Tổ chức Hội nghị người lao động mỗi năm 1 lần
Mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã ban hành Hướng dẫn liên tịch số 01/HD-UBND-LĐLĐ về việc tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức và Hội nghị người lao động năm 2025. Trong đó, về tổ chức Hội nghị người lao động, Hướng dẫn nêu: đối với doanh nghiệp Nhà nước, ban lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước và Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp phối hợp tổ chức theo Điều 69 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
![]() |
Hội nghị người lao động Công ty cổ phần Môi trường đô thị Gia Lâm năm 2024. (Ảnh minh họa) |
Đối với doanh nghiệp, tổ chức khác có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động thuộc khu vực ngoài Nhà nước, người sử dụng lao động phối hợp với Công đoàn cơ sở xây dựng ban hành quy chế và tổ chức Hội nghị người lao động (Doanh nghiệp có dưới 10 người lao động thì không bắt buộc phải tổ chức Hội nghị) theo Chương I Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Bộ luật Lao động năm 2019 và Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ; Hướng dẫn số 11/HD-TLĐ ngày 14/3/2024 của Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc Hướng dẫn Công đoàn thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Thời gian tổ chức mỗi năm 1 lần sau khi kết thúc năm tài chính của doanh nghiệp nhưng không chậm hơn 3 tháng của năm tiếp theo do người đại dỉện có thẩm quyền quyết định sau khi lấy ý kiến của Ban Chấp hành Công đoàn để phát huy quyền dân chủ của người lao động trong việc đánh giá kết quả hoạt động của năm trước và đề xuất giải pháp thực hiện nhiệm vụ năm công tác mới. Căn cứ điều kiện thực tế, người sử dụng lao động thống nhất với Công đoàn cơ sở về thành phần dự Hội nghị theo hình thức Hội nghị toàn thể hoặc Hội nghị đại biểu.
Nội dung Hội nghị người lao động theo quy định tại Điều 64 Bộ luật Lao động, trong đó tập trung thảo luận các nội dung về: Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; Việc thực hiện hợp đồng lao động, Thỏa ước lao động tập thể, Nội quy, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc; Điều kiện làm việc; Yêu cầu của người lao động và Công đoàn cơ sở đối với người sử dụng lao động; Các nội dung khác mà hai bên quan tâm…
UBND và LĐLĐ Thành phố yêu cầu, sau Hội nghị, người sử dụng lao động phối hợp với Công đoàn cơ sở phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết. Định kỳ 6 tháng một lần, tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Hội nghị; kết quả thực hiện kiến nghị của người lao động.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng

Giá xăng ngày 17/4 có thể giảm gần 450 đồng/lít?

Kiểm lâm Nghệ An chấn chỉnh hoạt động tại các vườn thú

Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

Phát huy hiệu quả các phong trào thi đua trong CNVCLĐ

Hiệu quả từ phong trào thi đua “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”
Tin khác

Phát huy hiệu quả các phong trào thi đua trong CNVCLĐ
Hoạt động 16/04/2025 17:41

Hiệu quả từ phong trào thi đua “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”
Hoạt động 16/04/2025 17:30

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Sức lan toả từ các phong trào thi đua
Hoạt động 16/04/2025 16:45

Sân chơi thể thao chuyên nghiệp, hấp dẫn
Hoạt động 16/04/2025 16:03

Công đoàn huyện Quốc Oai tập trung tổ chức hiệu quả các hoạt động trong Tháng Công nhân
Hoạt động 15/04/2025 23:12

Chính thức khởi tranh Giải bóng đá CNVCLĐ & LLVT quận Hai Bà Trưng lần thứ XXIV - năm 2025
Hoạt động 15/04/2025 19:19

Khai mạc Giải bóng đá CNVCLĐ & LLVT quận Hai Bà Trưng lần thứ XXIV - năm 2025
Hoạt động 15/04/2025 18:31

Các cấp Công đoàn huyện Thanh Trì sẵn sàng cho Tháng Công nhân
Hoạt động 15/04/2025 18:30

Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ công đoàn
Hoạt động 15/04/2025 17:26

Tạo điểm nhấn cho Tháng Công nhân
Hoạt động 15/04/2025 16:22