Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham gia phát triển nhà ở xã hội cho công nhân là phù hợp
Hà Nội tăng tốc phát triển nhà ở Bài 1: Nhà ở công nhân, mệnh lệnh cuộc sống Sự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần bổ sung quy định đặc thù |
Công nhân lao động khó khăn về nhà ở
Ngày 19/6, tiếp tục Kỳ họp thứ 5, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi). Vấn đề nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân lao động, quản lý và sử dụng chung cư… tiếp tục nhận được nhiều ý kiến của các đại biểu.
Quan tâm đến nhà ở cho công nhân lao động, đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương) cho biết, hiện nay số công nhân ngoại tỉnh làm việc tại các khu công nghiệp tập trung trên cả nước chưa có nhà phải ở nhà thuê còn khá lớn. Con số này còn cao hơn ở các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Còn tại Bình Dương, mặc dù là tỉnh phát triển nhà ở xã hội thuộc diện tốt nhất cả nước nhưng số công nhân lao động chưa có nhà ở, phải thuê nhà ở trọ chiếm trên 60%.
“Các phòng trọ do tư nhân xây dựng hầu hết đều chật hẹp, diện tích sử dụng bình quân từ 3-4m2/1 người, nhiều nơi chưa đảm bảo những điều kiện tối thiểu về vệ sinh, điện, nước và một số điều kiện khác, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất lao động không chỉ của người lao động mà còn ảnh hưởng đến cả sức khỏe con cái của họ. Đây là nguồn nhân lực tương lai của đất nước”, đại biểu nói.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị nêu rõ, việc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham gia phát triển nhà ở xã hội cho công nhân lao động là phù hợp. Ảnh: QH |
Trong chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 30/11/2011 đã đặt mục tiêu phấn đấu giai đoạn 2016 - 2020 thực hiện đầu tư xây dựng tối thiểu khoảng 12,5 triệu m2 nhà ở xã hội tại khu đô thị. Tuy nhiên, nội dung này hiện chưa đạt so với mục tiêu đề ra đã quá 3 năm, và theo thông tin của Bộ trưởng Bộ Xây dựng trong phiên trả lời chất vấn tại Kỳ họp lần thứ 4, con số này chỉ đạt 7,9 triệu m2, tương đương khoảng 63,2%.
Cũng theo đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân, khi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương tiến hành lấy ý kiến các doanh nghiệp trên địa bàn về dự thảo Luật Nhà ở thì đa phần đều cho rằng chính sách thu hút đối với nhà ở xã hội hiện nay chưa đạt và không có gì đặc biệt để thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng.
Cụ thể là, thủ tục hành chính đối với nhà ở xã hội được thực hiện không khác gì với các dự án nhà ở thương mại, thậm chí có nội dung còn phức tạp hơn, do phải thực hiện các thủ tục liên quan đến miễn, giảm, ưu đãi và lo ngại về hậu thanh tra, kiểm tra, lợi nhuận chỉ khống chế tại mức 10%, trong khi giá nhà ở thương mại hoặc căn hộ thương mại tại vị trí tương tự lại được bán với giá cao hơn gấp vài lần…
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: QH |
Tổng Liên đoàn xây nhà ở xã hội cho công nhân là phù hợp
Từ thực tế này, đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân nhấn mạnh, việc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội cho công nhân lao động là hoàn toàn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp và Luật Công đoàn.
“Hiện nay, dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đã ghi nhận tại khoản 3 Điều 77, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho đoàn viên công đoàn làm việc tại các khu công nghiệp mua, thuê, thuê mua, đồng thời là chủ thể đầu tư xây dựng nhà lưu trú công nhân và các thiết chế công đoàn tại khu công nghiệp theo hướng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp hoặc doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản để đầu tư xây dựng nhà lưu trú công nhân và các công trình phục vụ nhu cầu nhà ở công nhân”, đại biểu phân tích.
Tuy nhiên, Tổng Liên đoàn Lao động là một chủ thể đầu tư nhà ở xã hội mới được quy định trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) nên cần hoàn thiện cơ chế pháp lý khi tham gia đầu tư nhà ở xã hội, nhà lưu trú cho công nhân. Trong việc thực hiện dự án nhà ở cho người lao động, đại biểu đề nghị coi việc Tổng Liên đoàn Lao động tham gia đầu tư như một hình thức Nhà nước tham gia đầu tư để áp dụng các quy định pháp luật tương tự về quyền của chủ sở hữu và các cơ chế trong quá trình đầu tư, quản lý, vận hành nhà ở xã hội.
Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân phát biểu tại nghị trường. Ảnh: QH |
“Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đầu tư nhà ở xã hội cho công nhân từ nguồn tài chính Công đoàn và ngân sách nhà nước hỗ trợ, nguồn này không được xác định là nguồn vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công. Do vậy, đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ thể đầu tư xây dựng được quy định vào Điều 37 để đảm bảo thống nhất, đồng bộ trong dự thảo luật”, nữ đại biểu đoàn Bình Dương nêu rõ.
Đại biểu Dương Văn Phước (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam) cũng cho biết ông hoàn toàn thống nhất với quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, dự thảo Luật cần phải nêu rõ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đầu tư nhà ở xã hội bằng nguồn vốn nào để đảm bảo tính minh bạch, xác minh rõ nhiệm vụ và những rủi ro khi thực hiện dự án đầu tư.
“Hiện nay Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ giao xây dựng các thiết chế công đoàn theo Quyết định 655 ngày 12/5/2017, nhưng chúng ta thấy chưa triển khai được bao nhiêu và có nhiều khu công nghiệp hiện nay chưa được đầu tư xây dựng, do đó cần phải cân nhắc quy định thật chặt chẽ và đảm bảo tính khả thi của dự thảo Luật”, đại biểu nói.
Liên quan đến nội dung này, phát biểu làm rõ các ý kiến đại biểu tại nghị trường, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị nêu rõ, việc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham gia phát triển nhà ở xã hội cho công nhân lao động là phù hợp với chức năng, nhiệm vụ đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật Công đoàn năm 2012.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thời sự 23/01/2025 20:53
Các địa phương công bố quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy từ ngày 18 - 20/2
Sự kiện 23/01/2025 19:54
Toàn văn bài phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
Thời sự 23/01/2025 18:59
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện 23/01/2025 18:07
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh
Tin mới 23/01/2025 17:04
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ
Sự kiện 23/01/2025 15:55
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Mai Dịch
Tin mới 23/01/2025 14:42
Thủ tướng bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam
Tin mới 23/01/2025 14:38
“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết
Tin mới 23/01/2025 11:57
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại Ba Đình
Tin mới 22/01/2025 16:22