-->

Tổ chức chính quyền địa phương: Đổi mới để thúc đẩy sự phát triển

Chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy đang được triển khai quyết liệt. Từ ngày 1/3/2025, theo Nghị quyết 176 của Quốc hội, các bộ, cơ quan ngang bộ mới được thành lập sẽ chính thức hoạt động. Với bộ máy chính quyền địa phương các cấp, việc tinh gọn, sắp xếp cũng đang được đặt ra, theo tinh thần của Kết luận số 126-KL/TW là nghiên cứu bỏ cấp trung gian (cấp huyện) và định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Đại biểu Quốc hội đề nghị đổi mới tổ chức chính quyền địa phương Chính quyền địa phương vẫn song hành Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân

Căn cứ vào quy mô dân số và diện tích tự nhiên

Nhìn lại lịch sử có thể thấy, sau khi thống nhất đất nước, nước ta có 72 tỉnh, thành phố. Tháng 12/1975, Quốc hội ra nghị quyết bãi bỏ cấp khu, giải thể khu tự trị, hợp nhất, sáp nhập hàng loạt các tỉnh. Năm 1976, cả nước chỉ còn 38 tỉnh, thành phố.

Tuy nhiên, 15 năm sau (1991), con số này đã tăng lên 53 và đến năm 2004 là 64 tỉnh, thành phố. Sau khi mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội (sáp nhập Hà Tây và một số địa bàn của Vĩnh Phúc, Hòa Bình) từ năm 2008 đến nay, nước ta có 63 tỉnh, thành phố.

Tổ chức chính quyền địa phương: Đổi mới để thúc đẩy sự phát triển
Việc mở rộng địa giới hành chính đã tạo thêm nhiều dư địa cho Hà Nội phát triển. Ảnh: Phương Ngân

Theo nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh, việc tách tỉnh khi đó là cần thiết, bởi điều kiện đi lại khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn. Tách để tạo không gian phát triển cho các địa phương. Và thực tế cho thấy, nhiều địa phương đã có sự phát triển vượt bậc.

Song, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, giao thông thuận lợi và thời điểm này các tỉnh phát triển đã đến giới hạn, các nguồn lực tài nguyên khoáng sản, đặc biệt đất đai dần cạn kiệt thì việc các tỉnh sáp nhập lại sẽ phát huy được lợi thế. Đồng thời, tạo ra không gian, dư địa rộng lớn hơn để thu hút tiềm năng, nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Để xác định tỉnh nào cần sáp nhập, sẽ phải căn cứ tiêu chí về quy mô dân số và diện tích tự nhiên, những yếu tố đặc thù khác về văn hóa, lịch sử… theo các nghị quyết của Quốc hội. Vậy, trong điều kiện hiện nay, nên tổ chức bao nhiêu tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là phù hợp?

Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, trở về con số 38 tỉnh, thành phố như trước đây là phù hợp, nhưng không nhất thiết tỉnh nào về lại tỉnh đó như trước, mà sắp xếp phù hợp với đặc điểm của các tỉnh.

Còn PGS.TS, đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn lại cho rằng, con số hợp lý có thể nằm trong khoảng từ 40 đến 50 tỉnh. Phương án mạnh mẽ hơn có thể giảm xuống còn khoảng 40 tỉnh, giúp bộ máy hành chính thực sự tinh gọn, nhưng sẽ gặp phải những thách thức trong việc điều chỉnh địa giới, ổn định tâm lý người dân và đồng bộ hệ thống pháp lý.

Ngoài ra, ông Sơn cũng cho rằng, phương án cân bằng hơn có thể duy trì khoảng 45 - 50 tỉnh, vẫn đảm bảo tinh giản đầu mối, nhưng không gây xáo trộn quá lớn, đồng thời giữ được sự ổn định trong quản lý nhà nước...

Bỏ cấp trung gian là thông lệ của nhiều nước

Việc nghiên cứu bỏ cấp trung gian (cấp huyện) cũng thu hút sự quan tâm lớn của dư luận. Nguyên Thứ trưởng Nguyễn Tiến Dĩnh cho hay, bộ máy hành chính chỉ còn 3 cấp, bỏ cấp trung gian cũng là thông lệ của nhiều nước trên thế giới.

Ông Dĩnh nhìn nhận, ngoài Trung ương đưa ra thể chế, pháp luật, chính sách chỉ đạo, thì cấp tỉnh là cơ bản, quyết ngân sách, chính sách của địa phương. Cấp huyện là cấp trung gian, chỉ chuyển tải ngân sách, chính sách của tỉnh xuống cơ sở (cấp xã). Cấp xã là cấp trực tiếp thực hiện nhiều nhất.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ phân tích, việc qua cấp trung gian dễ có độ trễ, vì qua huyện lại phải ngồi bàn, ra văn bản rồi tổ chức thực hiện. Mà thực ra cấp huyện không làm gì khác được chỉ đạo, chính sách, ngân sách cấp tỉnh đã quyết. Thậm chí, không chỉ có độ trễ mà còn nguy cơ tạo ra lực cản nữa. Quá trình thực hiện mà không triển khai và triển khai không đúng thì thành lực cản, nên bỏ cấp trung gian này sẽ thông suốt luôn xuống cấp xã.

Theo ông Dĩnh, việc thực hiện các chính sách của Trung ương, của tỉnh đều từ cấp xã, do vậy, bộ máy và điều kiện để cấp xã thực hiện được là vấn đề cần tính đến. Kết luận 126-KL/TW đã nhấn mạnh, phải củng cố, tăng cường cho cấp xã không chỉ về số lượng mà cả chất lượng nguồn nhân lực, kinh phí, đảm bảo các điều kiện để chính quyền địa phương cấp cơ sở thực hiện cho tốt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cao hơn.

Luật Tổ chức chính quyền địa phương vừa được Quốc hội khóa XV sửa đổi tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 vừa qua đã quy định việc tổ chức đơn vị hành chính được thực hiện theo 4 nguyên tắc.

Cụ thể là phải tuân thủ quy định của Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm tính ổn định, thông suốt, liên tục của quản lý nhà nước; phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên, xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa và yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội của từng địa phương;

Đồng thời, phù hợp với năng lực quản lý của bộ máy chính quyền địa phương, mức độ chuyển đổi số; bảo đảm để các công việc, thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp và xã hội được tiếp nhận, giải quyết kịp thời, thuận lợi; thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.

Cũng theo Luật, việc thành lập, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải bảo đảm: Phù hợp quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương.

Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương; tạo sự thuận tiện cho nhân dân; phải bảo đảm tiêu chuẩn của đơn vị hành chính theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo.

Còn việc giải thể đơn vị hành chính chỉ thực hiện trong các trường hợp: Do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương hoặc của quốc gia; do thay đổi các yếu tố địa lý, địa hình tác động đến sự tồn tại của đơn vị hành chính đó...

Tính đến tháng 6/2024, báo cáo của Bộ Nội vụ cho thấy, nước ta có 705 đơn vị hành chính cấp huyện (523 huyện, 46 quận, 51 thị xã, 84 thành phố thuộc tỉnh và một thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương). Cùng với đó, Việt Nam có 10.595 đơn vị hành chính cấp xã (8.192 xã, 1.784 phường, 619 thị trấn).
Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tái hiện hành trình 30 năm Việt Nam tham gia ASEAN

Tái hiện hành trình 30 năm Việt Nam tham gia ASEAN

Ngày 25/2, Học viện Ngoại giao đã tổ chức Triển lãm ảnh với chủ đề “Hành trình 30 năm Việt Nam tham gia ASEAN” (28/7/1995 - 28/7/2025). Triển lãm là một trong những hoạt động kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN và góp phần vào thành công của Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025.
Kịp thời cứu một phụ nữ trầm cảm có ý định tự tử

Kịp thời cứu một phụ nữ trầm cảm có ý định tự tử

Ngày 25/2, Công an thành phố Hà Nội thông tin về việc đã giải cứu an toàn một người phụ nữ có ý định tự tử từ trên tầng 18 tòa nhà chung cư Nguyễn Đức Cảnh (phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội).
Hà Nội bổ sung danh mục 14 dự án thu hồi đất năm 2025 với tổng diện tích 772,5ha

Hà Nội bổ sung danh mục 14 dự án thu hồi đất năm 2025 với tổng diện tích 772,5ha

Ngày 25/2, tại Kỳ họp thứ 21 (Kỳ họp chuyên đề), HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết điều chỉnh, bổ sung danh mục các công trình, dự án thu hồi đất năm 2025 trên địa bàn Thành phố.
Nộp tiền sử dụng đất đối với loại đất nông nghiệp không có giấy tờ như thế nào?

Nộp tiền sử dụng đất đối với loại đất nông nghiệp không có giấy tờ như thế nào?

Trả lời kiến nghị của cử tri về đất nông nghiệp, Bộ Tài chính cho biết, Chính phủ đã quy định chi tiết việc tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất tại Nghị định số 103/2024/NĐ-CP ngày 30/7/2024 của Chính phủ (điểm b khoản 1 Điều 10 và Điều 8).
Bạn cần biết những lý do không nên sử dụng chế độ tối trên Smartphone

Bạn cần biết những lý do không nên sử dụng chế độ tối trên Smartphone

Chế độ tối hiện nay đã trở thành một tính năng phổ biến trên hầu hết các thiết bị như smartphone và laptop, với mục tiêu giảm mỏi mắt và tiết kiệm pin. Tuy nhiên, không phải ai cũng thấy chế độ này tối ưu, và dưới đây là một số lý do giải thích tại sao bạn có thể cân nhắc trước khi sử dụng chế độ tối trên thiết bị của mình.
Tiêu chí thực hiện đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án sử dụng đất

Tiêu chí thực hiện đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án sử dụng đất

Sáng 25/2, tại kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề) Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định các tiêu chí để quyết định thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn Thành phố.
Thông qua Nghị quyết hỗ trợ kinh phí thực hiện chế độ tiền thưởng các cơ sở giáo dục công lập

Thông qua Nghị quyết hỗ trợ kinh phí thực hiện chế độ tiền thưởng các cơ sở giáo dục công lập

Thành phố Hà Nội dự kiến nhu cầu kinh phí thực hiện chế độ 10% tiền thưởng theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP năm học 2024-2025 khoảng 254.741 triệu đồng. Thời gian thực hiện từ năm học 2024-2025 (được tính từ tháng 7/2024 đến hết tháng 8/2025).

Tin khác

Tái hiện hành trình 30 năm Việt Nam tham gia ASEAN

Tái hiện hành trình 30 năm Việt Nam tham gia ASEAN

Ngày 25/2, Học viện Ngoại giao đã tổ chức Triển lãm ảnh với chủ đề “Hành trình 30 năm Việt Nam tham gia ASEAN” (28/7/1995 - 28/7/2025). Triển lãm là một trong những hoạt động kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN và góp phần vào thành công của Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025.
Tiêu chí thực hiện đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án sử dụng đất

Tiêu chí thực hiện đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án sử dụng đất

Sáng 25/2, tại kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề) Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định các tiêu chí để quyết định thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn Thành phố.
Thông qua Nghị quyết hỗ trợ kinh phí thực hiện chế độ tiền thưởng các cơ sở giáo dục công lập

Thông qua Nghị quyết hỗ trợ kinh phí thực hiện chế độ tiền thưởng các cơ sở giáo dục công lập

Thành phố Hà Nội dự kiến nhu cầu kinh phí thực hiện chế độ 10% tiền thưởng theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP năm học 2024-2025 khoảng 254.741 triệu đồng. Thời gian thực hiện từ năm học 2024-2025 (được tính từ tháng 7/2024 đến hết tháng 8/2025).
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan

Chiều 24/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Maris Sangiampongsa nhân dịp Bộ trưởng đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 23 - 25/2.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương

Chiều 24/2, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác của Trung ương đã làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về mục tiêu tăng trưởng đặt ra cho năm 2025 và giai đoạn tiếp theo.
Ngân hàng Nhà nước có 20 đơn vị trực thuộc sau khi tinh gọn

Ngân hàng Nhà nước có 20 đơn vị trực thuộc sau khi tinh gọn

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 26/2025/NĐ-CP ngày 24/2/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2025.
Cơ cấu tổ chức mới, Bộ Nội vụ giảm 13 đầu mối

Cơ cấu tổ chức mới, Bộ Nội vụ giảm 13 đầu mối

Nghị định 25/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ có hiệu lực từ 1/3/2025. Theo Nghị định, cơ cấu tổ chức mới của Bộ Nội vụ gồm 22 đơn vị.
Tăng cường hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao Việt Nam và Thái Lan

Tăng cường hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao Việt Nam và Thái Lan

Ngày 24/2, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Maris Sangiampongsa.
Đề xuất thành lập Trung tâm tài chính tại Việt Nam

Đề xuất thành lập Trung tâm tài chính tại Việt Nam

Bộ Tư pháp vừa tổ chức phiên họp thẩm định đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập và hoạt động của Trung tâm tài chính tại Việt Nam, do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì soạn thảo.
Kịp thời cứu 8 người trong vụ cháy tiệm bánh kem ở quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Kịp thời cứu 8 người trong vụ cháy tiệm bánh kem ở quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Sáng 24/2, lực lượng chức năng quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã kịp thời cứu 8 người trong vụ cháy tiệm bánh kem Tấn Phát ở trung tâm Thành phố lúc rạng sáng cùng ngày.
Xem thêm
Phiên bản di động