và ven kênh rạch trên địa bàn quận 8, trong đó, có khoảng 6.000 hộ dân sống trên và ven kênh rạch dọc theo bờ Bắc và bờ Nam kênh Đôi.

UBND quận 8 phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Quy hoạch - Kiến trúc tiến hành rà soát ngay các quỹ đất để khai thác phục vụ nhu cầu bố trí tái định cư.

Sở Tài nguyên và Môi trường tập trung nghiên cứu, hỗ trợ UBND quận 8 xây dựng chính sách riêng về bố trí tái định cư trên địa quận. Trên cơ sở đó, nghiên cứu, đề xuất UBND TP.HCM xem xét, hình thành bộ chính sách kiểu mẫu chung về bố trí tái định cư cho tất cả các hộ dân sống trên và ven kênh rạch trên địa bàn toàn thành phố (khoảng 20.000 hộ dân), hoàn thành trong tháng 9/2023.

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

MTTQ Việt Nam Thành phố: Triển khai nhiệm vụ Hội đồng tư vấn Văn hóa - Xã hội 6 tháng cuối năm 2025

MTTQ Việt Nam Thành phố: Triển khai nhiệm vụ Hội đồng tư vấn Văn hóa - Xã hội 6 tháng cuối năm 2025

Thực hiện chương trình công tác năm 2025, ngày 23/7/2025, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025 của Hội đồng tư vấn Văn hóa - Xã hội.
Phường Chương Mỹ khám, chăm sóc sức khỏe cho đối tượng chính sách

Phường Chương Mỹ khám, chăm sóc sức khỏe cho đối tượng chính sách

Vừa qua, phường Chương Mỹ tổ chức khám, chăm sóc sức khỏe miễn phí cho đối tượng chính sách nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Nam thanh niên bị di chứng thần kinh nghiêm trọng vì viêm não Nhật Bản

Nam thanh niên bị di chứng thần kinh nghiêm trọng vì viêm não Nhật Bản

Các bác sĩ Trung tâm Hồi sức tích cực - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị một trường hợp viêm não Nhật Bản nặng ở nam sinh 17 tuổi, với tổn thương sâu trong mô não và di chứng thần kinh nghiêm trọng, dù đã trải qua hơn một tháng điều trị tích cực.
LĐLĐ thành phố Hà Nội trao “Mái ấm Công đoàn” cho công nhân môi trường

LĐLĐ thành phố Hà Nội trao “Mái ấm Công đoàn” cho công nhân môi trường

Ngày 23/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức trao hỗ trợ “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên Nguyễn Thị Ngọc - Công đoàn Công ty TNHH Môi trường đô thị Xuân Mai. Đây là hoạt động thiết thực nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 96 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam của tổ chức Công đoàn Thủ đô.
The Ninety Complex - tọa độ vàng đón đầu quy hoạch giao thông mới

The Ninety Complex - tọa độ vàng đón đầu quy hoạch giao thông mới

Khi Hà Nội bước vào thời kỳ phát triển hạ tầng giao thông công cộng mạnh mẽ, đặc biệt với mô hình đô thị TOD (phát triển đô thị tập trung quanh các điểm giao trung chuyển giao thông công cộng), những bất động sản trong nội đô nằm cạnh các trục giao thông công cộng như The Ninety Complex càng trở thành “hàng hiếm”.
Đảm bảo công bằng trong giáo dục để không ai bị bỏ lại phía sau

Đảm bảo công bằng trong giáo dục để không ai bị bỏ lại phía sau

Với tư cách là một người trực tiếp tham gia vào lĩnh vực giáo dục tại cơ sở, tôi xin được góp ý cụ thể về mục 1.7 trong báo cáo - "Phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn được coi trọng là thế mạnh và khâu đột phá của Thủ đô". Những ý kiến này xuất phát từ trải nghiệm thực tế giảng dạy hàng ngày và mong muốn góp phần xây dựng nền giáo dục Hà Nội thực sự "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại".
Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt dịp Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt dịp Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức hai chương trình nghệ thuật đặc biệt nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9.

Tin khác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/7: Cục bộ có mưa to và dông

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/7: Cục bộ có mưa to và dông

Dự báo ngày 23/7, ảnh hưởng từ hoàn lưu bão số 3, khu vực Hà Nội cục bộ có nơi mưa to và dông.
Xã Vân Đình quyết liệt, chủ động ứng phó mưa bão

Xã Vân Đình quyết liệt, chủ động ứng phó mưa bão

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, cả hệ thống chính trị xã Vân Đình đã và đang khẩn trương, quyết liệt triển khai các biện pháp ứng phó với tinh thần "tuyệt đối không chủ quan, lơ là". Từ kiểm tra thực địa các điểm xung yếu, chuẩn bị lực lượng, vật tư theo phương châm "bốn tại chỗ" đến tăng cường tuyên truyền, mọi công tác đều nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho người dân và tài sản.
Tin bão mới nhất: Tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình

Tin bão mới nhất: Tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình

Lúc 10 giờ ngày 22/7 tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình (khu vực Thái Bình, Nam Định cũ). Sức gió mạnh nhất: Cấp 8-9 (62-88 km/h), giật cấp 11. Dự báo: Trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 10-15 km/h.
TP.HCM: Triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

TP.HCM: Triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) yêu cầu các sở, ban ngành, địa phương khẩn trương triển khai các phương án, biện pháp ứng phó do ảnh hưởng của bão số 3
Cảnh báo gió mạnh, mưa lớn và nguy cơ ngập úng tại Hà Nội do ảnh hưởng của bão số 3

Cảnh báo gió mạnh, mưa lớn và nguy cơ ngập úng tại Hà Nội do ảnh hưởng của bão số 3

Ảnh hưởng của cơn bão số 3, tại Hà Nội, hôm nay (22/7), khu vực phía Bắc và Tây Thành phố gió mạnh dần cấp 4-5, giật cấp 6; phía Nam và trung tâm gió mạnh dần cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8. Từ sáng nay đến hết ngày 23/7, Hà Nội có mưa vừa, mưa to đến rất to và giông. Với cường độ này, gió có thể làm gãy đổ cây cối, hư hại nhà cửa, các công trình giao thông và cơ sở hạ tầng, gây nguy hiểm tới tính mạng con người.
Chuyển đổi sang xe điện: Cần sự đồng lòng vì một Hà Nội xanh

Chuyển đổi sang xe điện: Cần sự đồng lòng vì một Hà Nội xanh

Việc chuyển đổi phương tiện cá nhân từ xe xăng sang xe điện đang dần trở thành xu hướng tại Hà Nội, trong bối cảnh ô nhiễm không khí và tiếng ồn ngày càng gia tăng. Thành phố không áp đặt mà khuyến khích người dân chuyển đổi tự nguyện, bước đầu nhận được sự hưởng ứng tích cực từ chính những người gắn bó hằng ngày với phương tiện giao thông.
EVNHANOI chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với cơn bão Wipha

EVNHANOI chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với cơn bão Wipha

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 (Wipha) dự báo ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực Bắc Bộ trong những ngày tới, Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã chủ động triển khai các biện pháp ứng phó khẩn cấp nhằm đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định.
Tin bão mới nhất: Bão số 3 Wipha áp sát Hải Phòng, cảnh báo mưa lớn và gió giật cấp 13 ở nhiều tỉnh phía Bắc

Tin bão mới nhất: Bão số 3 Wipha áp sát Hải Phòng, cảnh báo mưa lớn và gió giật cấp 13 ở nhiều tỉnh phía Bắc

Sáng nay (22/7), bão số 3 Wipha đã áp sát đất liền, chỉ còn cách Hải Phòng khoảng 60km, mang theo gió giật cấp 13 và mưa lớn diện rộng trải dài từ Bắc Bộ tới Bắc Trung Bộ. Dự báo bão sẽ đổ bộ vào đất liền trong khoảng thời gian từ 10h đến 14h hôm nay, với cường độ cấp 8-9, giật cấp 11-12, ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực từ Hải Phòng đến Ninh Bình.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/7: Mưa giông, gió mạnh dần lên cấp 5,6

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/7: Mưa giông, gió mạnh dần lên cấp 5,6

Dự báo ngày 22/7, chịu ảnh hưởng bởi cơn bão số 3, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa to đến rất to.
Tin bão mới nhất: Bão số 3 tăng cấp, tiến thẳng vào đất liền từ Hải Phòng đến Bắc Thanh Hóa

Tin bão mới nhất: Bão số 3 tăng cấp, tiến thẳng vào đất liền từ Hải Phòng đến Bắc Thanh Hóa

Bão số 3 đang có những diễn biến phức tạp, tiếp tục mạnh lên và dự kiến sẽ đổ bộ vào đất liền các tỉnh từ Hải Phòng đến Bắc Thanh Hóa vào trưa đến chiều mai (22/7).
Xem thêm
Phiên bản di động