Tổ chức “đám ma vui” phi văn hóa truyền thống
Đưa quan hệ hiện tại xứng tầm với truyền thống |
Không có khái niệm “đám ma vui”
Mỗi nơi có một cách thức tổ chức đám ma, đưa tiễn người chết về cõi vĩnh hằng. “Sinh ly tử biệt” là chuyện buồn và tuyệt nhiên không có khái niệm “vui” trong đám ma, thế nhưng thời gian qua, ngày càng nhiều đám ma, được người dân tổ chức linh đình hay còn gọi là “đám ma vui”, trái ngược hẳn với những đám ma của người dân Bắc Bộ là đau buồn bi ai. Thậm chí nhiều người khi được chứng kiến đám ma của người dân Nam Bộ còn cho rằng, quá sơ sài về nghi thức, thân nhân con cháu không hoặc ít khóc than, thậm chí nhiều người tham dự đám tang còn tỏ ra vui vẻ, hả hê…
Không khó để nhận ra sự khác biệt giữa văn hóa Bắc Bộ với văn hóa Nam Bộ trong việc tang ma. Trong đám ma của người Việt ở Nam Bộ, họ sẵn sàng thuê cả một dàn nhạc lễ, thuê ca sĩ khuấy đảo để không khi trở nên vui vẻ hơn, thậm chí còn tổ chức ăn nhậu linh đình như thể là chuyện vui. Đó là chưa kể đến việc nhiều đám ma còn thuê hẳn một dàn “vũ công” là những người đồng tính ăn mặc hở hang, uốn éo nhảy múa rồi đi xin tiền khắp đám tang…
Đám ma sexy đó chi là văn hóa “lai căng” và lừa dối người đã chết |
Mới đây, khi clip về một đám ma với những vũ công nhảy múa sexy, ăn mặc hở hang và hát những bài nhạc trẻ, nhạc chế được tung lên mạng, với một số người dân Nam Bộ đó là điều bình thường và như một sự ‘khoe mẽ” của gia chủ với anh em, họ hàng, chòm xóm về vị thế và độ “chịu chơi”, thậm chí có người cho rằng đó là phong tục tập quán của dân Nam Bộ. Thế nhưng, đa phần người dân ở khắp mọi miền Tổ quốc thì đó là vấn đề khó chấp nhận.
G.S Trần Lâm Biền cho rằng, thực chất người Việt ở Nam Bộ được bắt nguồn từ dân di cư ở Bắc Bộ và Trung Bộ, với văn hóa của hai khu vực này thì không có khái niệm “đám ma vui”. Bên cạnh đó bộ phận người dân còn lại của người Việt Nam Bộ là người Hoa và người Khơme và hai bộ phận người này cũng hoàn toàn không có khái niệm “vui” trong đám ma. Câu chuyện về một “đám ma vui”, đám ma sexy tựu chung đó là do lối sống phóng khoáng của người dân Nam Bộ, sự phóng khoáng ấy như là sự bù đắp cho cuộc sống nghèo khó trước đây. Đây là một sự ngộ nhận đáng tiếc vì người Việt từ Bắc vào Nam thống nhất một nền văn hóa Á Đông trong hầu hết những giá trị chuẩn mực. Nghi lễ tang ma, cưới gả cũng xuất phát từ cái nền chung. Dị biệt thì có, nhưng hoàn toàn không có “đám ma vui”
Phi văn hóa truyền thống
Đám tang là nghi thức tiễn biệt người đã qua đời, trong đó con cháu và người thân luôn tỏ ra thương tiếc. Một số đám tang có hát nhạc trẻ sôi động, nhậu nhẹt, người đồng tính đến diễn trò vui, thậm chí múa sexy… là phi văn hoá truyền thống, không phải là nét văn hoá riêng của Nam Bộ và là việc làm hết sức thiếu văn hóa. |
So với khung cảnh đượm vẻ bi ai thống thiết của đám ma ở miền Bắc thì cái không khí diễn trò sôi nổi và ăn nhậu hả hê của đám ma ở Nam Bộ quả thật lạ lẫm. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kĩ đặc trưng văn hoá Nam Bộ thì sẽ không khó nhận ra lí lẽ của đám tang ở vùng đất này. Trong khi miền Bắc là vùng đất có lịch sử lâu đời và ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo đậm nét, thì Nam Bộ là vùng đất mới của những lưu dân tứ xứ dứt áo ra đi tìm đất sống. Trong bối cảnh hoang vu của đất phương Nam buổi đầu, hơi hám của Nho giáo phong kiến còn rất mờ nhạt, thì điểm tựa tinh thần của lưu dân chính là tư tưởng nhà Phật. Chính vì ảnh hưởng của Phật giáo với quan niệm đời là cõi tạm mà lưu dân xem cái chết không quá bi ai, thậm chí họ còn quan niệm “Sinh dữ, tử lành”. Do đó trong đám ma không có quá nhiều điều kiêng cữ và nghi thức như ở miền Bắc.
Bên cạnh đó, với quan niệm “sống chết lẽ thường”, người dân Nam Bộ đã dám đương đầu với biết bao gian nguy đang rình rập trong buổi đầu khai phá. Rồi trong hoàn cảnh đó, chẳng may có người thân qua đời, thì đương nhiên họ không thể làm đủ các lễ thức theo nghi thức Nho giáo, mà chỉ có thể “tuỳ duyên” theo tinh thần Phật giáo. Với việc thích nghi văn hóa ngoại lai, việc người dân Nam Bộ bị ảnh hưởng hay sử dụng nhạc cụ sôi động trong đám ma thì có thể chấp nhận được, tuy nhiên, việc nhảy múa sexy, hát hò hoặc uốn éo trước linh cữu người đã mất là hành động gây phản cảm, cần phải được loại trừ. Đó là chưa nói đến việc những người đồng tính nhảy múa sexy trong đám ma, vô hình chung làm xấu đi hình ảnh những người đồng tính trong cách nhìn của mọi người.
Đánh giá về vấn đề này G.S Trần Lâm Biền cho rằng, thực chất đám ma thì bao giờ cũng buồn, đó là sự chia ly giữa người sống và người chết. Trong trường hợp người chết đã già thì con cháu bớt buồn chứ không thể vui được. Đám tang là nghi thức tiễn biệt người đã qua đời, trong đó con cháu và người thân luôn tỏ ra thương tiếc người chết. Một số đám tang có hát nhạc trẻ sôi động, nhậu nhẹt, người đồng tính đến diễn trò vui, thậm chí múa sexy… là phi văn hoá truyền thống, không phải là nét văn hoá riêng của Nam Bộ và là việc làm hết sức thiếu văn hóa. Một số dân tộc ở miền núi phía Bắc cũng có hiện tượng nhảy múa trong đám tang, nhưng đó là việc họ sinh hoạt cộng đồng như thể tiễn biệt người mất về cõi vĩnh hằng.
Trần Bảo Khánh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Tin khác
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05