Top thực phẩm tưởng an toàn nhưng lại rất độc hại mà bạn vẫn ăn hằng ngày
Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm mùa hè các bà nội trợ nên nhớ | |
10 nguyên tắc chế biến thực phẩm an toàn trong mùa hè nắng nóng | |
Lựa chọn thực phẩm: Ngon – bổ - rẻ |
1. Sắn
Sắn là một trong những thực phẩm chính hiện nay, cung cấp chế độ ăn kiêng cơ bản cho nhiều người. Nhưng hãy nhớ rằng việc sơ chế sắn không đúng cách có thể khiến dư lượng xyanua dư thừa gây nhiễm độc xyanua cấp tính, thậm chí gây tử vong.
2. Tôm
Tôm được nuôi trong các trang trại và thực tế là để ngăn ngừa lây lan nhiễm trùng, bệnh tật và ký sinh trùng, không ít người nuôi đã bơm thức ăn chứa kháng sinh hay bơm thuốc trừ sâu và thuốc diệt nấm vào nước. Một lượng lớn phụ gia hóa học, bao gồm clo, cũng được thêm vào, là nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người tiêu dùng.
3. Khoai tây
Nhìn chung, khoai tây là một loại thực phẩm hoàn toàn an toàn. Tuy nhiên nếu bạn bỏ khoai tây trong điều kiện ẩm ướt, quá sáng hoặc để chúng ở ngoài quá lâu chúng sẽ bắt đầu mọc mầm. Lúc này, khoai tây sẽ trở nên rất độc hại vì những mầm ấy chứa các hợp chất được gọi là glycoalkaloids. Ngay cả khi bạn cắt bỏ mầm, chất độc vẫn có thể còn trong khoai tây và gây hại cho cơ thể người ăn.
4. Măng
Măng được sử dụng trong nhiều món ăn nhưng không phải ai cũng biết rằng măng tươi có chứa các glycosid cyanogenic, cùng một chất độc chứa trong sắn. Những chất độc này phải được tiêu hủy bằng cách nấu chín kỹ và vì lý do này, măng tươi thường luộc trước khi được sử dụng theo những cách khác.
5. Nấm
Không có một đặc điểm cụ thể nào để xác định các loại nấm độc hại và cũng không dễ để tìm được các loại nấm có thể ăn được. Ngoài ra, do nấm có khả năng hấp thụ các kim loại nặng, kể cả các chất phóng xạ, nên chúng ta phải vô cùng cẩn thận trong việc chọn lựa nấm trong chế biến thức ăn.
6. Thức ăn mốc
Thức ăn mốc thường nhìn thấy được nhưng chất độc sinh ra từ các loại nấm mốc lại vô hình và có thể xâm nhập sâu vào bên trong thực phẩm. Vì vậy, bạn không nên chỉ cắt bỏ các phần mốc mà hãy bỏ tất cả các phần khác đi.
7. Cá nóc
Cá nóc là một trong những nguyên liệu chế biến món ăn nổi tiếng trong ẩm thực nhiều quốc gia, đặc biệt là Nhật Bản. Cá nóc phải được chuẩn bị cẩn thận để loại bỏ các phần chưa chất độc hại và để tránh nhiễm độc vào thịt. Do đó, các đầu bếp phải trải qua 3 năm kinh nghiệm và phải có giấy phép mới được phục vụ món ăn này.
8. Đỗ
Đỗ sống có chứa một độc tố độc hại không vị có tên là lectin, loại độc tố này chỉ có thể được loại bỏ bằng cách nấu chín. Khi chế biến các món ăn với đỗ, bạn nên đun sôi ít nhất 10 phút.
Theo Huyền Anh/Dân Việt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Đảm bảo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động ngành Thoát nước Hà Nội
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Tin khác
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp
Y tế 09/01/2025 14:58