--> -->

TP.HCM: Cần nhanh chóng khắc phục sạt lở bờ kênh Thanh Đa để ổn định cuộc sống người dân

Khoảng 1 tuần sau khi xảy ra vụ sạt lở tại bờ kênh Thanh Đa, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), người dân sống xung quanh khu vực này vẫn chưa hết lo lắng, bàng hoàng vì nhiều căn nhà đã xuất hiện các vết nứt lớn, nguy cơ bị đổ sập bất kỳ lúc nào.
Số ca bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết tăng, TP.HCM đối mặt với nguy cơ dịch chồng dịch Sở Y tế TP.HCM tăng cường kiểm tra, giám sát sau vụ tử vong do nâng ngực ở khách sạn TP.HCM: Nguy cơ thiếu 2 loại thuốc điều trị tay chân miệng mức độ nặng

Ngày 4/7, phóng viên Báo Lao động Thủ đô trở lại hiện trường khu vực sạt lở tại bờ kênh Thanh Đa (đoạn thuộc hẻm 886 Xô Viết - Nghệ Tĩnh, phường 25, quận Bình Thạnh). Nơi đây chỉ còn lại sự nham nhở, hoang tàn; nhiều căn nhà nứt toác, lộ ra phần móng nhà và có xu hướng nghiêng về phía kênh... Thêm vào đó là tình trạng triều cường dâng cao, nước sông tràn qua bờ kè, ngập quá đầu gối khiến khu vực này càng trở nên nguy hiểm.

Sau khi xảy ra sạt lở, hầu hết người dân đã được di dời, tạm trú tại vùng an toàn. Khu vực này cũng được Ủy ban nhân dân (UBND) phường 25 treo biển thông báo nguy hiểm và phân công lực lượng bảo vệ dân phố túc trực, hạn chế người ra.

TP.HCM: Cần nhanh chóng khắc phục sạt lở bờ kênh Thanh Đa để ổn định cuộc sống người dân
Khu vực sạt lở được căng biển cảnh báo nguy hiểm.

Ông Lê Văn Thành, bảo vệ dân phố phường 25 cho biết, hàng chục năm qua, đây là lần đầu tiên khu vực này bị sạt lở nghiêm trọng như vậy. Khi xảy ra sạt lở, người dân ở đây rất lo lắng vì nhiều căn nhà xuất hiện các vết nứt và lan rộng ra mỗi ngày, nguy cơ có thể bị đổ sập bất cứ lúc nào.

"Người dân khu vực này rất lo lắng vì đoạn bờ kênh bị sạt lở rất nặng, ngoài ra còn xuất hiện những hố nước sâu đe doạ đến an toàn tính mạng. Nhiều ngày qua, người dân bị ảnh hưởng đã chuyển đi hết, đợi ngày sửa chữa xong mới quay về", ông Thành cho hay.

Theo ông Thành, hàng ngày ông phải túc trực tại đây để cảnh báo người dân không được đi vào khu vực sạt lở, vì phía trong có nhiều hố nước sâu, nhất là đối với trẻ em nếu không may đi vào có thể nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, lực lượng chức năng cũng thường xuyên kiểm tra tình trạng sạt lở ở khu vực này để có phương án xử lý kịp thời.

TP.HCM: Cần nhanh chóng khắc phục sạt lở bờ kênh Thanh Đa để ổn định cuộc sống người dân
Bờ kè bị sụt lún kiến triều cường dâng sâu vào phía trong khu vực nhà dân.

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Công (82 tuổi, ngụ phường 25, quận Bình Thạnh) dù không nằm trong diện di dời, nhưng căn nhà của bà cũng bị ảnh hưởng khi xuất hiện nhiều vết nứt lớn, mỗi ngày lại to ra, nên gia đình bà rất lo lắng không biết phải xử lý thế nào.

"Những vết nứt này xuất hiện gần cả tháng nay, mỗi ngày lại to ra. Riêng khu vực phía trước nhà con gái tôi, vùng sạt lở đã lan đến phía trong nền nhà. Ngay sau đó là căn nhà của tôi. Gia đình tôi rất lo lắng không biết thời gian tới sạt lở có tiếp tục xảy ra hay không và căn nhà này có bị sập không", bà Công chia sẻ.

Bà Công mong muốn cơ quan chức năng sớm khắc phục sạt lở ở khu vực này để người dân yên tâm sinh sống. Nếu tính trạng này tiếp tục diễn ra, rất có thể bà sẽ phải chuyển đi nơi khác.

Theo đại diện Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM, ngày 26/6, đơn vị này đã phối hợp với Trung tâm Quản lý Đường thủy, UBND quận Bình Thạnh kiểm tra sự cố sạt lở xảy ra ở khu vực kênh Thanh Đa (thuộc phường 25). Qua kiểm tra cho thấy, vị trí nguy cơ sạt lở nguy hiểm nằm ở bờ phải kênh Thanh Đa, cách hạ lưu cầu Kinh khoảng 50m.

TP.HCM: Cần nhanh chóng khắc phục sạt lở bờ kênh Thanh Đa để ổn định cuộc sống người dân
Căn nhà của bà Nguyễn Thị Công bị nứt toác, nguy cơ đổ sập bất kỳ lúc nào.

Cụ thể, phạm vi nguy cơ sạt lở nguy hiểm có chiều dài dọc kênh khoảng 120m, chiều rộng từ đỉnh kè đá hiện hữu vào trong bờ khoảng 10m và có xu hướng chuyển vị về phía bờ kênh. Một số căn nhà dọc theo bờ kênh bị lún nứt, nghiêng về phía kênh, xuất hiện vết nứt cách đỉnh kè đá hiện hữu khoảng 10m, dọc theo chiều dài khoảng 120m.

Theo Sở GTVT TP.HCM, nguyên nhân gây ra sạt lở là do hiện tượng mưa lớn và triều cường xảy ra thường xuyên gây bão hòa nước khu vực bên trong đỉnh kè, đồng thời tạo áp lực nước lớn gây nguy cơ sạt lở. Ngoài ra, nhà dân xây dựng cách đỉnh kè 3,5m làm gia tăng tải trọng ngang gây nguy cơ sạt lở.

TP.HCM: Cần nhanh chóng khắc phục sạt lở bờ kênh Thanh Đa để ổn định cuộc sống người dân
Một căn nhà sát bờ kênh Thanh Đa bị lở phần nền nhà, nước dâng vào phía trong.

Về thiệt hại, đỉnh kè bị sụt lún và chuyển vị về phía kênh gây hư hỏng khoảng 120m kè. Khu vực nhà dân bên trong bị lún nứt, một số căn nhà bị nghiêng về phía kênh, nguy cơ sạt lở rất cao, ảnh hưởng trực tiếp đến 13 hộ dân sống tiếp giáp khu vực đỉnh kè.

Nhằm đảm bảo tính mạng và tài sản người dân trong khu vực sạt lở nguy hiểm nêu trên, Sở GTVT TP.HCM đã đề nghị UBND quận Bình Thạnh tổ chức di dời khẩn cấp 13 hộ dân nằm trong khu vực nguy cơ sạt lở nguy hiểm; đồng thời, tổ chức rào chắn khu vực nêu trên và bố trí lực lượng trực gác thường xuyên không cho người dân ra vào khu vực. Trung tâm Quản lý Đường thủy được giao tổ chức đo đạc lòng sông, đánh giá nguyên nhân gây sạt lở và đề xuất giải pháp khắc phục sạt lở cấp bách tại vị trí trên.

Minh Tuấn - Hồng Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhận diện những khó khăn trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất

Nhận diện những khó khăn trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất

Ngày 25/7, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Ngọc đã chủ trì Hội thảo khoa học “Nhận diện những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất và kiến nghị, đề xuất hoàn thiện pháp luật” do Tạp chí Dân chủ và Pháp luật tổ chức.
Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh trở thành Đại sứ thương hiệu Văn Lang Empire T&T Golf Club

Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh trở thành Đại sứ thương hiệu Văn Lang Empire T&T Golf Club

Với vẻ đẹp thanh lịch, trí tuệ và tinh thần nhân văn, Hoa hậu Việt Nam 2016 Đỗ Mỹ Linh chính thức đồng hành cùng Văn Lang Empire T&T Golf Club trong vai trò Đại sứ thương hiệu mang đến một góc nhìn mới: Golf không chỉ là thể thao, mà là hành trình trải nghiệm văn hóa và phong cách sống hiện đại.
Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa: Sẵn sàng cho giai đoạn mới 2025 - 2030

Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa: Sẵn sàng cho giai đoạn mới 2025 - 2030

Sáng 25/7 tại trụ sở Đảng uỷ - Hội đồng nhân dân (HĐND) - Ủy ban nhân dân (UBND) - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phường Đống Đa đã diễn ra Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa lần thứ I, Nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa lần thứ I được tổ chức thành công tốt đẹp - ghi dấu ấn 98/98 tổ chức Đảng trực thuộc Đảng bộ phường Đống Đa hoàn thành việc tổ chức Đại hội. Hội nghị với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, hiệu quả; sẵn sàng tiến tới Đại hội Đảng bộ phường Đống Đa lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Hà Nội tổng kiểm soát phương tiện kinh doanh vận tải đường bộ, đường thủy

Hà Nội tổng kiểm soát phương tiện kinh doanh vận tải đường bộ, đường thủy

Từ 25/7 đến 25/8/2025, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an thành phố Hà Nội đã đồng loạt ra quân tổng kiểm soát phương tiện kinh doanh vận tải trên cả đường bộ và đường thủy, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông. Nhiều trường hợp vi phạm đã bị phát hiện và xử lý nghiêm.
Ông Lý Xương Căn, hậu duệ đời thứ 31 vua Lý Thái Tổ nhận Bằng khen của Bộ VHTTDL

Ông Lý Xương Căn, hậu duệ đời thứ 31 vua Lý Thái Tổ nhận Bằng khen của Bộ VHTTDL

Ngày 25/7, tại trụ sở Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL), Thứ trưởng Hồ An Phong đã trao Bằng khen của Bộ trưởng cho ông Lý Xương Căn, Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc, nhằm ghi nhận những đóng góp xuất sắc, bền bỉ và tiên phong trong xúc tiến du lịch, quảng bá hình ảnh Việt Nam đến với người dân Hàn Quốc - một thị trường gửi khách hàng đầu đến Việt Nam.
Bộ Tài chính thông tin về việc một Vụ trưởng bị ngã tử vong

Bộ Tài chính thông tin về việc một Vụ trưởng bị ngã tử vong

Ngày 25/7, Bộ Tài chính đã thông tin chính thức về vụ tai nạn dẫn đến việc ông Phan Đức Dũng - Vụ trưởng bị ngã tử vong.
Đẩy mạnh tuyên truyền Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch năm 2025

Đẩy mạnh tuyên truyền Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch năm 2025

Ngày 25/7, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã có công văn đề nghị các cơ quan báo chí đẩy mạnh tuyên truyền và tích cực tham gia Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VIII - năm 2025.

Tin khác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/7: Mưa dông rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/7: Mưa dông rải rác

Dự báo ngày 25/7, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Mỗi người dân Thủ đô là một “chiến sĩ môi trường”

Mỗi người dân Thủ đô là một “chiến sĩ môi trường”

Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh và những áp lực môi trường ngày một gia tăng, các chiến dịch ra quân tổng vệ sinh môi trường không còn là một nhiệm vụ hành chính đơn thuần, mà đã trở thành một phong trào sâu rộng, thu hút được sự tham gia chủ động của đông đảo người dân. Thành phố Hà Nội cũng đang đi theo hướng đó, để rồi hình ảnh người dân cùng nhau quét dọn, thu gom rác thải từ các tuyến phố trung tâm Hà Nội cho tới ngõ nhỏ, làng quê ven đô đã dần trở thành nét đẹp văn hóa.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/7: Mưa rào và dông rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/7: Mưa rào và dông rải rác

Dự báo ngày 24/7, khu vực Hà Nội có mây, có lúc có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to.
Áp thấp nhiệt đới tiến vào Biển Đông, khả năng mạnh lên thành bão và di chuyển theo hướng bất ngờ

Áp thấp nhiệt đới tiến vào Biển Đông, khả năng mạnh lên thành bão và di chuyển theo hướng bất ngờ

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trưa 23/7, một vùng áp thấp nhiệt đới đã chính thức đi vào Biển Đông và đang có dấu hiệu mạnh lên thành bão. Điều đáng chú ý là hệ thống này không di chuyển theo hướng thông thường mà có xu hướng đảo chiều ra lại Thái Bình Dương sau khi tiếp cận khu vực phía Đông Bắc Biển Đông.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/7: Cục bộ có mưa to và dông

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/7: Cục bộ có mưa to và dông

Dự báo ngày 23/7, ảnh hưởng từ hoàn lưu bão số 3, khu vực Hà Nội cục bộ có nơi mưa to và dông.
Xã Vân Đình quyết liệt, chủ động ứng phó mưa bão

Xã Vân Đình quyết liệt, chủ động ứng phó mưa bão

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, cả hệ thống chính trị xã Vân Đình đã và đang khẩn trương, quyết liệt triển khai các biện pháp ứng phó với tinh thần "tuyệt đối không chủ quan, lơ là". Từ kiểm tra thực địa các điểm xung yếu, chuẩn bị lực lượng, vật tư theo phương châm "bốn tại chỗ" đến tăng cường tuyên truyền, mọi công tác đều nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho người dân và tài sản.
Tin bão mới nhất: Tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình

Tin bão mới nhất: Tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình

Lúc 10 giờ ngày 22/7 tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình (khu vực Thái Bình, Nam Định cũ). Sức gió mạnh nhất: Cấp 8-9 (62-88 km/h), giật cấp 11. Dự báo: Trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 10-15 km/h.
TP.HCM: Triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

TP.HCM: Triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) yêu cầu các sở, ban ngành, địa phương khẩn trương triển khai các phương án, biện pháp ứng phó do ảnh hưởng của bão số 3
Cảnh báo gió mạnh, mưa lớn và nguy cơ ngập úng tại Hà Nội do ảnh hưởng của bão số 3

Cảnh báo gió mạnh, mưa lớn và nguy cơ ngập úng tại Hà Nội do ảnh hưởng của bão số 3

Ảnh hưởng của cơn bão số 3, tại Hà Nội, hôm nay (22/7), khu vực phía Bắc và Tây Thành phố gió mạnh dần cấp 4-5, giật cấp 6; phía Nam và trung tâm gió mạnh dần cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8. Từ sáng nay đến hết ngày 23/7, Hà Nội có mưa vừa, mưa to đến rất to và giông. Với cường độ này, gió có thể làm gãy đổ cây cối, hư hại nhà cửa, các công trình giao thông và cơ sở hạ tầng, gây nguy hiểm tới tính mạng con người.
Chuyển đổi sang xe điện: Cần sự đồng lòng vì một Hà Nội xanh

Chuyển đổi sang xe điện: Cần sự đồng lòng vì một Hà Nội xanh

Việc chuyển đổi phương tiện cá nhân từ xe xăng sang xe điện đang dần trở thành xu hướng tại Hà Nội, trong bối cảnh ô nhiễm không khí và tiếng ồn ngày càng gia tăng. Thành phố không áp đặt mà khuyến khích người dân chuyển đổi tự nguyện, bước đầu nhận được sự hưởng ứng tích cực từ chính những người gắn bó hằng ngày với phương tiện giao thông.
Xem thêm
Phiên bản di động