Tôn vinh nét xưa trên phố cổ
Phố cổ Hà Nội rực sắc vàng óng của hàng trăm guồng quay tơ | |
Bài 1: Phố cổ “sống và động” |
Đậm đà “nét xưa”
Những ngày này, tuyến phố Đào Duy Từ, quận Hoàng Kiếm như được khoác lên tấm áo mới, dọc theo con phố nhỏ, những chiếc guồng quay tơ óng ả dưới nắng như những thỏi vàng tỏa sáng lấp lánh tạo sức hút mạnh mẽ đối với du khách. Nhiều người không khỏi trầm trồ và thích thú khi "lạc bước" trước cách trang trí kết hợp hài hòa giữa nét truyền thống và hiện đại nhưng cũng đậm nét văn hóa Việt này. Tuy nhiên, đây mới chỉ là một trong nhiều chương trình nằm trong chuỗi hoạt động “Nét Xưa” bao gồm nhiều hoạt động có ý nghĩa tôn vinh văn hóa truyền thống Tràng An, làm đa dạng, phong phú hơn các hoạt động văn hóa tại các tuyến phố đi bộ mở rộng.
Nghệ nhân thêu Vũ Văn Hải miệt mài bên tác phẩm của mình. |
Ngay trong đêm khai mạc công chúng đã được thưởng thức chương trình trình diễn thời trang áo dài dân tộc, điểm nhấn của chương trình là màn trình diễn bộ sưu tập trang phục cung đình do nghệ nhân nhân dân Vũ Giỏi dày công nghiên cứu, phục dựng trong 30 năm qua. Ngoài ra, các mẫu thời trang áo dài của NTK La Hằng, Duyên Hương, Minh Minh… hay bộ sưu tập áo dài và áo yếm của nhà thiết kế Lan Anh với những nét vẽ ngẫu hứng của thư họa gia Kiều Quốc Khánh cũng nhận được sự tán thưởng của người dân Thủ đô và du khách.
Theo bà Trần Thị Thúy Lan -Phó Ban quản lý phố cổ Hà Nội, cho biết, hoạt động văn hóa chào mừng ngày Di sản văn hóa Việt Nam là hoạt động thường niên ở phố cổ Hà Nội nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của Việt Nam; tuyên truyền, giới thiệu ý nghĩa ngày Di sản đồng thời góp phần nâng cao nhận thức của mỗi người trong bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Chương trình năm nay có điểm mới là tổ chức chuỗi hoạt động, sự kiện tại các điểm tham quan trên phố cổ để phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, làm đa dạng, phong phú hơn các hoạt động văn hóa tại các tuyến phố đi bộ mở rộng.
Tôn vinh các giá trị truyền thống
Trong hai ngày cuối tuần vừa qua, bên cạnh Triển lãm giới thiệu trang phục cung đình Việt Nam tại Trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ (50 Đào Duy Từ),những người yêu mến trà Việt sẽ có dịp được nghe, xem và thưởng trà tại Ngôi nhà di sản (87 Mã Mây) qua bàn tay khéo léo của nghệ nhân trà Nguyễn Cao Sơn. Đặc biệt, một món trà khá lạ và dân dã lần đầu tiên được giới thiệu tại đây là trà đâm Quỳ Hợp.
Theo nghệ nhân Cao Sơn, công thức pha chế trà đâm không quá khó, nhưng phải đủ tinh tế để có thể có ly trà xanh mướt và ngọt. Lá trà xanh được người dân tộc Thái ở Quỳ Hợp trồng ở trên núi, không hóa chất nên khá sạch. Khi lá được rửa sạch, người ta cho chúng vào ống tre, rồi dùng chày bằng gỗ dổi giã đều tay, nếu quá mạnh thì lá sẽ bị nát, trà sẽ bị đỏ, nếu giã chưa đủ độ, trà sẽ không ra hết chất ngọt. Sau khi giã lá xong, Lý đổ vào ống bương một cốc nước nguội và lọc lấy nước uống, lúc này trà sẽ mang mùi thanh nhẹ của lá tre.
Cũng nằm trong chuỗi sự kiện này, tại di tích Đình Kim Ngân (42 Hàng Bạc), du khách thập phương cũng không khỏi “trầm trồ” trước bài tay khéo léo tài hoa của nghệ nhân thêu tay Vũ Văn Hải đến từ thôn Khoái Nội, xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín. Đánh giá rất cao các chuỗi hoạt động này, theo anh Hải đây là cách làm mở, tạo điều kiện cho du khách thưởng lãm, tìm hiểu về nghề thêu dân gian của người Tràng An. “Chúng tôi cũng muốn xây dựng thương hiệu nghề thêu cho địa phương để có thể thu hút du khách, nhưng mới nghĩ đến việc đầu tư hệ thống, tìm nguồn kinh phí rồi lộ trình… là đã thấy oải rồi. Hôm nay được đến ngồi đây chưa nói đến việc bán được sản phẩm, chỉ tới đây ngồi, giới thiệu về nghề thêu cho du khách quốc tế là tôi đã thấy khoái lắm rồi” – nghệ nhân Vũ Văn Hải chia sẻ.
Được biết, vào ngày 26/11 tới đây, nhân buổi nói chuyện giới thiệu về văn hóa đạo Mẫu và trang phục trong giá hầu đồng do GS.TS Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hóa Dân gian chủ trì, các trích đoạn chầu văn tiêu biểu (trong đó có giá chầu Cô bé Thượng Ngàn) sẽ được tái hiện trước đông đảo công chúng thủ đô tại Trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ.
Có thể nói, các chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc diễn ra từ nay đến cuối tháng chính là những mảnh ghép nhằm góp phần thêm hoàn thiện bức tranh về kho tàng truyền thống quý báu của người Tràng An. Chính từ nỗ lực tạo ra không gian mở như này đã khiến những di sản trở nên gần gũi hơn trong cuộc sống đời thường chứ không chỉ là những giá trị văn hóa lâu đời thường chỉ được nhắc đến trong lịch sử. Mong rằng, các hoạt động thiết thực tôn vinh các giá trị văn hóa di sản vẫn sẽ được duy trì và phát huy nhằm góp phần gìn giữ những nét đẹp văn hóa cho thế hệ mai sau.
Tuấn Dũng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05