--> -->

Tội phạm công nghệ cao “len lỏi” vào từng gia đình

Đã có rất nhiều cảnh báo trên các phương tiện truyền thông cũng như trên các nền tảng mạng xã hội về phương thức thủ đoạn của tội phạm. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn bị kẻ xấu lợi dụng lòng tin, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tội phạm công nghệ cao dường như đang “len lỏi” vào từng gia đình...
Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản 24 thủ đoạn tội phạm công nghệ cao hay sử dụng để lừa đảo

Nhiều “cạm bẫy”

Ngày 19/4, Công an phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, tiếp nhận trình báo của ông K và bà L về việc có người gọi điện thoại tự giới thiệu là nhân viên mạng di động Vinaphone trao đổi với nội dung ông K sử dụng cước điện thoại hết 2 triệu đồng. Ngay sau đó, có một người khác tự giới thiệu là cán bộ Công an, gọi điện thoại sử dụng hình ảnh qua Zalo, mặc quần áo Cảnh sát thông báo số điện thoại của bà L hoạt động mua bán trái phép chất ma túy và rửa tiền, yêu cầu bà L chuyển tiền để phục vụ điều tra.

Tội phạm công nghệ cao “len lỏi” vào từng gia đình
Cùng với sự vào cuộc của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao cảnh giác để không “sập bẫy” của những đối tượng lừa đảo.

Do quá lo sợ, bà L đã bảo chồng mang 2 quyển sổ tiết kiệm trị giá 300 triệu để cùng ra ngân hàng rút và chuyển tiền cho các đối tượng lừa đảo. Tuy nhiên, do thời gian qua ông K luôn được Công an tuyên truyền cảnh giác về thủ đoạn lừa đảo qua mạng dạng tương tự và ông thường xuyên theo dõi các thông tin cảnh báo tội phạm trên Fanpage Tuổi trẻ công an quận Tây Hồ nên đã biết đó là lừa đảo. Vì thế, ông K chở bà L ra trụ sở Công an phường trình báo để không dính bẫy của các đối tượng lừa đảo qua mạng.

Có thể thấy, việc cập nhật những cảnh báo của cơ quan chức năng về các phương thức thủ đoạn của những đối tượng lừa đảo là vô cùng hữu ích. Tuy nhiên không phải ai cũng may mắn như trường hợp trên. Mới đây, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã công bố danh sách 28 bị hại trong các vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội. Những người này bị lừa đảo gần 36 tỷ đồng.

Theo Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an thành phố Hà Nội, mặc dù cơ quan chức năng cùng báo chí truyền thông liên tục cảnh báo các hình thức lừa đảo trực tuyến vẫn đang lan rộng với nhiều chiêu trò ngày càng bài bản, tinh vi. Phương thức, thủ đoạn của các đối tượng là giả danh cán bộ Công an, Viện kiểm sát, Tòa án... liên lạc qua điện thoại, mạng xã hội đe dọa người dân rằng họ có liên quan đến vụ án ma túy; bắt cóc trẻ em; rửa tiền hoặc thông báo thuê bao di động của bị hại liên quan đến việc các đối tượng lợi dụng để đăng tải các thông tin chống phá Đảng, Nhà nước và sẽ bị cắt thuê bao...

Đồng thời, các đối tượng thông báo bị hại sẽ có lệnh bắt tạm giam, phong tỏa tài sản, cắt thuê bao di động (có trường hợp, các đối tượng làm giả các lệnh bắt, gửi qua mạng xã hội cho bị hại để đe dọa). Khi bị hại lo sợ, chúng sẽ yêu cầu phải hợp tác với cơ quan chức năng để chứng minh tiền trong sạch, không liên quan đến tội phạm bằng cách đi đến ngân hàng đăng ký tài khoản và dịch vụ ngân hàng điện tử, cung cấp các thông tin đăng nhập, mã OTP cho đối tượng, rút sổ tiết kiệm, vay tiền gửi vào tài khoản mới mở. Khi bị hại gửi hết tiền vào tài khoản mới mở mang tên mình, đối tượng sẽ chiếm quyền sử dụng và chuyển hết tiền đến các tài khoản khác của chúng để chiếm đoạt.

Chủ động phòng ngừa

Theo báo cáo của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), Trong tuần qua (từ 15-21/4) có 132 trường hợp tấn công vào trang/cổng thông tin điện tử của Việt Nam: 106 trường hợp tấn công lừa đảo (Phishing), 26 trường hợp tấn công cài cắm mã độc. Chỉ tính riêng trong tháng 3/2024, NCSC đã ghi nhận 124.579 địa chỉ website giả mạo cơ quan, tổ chức. Các đối tượng sử dụng website giả mạo này để lừa đảo, gây thiệt hại cho người dân trên không gian mạng, đồng thời gây thiệt hại nghiêm trọng đến uy tín, thương hiệu của chính cơ quan, tổ chức bị giả mạo.

Thống kê trong 3 tháng đầu năm 2024, riêng Công an quận Hoàn Kiếm đã tiếp nhận 183 đơn trình báo về tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, tổng số tiền người dân bị lừa lên tới hơn 47 tỉ đồng. Trong đó có tới 69 vụ người dân bị lừa đảo dưới hình thức làm cộng tác viên, thực hiện nhiệm vụ để hưởng “hoa hồng”; 34 vụ giả danh nhân viên ngân hàng; 35 vụ chiếm đoạt (hack) tài khoản mạng xã hội Facebook và Zalo; 12 vụ giả danh cơ quan tư pháp…

Trung tá Trần Xuân Hải - Đội trưởng Đội Cảnh sát hình sự, Công an quận Hoàn Kiếm cho biết, qua công tác nắm tình hình địa bàn, chúng tôi xác định cứ 10 người thì có 6 - 7 người nhận được các cuộc gọi lừa đảo của tội phạm công nghệ cao và với những chiêu thức, thủ đoạn tinh vi, biến đổi liên tục nên người dân khó có thể nắm bắt hết được. Do vậy, Công an quận Hoàn Kiếm đã ban hành kế hoạch “Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng”.

Theo Trung tá Trần Xuân Hải, với kế hoạch này, mỗi cán bộ chiến sĩ sẽ trở thành 1 tuyên truyền viên và lực lượng Cảnh sát khu vực đóng vai trò quan trọng. Mỗi cảnh sát khu vực lại phụ trách nhóm Zalo tổ dân phố do mình theo dõi, quản lý, do vậy vào mỗi buổi sáng sẽ gửi tin nhắn cảnh báo đến các nhóm. Trong trường hợp người dân nhận được các cuộc gọi lạ, việc đầu tiên là sẽ gọi điện thoại cho cảnh sát khu vực để xác minh. Kế hoạch đã đạt được những kết quả nhất định khi có rất nhiều tin nhắn, cuộc gọi của người dân đến Cảnh sát khu vực để xác minh các cuộc gọi lừa đảo. Chúng tôi hy vọng sẽ chặn đứng được các chiêu trò của tội phạm công nghệ cao đang len lỏi vào từng gia đình…

Theo Trung tá Nguyễn Hà Đức Hưng - Phó Trưởng Công an phường Hàng Trống: “Hiện nay, tội phạm sử dụng công nghệ cao liên tục biến đổi thủ đoạn, phương thức hoạt động, thường xuyên cập nhật các công nghệ mới để che giấu hành vi phạm tội, gây khó khăn cho công tác điều tra, xác minh. Loại tội phạm này thường hoạt động xuyên quốc gia, gây nhiều khó khăn cho công tác phối hợp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan chức năng trong nước và quốc tế. Trong khi đó, việc trang bị các trang thiết bị, phần mềm hiện đại còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế; nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, chuyên sâu về lĩnh vực phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cũng bị thiếu hụt nên công tác điều tra, khám phá án gặp rất nhiều khó khăn".

Minh Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh lên cao nhất 15,5 triệu đồng/tháng

Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh lên cao nhất 15,5 triệu đồng/tháng

Theo đề xuất mới của Bộ Tài chính, mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân dự kiến được nâng từ 11 triệu đồng lên khoảng 13,3 - 15,5 triệu đồng/tháng. Đối với mỗi người phụ thuộc, mức giảm trừ cũng sẽ tăng lên 5,3 - 6,2 triệu đồng/tháng. Chính sách này được dự kiến áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2026, nhằm phù hợp với biến động giá cả và đời sống người dân.
Cần đột phá mạnh về thể chế, nguồn lực cho đổi mới sáng tạo ở Thủ đô

Cần đột phá mạnh về thể chế, nguồn lực cho đổi mới sáng tạo ở Thủ đô

Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội xác định khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực then chốt cho phát triển. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Thủ đô thông minh, hiện đại, đáng sống, cần cụ thể hóa giải pháp, hoàn thiện thể chế và tạo đột phá mạnh mẽ về nguồn lực, hạ tầng và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.
Thành phố cần có chính sách đột phá để bảo vệ môi trường

Thành phố cần có chính sách đột phá để bảo vệ môi trường

Là một công dân của Thủ đô Hà Nội, nơi tôi sinh sống, làm việc và gắn bó mỗi ngày, tôi đặc biệt quan tâm đến các vấn đề về bảo vệ môi trường, phát triển đô thị xanh, thông minh và bền vững.
Khẩn trương triển khai đáp ứng công tác y tế ứng phó cơn bão số 3

Khẩn trương triển khai đáp ứng công tác y tế ứng phó cơn bão số 3

Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản hỏa tốc số 338/SYT-NVY gửi giám đốc các đơn vị y tế trên địa bàn Thành phố, trạm y tế các phường/xã về việc khẩn trương triển khai đáp ứng công tác phòng, chống, ứng phó bão số 3 (Wipha).
Chủ động ứng phó bão số 3: Hà Nội chỉ đạo “nóng”, tăng cường bảo đảm an toàn giao thông

Chủ động ứng phó bão số 3: Hà Nội chỉ đạo “nóng”, tăng cường bảo đảm an toàn giao thông

Trước ảnh hưởng của bão số 3, Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội vừa có văn bản đề nghị các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các địa phương khẩn trương triển khai các biện pháp cấp bách nhằm bảo đảm an toàn cho người dân và phương tiện tham gia giao thông.
Bão số 3 đã mạnh thêm 1 cấp, cấp 10, giật cấp 12, cách Hưng Yên khoảng 280km

Bão số 3 đã mạnh thêm 1 cấp, cấp 10, giật cấp 12, cách Hưng Yên khoảng 280km

Theo cảnh báo từ chuyên gia khí tượng, bão số 3 đã đi vào Vịnh Bắc Bộ; không chỉ gây mưa lớn mà còn thiết lập một dải hội tụ nhiệt đới khiến nhiều tỉnh thành ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục đối mặt với mưa lớn kéo dài nhiều ngày. Đặc biệt, các khu vực miền núi phía Bắc, Thanh Hóa và Nghệ An được dự báo là "tâm mưa" với nguy cơ cực cao về lũ quét và sạt lở đất, ngay cả khi bão đã suy yếu.
Nhiệm kỳ tới Hà Nội phải giải quyết dứt điểm dự án treo, quy hoạch treo để tránh lãng phí

Nhiệm kỳ tới Hà Nội phải giải quyết dứt điểm dự án treo, quy hoạch treo để tránh lãng phí

Cần thí điểm mô hình “tổ công tác đặc biệt” để giải quyết nhanh các vướng mắc cho các dự án bị treo, hoặc chậm tiến độ trên địa bàn Thủ đô. Qua đó, rút ngắn thời gian xử lý thủ tục, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Tin khác

Thanh Hóa: Bắt giữ băng nhóm tội phạm cộm cán, nguy hiểm

Thanh Hóa: Bắt giữ băng nhóm tội phạm cộm cán, nguy hiểm

Công an tỉnh Thanh Hóa vừa ra lệnh tạm giữ hình sự đối với 8 đối tượng trong băng, ổ nhóm tội phạm do Bùi Quốc Ý (tức Ý Ẻng, SN 1981) cầm đầu.
Hưng Yên: Xử phạt 180 triệu đồng doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tẩy rửa giả nhãn hiệu D-nee, Tauau

Hưng Yên: Xử phạt 180 triệu đồng doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tẩy rửa giả nhãn hiệu D-nee, Tauau

Một doanh nghiệp tại Hưng Yên vừa bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính 180 triệu đồng vì sản xuất hàng loạt sản phẩm tẩy rửa giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng như D-nee, Hygiene, Tauau. Toàn bộ tang vật buộc tiêu hủy theo quy định pháp luật.
Khởi tố, tạm giam 4 tháng tài xế Lê Minh Giáp gây tai nạn nghiêm trọng ở Dương Nội

Khởi tố, tạm giam 4 tháng tài xế Lê Minh Giáp gây tai nạn nghiêm trọng ở Dương Nội

Ngày 17/7, Công an thành phố Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can, tạm giam 4 tháng đối với Lê Minh Giáp để điều tra về tội "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ". Giáp là tài xế đã uống rượu và lái xe gây ra vụ tai nạn liên hoàn đặc biệt nghiêm trọng tại phường Dương Nội, khiến 1 người tử vong và 3 người bị thương nặng.
Tạm giữ tài xế Lê Minh Giáp để điều tra vụ tai nạn ở Dương Nội

Tạm giữ tài xế Lê Minh Giáp để điều tra vụ tai nạn ở Dương Nội

Liên quan đến vụ tai nạn khiến 1 người tử vong, nhiều người bị thương do Lê Minh Giáp (sinh năm 1984, trú ở phường Yên Nghĩa - Hà Nội) điều khiển xe ô tô biển số 30k-730... gây ra. Ngay trong đêm xảy ra vụ việc, cơ quan Công an đã tạm giữ tài xế Lê Minh Giáp để phục vụ công tác điều tra và xử lý.
Khởi tố 6 đối tượng nâng điểm bài thi lớp 10 tại Thanh Hoá

Khởi tố 6 đối tượng nâng điểm bài thi lớp 10 tại Thanh Hoá

Sau một thời gian tập trung điều tra, xác minh, mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố vụ án, khởi tố 6 bị can về tội "Giả mạo trong công tác"…
Xử phạt tài xế xe khách vừa lái xe vừa "lướt điện thoại" trên cao tốc

Xử phạt tài xế xe khách vừa lái xe vừa "lướt điện thoại" trên cao tốc

Camera hành trình của người dân đã ghi lại hình ảnh tài xế xe khách 60F-002.XX "vô tư" dùng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây. Cảnh sát giao thông (CSGT) đã nhanh chóng vào cuộc, xử phạt nghiêm tài xế.
TP.HCM: Triệt phá các đường dây buôn bán "bóng cười" quy mô lớn

TP.HCM: Triệt phá các đường dây buôn bán "bóng cười" quy mô lớn

Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thông tin, đơn vị này vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với 8 đối tượng để điều tra về hành vi “Buôn bán hàng cấm”.
Cảnh báo: Hàng tỷ đồng "bốc hơi" vì ứng dụng chứng khoán giả mạo SKSVIP

Cảnh báo: Hàng tỷ đồng "bốc hơi" vì ứng dụng chứng khoán giả mạo SKSVIP

Hàng loạt nhà đầu tư tại Hà Nội đã sập bẫy lừa đảo tinh vi từ ứng dụng chứng khoán giả mạo SKSVIP, mất trắng hàng tỷ đồng. Với giao diện y hệt sàn giao dịch thật cùng lời hứa hẹn "mua cổ phiếu thưởng giá rẻ", các đối tượng đã chiếm đoạt số tiền lớn, khiến nạn nhân không thể rút tiền và liên tục bị yêu cầu nộp thêm phí vô lý.
Triệt phá đường dây ma túy do đối tượng đang điều trị tâm thần cầm đầu

Triệt phá đường dây ma túy do đối tượng đang điều trị tâm thần cầm đầu

Công an thành phố Hà Nội vừa triệt phá thành công đường dây mua bán ma túy quy mô lớn do Bùi Thị Thanh Thủy cầm đầu. Đối tượng này đã lợi dụng vỏ bọc bệnh nhân tâm thần đang điều trị bắt buộc tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương để điều hành các hoạt động phạm tội. Công an đã bắt giữ 10 đối tượng, thu giữ khoảng 22 kg ma túy các loại.
Khởi tố 18 bị can trong vụ án hối lộ tại Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế và các công ty liên quan

Khởi tố 18 bị can trong vụ án hối lộ tại Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế và các công ty liên quan

Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa khởi tố vụ án hình sự "Đưa hối lộ và Nhận hối lộ" và khởi tố 18 bị can, bao gồm cả nguyên Cục trưởng và Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế, cùng lãnh đạo một số công ty dược phẩm. Đây là diễn biến mở rộng điều tra liên quan đến các sai phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Xem thêm
Phiên bản di động