-->

Tình quân - dân trong bão lũ

(LĐTĐ) Hàng trăm sĩ quan dầm mình dưới nước lũ giúp dân di chuyển tài sản. Hàng ngàn chiến sĩ trắng đêm đào bới tìm đồng đội. Cả trung đoàn luồn rừng, lội suối tìm bà con bị lạc đường hoặc mất tích trong trận lũ lịch sử ở miền Trung. Đó không chỉ là hành động ngời sáng bản chất Bộ đội Cụ Hồ; mà còn là tình người sâu nặng giữa thiên tai bão lũ. Chỉ có nghĩa tình quân dân thắm thiết mới làm được những việc làm sâu nặng như thế.
Nhiều hoạt động hướng về người dân miền Trung bị ảnh hưởng bởi bão lũ Sống để sẻ chia… Chung tay cùng miền Trung và biển đảo khắc phục thiệt hại bởi bão, lũ

Tên các anh tạc vào đất mẹ

Đã qua rồi những ngày gian khổ cùng bà con miền Trung chống lũ. Đã qua rồi những “đêm trắng” dầm mình trong bùn nước di chuyển vật dụng của bà con người dân Quảng Bình đến nơi khô ráo. Và đã qua rồi cảnh hàng ngàn hộ gia đình ở các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Nghệ An, Hà Tĩnh phải sống trong “màn trời chiếu đất”.

Nhưng đọng sâu trong tim cán bộ chiến sĩ ở Quân khu 4 là nghĩa tình sâu nặng được giúp nhân dân giữa hoạn nạn thiên tai. Trận “đại hồng thủy” hoành hành đồng bào miền Trung trong năm 2020 đối với người lính Quân khu 4, đó là “trận chiến đấu khốc liệt”. Chỉ khác trận chiến đấu này không có tiếng súng đạn bom, không có quân thù như thời chiến trận, mà “giặc thù” là bão lũ. “Trận địa tác chiến” là bản làng, thôn xóm; bà con nhân dân là những người thân yêu nhất.

Tình quân - dân trong bão lũ
Các lực lượng vũ trang giúp dân trong bão lũ

Khi sự cố Rào Trăng 3 (huyện Phong Điền - Thừa Thiên Huế) xảy ra vùi lấp những công nhân nhà máy điện, thực hiện mệnh lệnh “cứu dân khẩn cấp” từ Bộ Quốc phòng, Thiếu tướng Nguyễn Văn Man, Phó Tư lệnh Quân khu 4, cầm đội quân lập tức lên đường.

Trước khi rời đơn vị, ông nói với cấp dưới của mình: “Nhân dân đang cần chúng ta từng giờ từng phút, dù khó khăn thế nào cũng phải đi, kể cả hi sinh”. Cuộc hành quân của họ đi về hướng nhân dân chẳng khác gì cuộc hành quân ra trận tuyến.

Bất chấp đêm tối, mưa gió bão bùng, Thiếu tướng Nguyễn Văn Man đã chỉ huy cán bộ cấp dưới nhanh chóng “mở đường” vượt lũ khẩn cấp, bất chấp nguy hiểm để vào hiện trường tìm kiếm, cứu người bị nạn.Trong điều kiện mưa lớn, đêm tối, địa hình hiểm trở, bất ngờ bị núi lở, 13 cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hi sinh. Thiếu tướng Nguyễn Văn Man nằm lại nơi rừng xanh núi biếc ấy.

Trong khi chuẩn bị lễ tang 13 đồng chí cán bộ, chiến sĩ đã hi sinh thì 22 cán bộ chiến sĩ của Đoàn Kinh tế 337 Quân khu 4 bị núi Tạc ở Quảng Trị vùi lấp giữa đêm tối và anh dũng hi sinh. Các anh ngã vào rừng xanh núi biếc có 1 sĩ quan đeo hàm Đại tá, 4 người Trung tá, 1 Thiếu tá, 1 Đại úy, 7 Thượng úy và 8 chiến sĩ cấp hàm Trung sĩ. Dù Đại tá hay cấp hàm binh nhất, dù đã có vợ con hay chưa một lần yêu, dù quê Hà Tĩnh hay Quảng Trị, các anh mãi là những người lính bất tử của Tổ quốc thời bình.

Tổ quốc mãi ghi công các anh, đất nước không bao giờ quên các anh - những người sống vì sự bình yên Tổ quốc, hi sinh vì nhân dân.Các anh đã quên thân mình cho sự sống của người dân miền Trung ruột thịt. Các anh đã hóa thân vào lòng đất miền Trung.

Xúc động trước sự hi sinh cao cả của cán bộ chiến sĩ Quân khu 4, trong phiên khai mạc Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá XIV, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã bày tỏ sự tiếc thương, nhấn mạnh: “Sự hi sinh anh dũng của các anh là tổn thất vô cùng to lớn đối với Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang và gia đình, người thân; để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với đồng chí, đồng bào cả nước. Song đây cũng là biểu tượng của tinh thần quả cảm, tận tụy vì nước, vì dân, sẵn sàng xả thân để bảo vệ tính mạng, tài sản của bà con vùng lũ”.

Xuân Tân Sửu 2021, đồng bào và chiến sĩ cả nước đón Tết cổ truyền dân tộc trong không khí ấm áp nghĩa tình, nhưng không quên 13 cán bộ chiến sĩ đã anh dũng hi sinh ở Rào Trăng 3 và 22 cán bộ chiến sĩ Đoàn kinh tế quốc phòng bị núi Tạc vùi lấp. Nước Việt sinh ra từ bom đạn chiến tranh, những người lính thời chiến trận hi sinh dưới mưa bom bão đạn là “qui luật tất yếu” của chiến tranh cách mạng.

Nhưng thời bình lặng im tiếng súng, các anh nằm xuống khi đất nước yên bình, là một tổn thất không gì bù đắp được. Tổ quốc ghi công, nhân dân nhắc nhớ, lịch sử không bao giờ lãng quên sự hi sinh của các anh. Tên các anh tạc vào đất Việt và mãi mãi là những ngọn đuốc sáng về đức hi sinh quên mình cứu dân trong mưa lũ.

Cứu giúp nhân dân từ mệnh lệnh trái tim

Quân đội nhân dân Việt Nam là quân đội của dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Giúp dân chống thiên tai bão lũ là một trong ba “sứ mệnh” quan trọng bậc nhất của quân đội nhân dân Việt Nam giữa thời bình lặng im tiếng súng. Sự hi sinh của các cán bộ chiến sĩ là biểu hiện cao nhất của đức hi sinh vì dân, là bản chất của Bộ đội Cụ Hồ, bộ đội của dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân sẵn sàng hi sinh tính mạng của mình.

Tình quân - dân trong bão lũ
Bộ đội Vùng 2 Hải quân giúp thầy cô giáo “cào” bùn, dọn dẹp trường học. Ảnh: Xuân Miền

Vui xuân Tân Sửu, hơn 93 triệu dân trên cả nước, từ miền núi đến miền xuôi, từ thành thị đến nông thôn, từ đất liền đến biên giới hải đảo hướng về miền Trung - nơi có hàng trăm ngàn gia đình xuân này mâm cơm giao thừa không đầy đủ như mùa xuân trước.

Nơi có hàng ngàn cán bộ chiến sĩ ở Bộ Chỉ huy Quân sự các tỉnh thành Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng và bộ đội chủ lực của Bộ Quốc phòng đóng quân ở địa phương vẫn đang thầm lặng giúp dân dựng nhà, làm đường, xây cầu, chữa bệnh. Nhiều sĩ quan 3 năm chưa một lần đón giao thừa cùng vợ, con, bố, mẹ ở quê; nhiều chiến sĩ tình nguyện ở lại đơn vị cùng đồng đội giúp dân khắc phục sau bão lũ.

Nhiều quân nhân chuyên nghiệp gác lại hạnh phúc riêng tư của mình xung phong vào rừng sâu, núi thẳm giúp dân dựng nhà và cùng bà con vui Tết đón xuân. Dẫu vẫn hiểu đó là sứ mệnh từ trái tim người lính, là mệnh lệnh không lời của Bộ đội Cụ Hồ, là niềm kiêu hãnh của những người lính Quân khu 4; song đó cũng là nhiệm vụ nặng nề, không ít gian khổ khó khăn và hi sinh thầm lặng. Tất cả vì đồng bào miền Trung, vì ổn định cuộc sống của người dân miền Trung vùng bão lũ.

Xuân mới không quên nhiệm vụ

Sau cơn mưa trời hửng sáng, đó là qui luật của đất trời vũ trụ thiên tai. Sau trận “đại hồng thủy” “cướp” hàng ngàn ngôi nhà, hư hại hàng chục ngàn vườn tược, phá hủy hàng chục cây cầu, hàng ngàn mét đường sá; nhưng người dân các tỉnh miền Trung Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Phú Yên vẫn có một mùa xuân ấm áp nhờ có sự lãnh đạo của Đảng, sự vào cuộc của Chính phủ với tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau”, sự chung tay giúp đỡ của đồng bào chiến sĩ cả nước với nghĩa cử “cả nước hướng về miền Trung ruột thịt”.

Tình quân - dân trong bão lũ

Dẫu không còn cuồng phong lốc tố, dẫu không còn nước lũ dâng cao, không còn người dân sống trong cảnh “màn trời chiếu đất” song những người lính miền Trung vẫn nhiều đêm thức trắng để giúp dân làm đường, dựng nhà, xây cầu. Ngoài nhiệm vụ giúp dân từ “mệnh lệnh trái tim”, các anh thường xuyên nêu cao cảnh giác, trực canh quan sát, sẵn sàng cơ động, giữ bình yên cho nhân dân miền Trung vui Tết đón xuân.

Trên đường tuần tra nơi đường biên của Tổ quốc, dưới hầm hào công sự lúc trực ca, vững tay súng đứng gác trong gió gào sương xuân lạnh giá, trong trái tim mỗi người lính miền Trung hướng về nhân dân. Bởi các anh hiểu, để có quân đội hùng mạnh vững chắc như ngày nay, để hoàn thành nhiệm vụ của Đảng và Bộ Quốc phòng giao phó, các anh luôn được nhân dân địa phương chở che giúp đỡ để hoàn thành nhiệm vụ.

Xuân Tân Sửu ngời sắc trên dải đất miền Trung. Màu xanh mới đã mọc lên trên bùn đất phù sa. Cây đối đã đâm chồi nảy lộc. Người miền Trung vẫn có một cái Tết sum vầy ấm cúng. Trong niềm vui của mùa xuân mới, trong tim họ lấp lánh hình bóng anh Bộ đội Cụ Hồ - những người đã đồng hành sẻ chia cùng họ trong mùa bão lũ lịch sử vừa qua.

Thắng Mai

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

(LĐTĐ) Ngày 24/1, tại Phố Sách Hà Nội - Phố 19/12, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội tổ chức khai mạc Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải dự lễ khai mạc.
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

(LĐTĐ) Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, thành phố Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT, Sở Tài chính về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP.
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), từ ngày 1/7/2025, người từ đủ 75 tuổi trở lên, không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng sẽ được nhận trợ cấp hưu trí xã hội với mức 500.000 đồng/tháng.
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

(LĐTĐ) Dịp Tết Nguyên đán 2025, thành phố Hà Nội định hướng cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hóa đảm bảo phục vụ nhu cầu của nhân dân. Đồng thời, dự kiến tặng trên 1,1 triệu suất quà cho các đối tượng chính sách; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong những ngày Tết…
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (24/1, tức ngày 25 tháng Chạp), mặc dù thời tiết Hà Nội trở lạnh và có mưa, nhưng 200 công nhân lao động Công ty Cổ phần công trình đô thị Phú Thành thực sự cảm thấy hạnh phúc và ấm lòng khi đón nhận sự quan tâm của lãnh đạo thành phố Hà Nội và tổ chức Công đoàn.
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).

Tin khác

Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái

Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động vì cộng đồng hằng năm, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, tập đoàn Central Retail Việt Nam phối hợp với Hội Chữ thập đỏ và Chính quyền các địa phương - nơi có siêu thị GO!, Big C, Tops Market hoạt động, tổ chức chương trình Tết nhân ái, trao tặng quà Tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ đón một cái Tết đầm ấm và trọn vẹn.
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn

Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn

(LĐTĐ) Ngày nay, thay vì phải ra chợ mua nguyên liệu rồi tự tay chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo, nhiều chị em phụ nữ hiện đại chỉ cần đặt hàng online là đã có ngay một mâm cỗ tươm tất, đầy đủ. Cuộc sống bận rộn khiến hình ảnh các bà, các mẹ tất bật trong gian bếp chuẩn bị mâm cỗ dần được thay thế bởi dịch vụ đặt cỗ trực tuyến, tiện lợi và nhanh chóng.
Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp

Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp

(LĐTĐ) Nguồn gốc của tục cúng ông Công, ông Táo bắt nguồn từ truyền thuyết dân gian kể về ba vị thần là Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ, thường gọi chung là ông Công, ông Táo. Theo quan niệm dân gian, ba vị thần này chính là những người cai quản bếp núc trong mỗi gia đình, giữ nhiệm vụ ghi chép lại mọi việc tốt xấu xảy ra trong gia đình suốt một năm.
Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025

Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Bên cạnh việc chuẩn bị lễ vật, bài khấn ông Công, ông Táo là nghi thức không thể thiếu mỗi khi gia đình làm lễ cúng tiễn đưa ông Táo về trời. Dưới đây là bài văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025 phổ biến, được nhiều gia đình sử dụng.
Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin - Truyền thông) cho biết thời gian gần đây, các đối tượng lừa đảo thường xuyên lợi dụng mạng xã hội để tìm kiếm nạn nhân, đưa ra các lời mời mua vé máy bay, đổi tiền giả với giá cực kỳ hấp dẫn nhằm chiếm đoạt tiền thật của người bị hại.
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán

Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam đã phối hợp cùng các cơ quan, tổ chức trao tặng hàng nghìn phần quà cho các gia đình chính sách, công nhân, học sinh, sinh viên và các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên khắp cả nước, đặc biệt là các tỉnh vùng sâu, vùng xa.
Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?

Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?

(LĐTĐ) Lễ cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp là một nghi thức truyền thống quan trọng, thể hiện lòng thành kính và mong cầu một năm mới an lành, ấm no của người Việt. Việc lựa chọn giờ đẹp để cúng lễ, hóa vàng, thả cá hay cách thực hiện các nghi thức đều mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc.
Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn

Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn

(LĐTĐ) Dọn nhà đón Tết là cơ hội loại bỏ năng lượng tiêu cực, thu hút may mắn cho năm mới. Bỏ đồ hỏng để không gian thông thoáng, đón tài lộc. Sắp xếp đúng phong thủy giúp cân bằng âm dương, thu hút thịnh vượng cho năm mới an lành.
Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội

Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội

(LĐTĐ) Trước những tác động tiêu cực từ các nền tảng mạng xã hội như Instagram, Facebook, Snapchat và TikTok, nhiều quốc gia đã đưa ra các biện pháp mạnh mẽ nhằm bảo vệ trẻ em trong không gian số. Các động thái này không chỉ thể hiện mối quan tâm sâu sắc đến sức khỏe tâm lý và sự an toàn của trẻ em mà còn đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả của các giải pháp quản lý mạng xã hội hiện nay.
Người người rời phố về quê đón Tết sớm

Người người rời phố về quê đón Tết sớm

(LĐTĐ) Còn gần hai tuần nữa là tới Tết Ất Tỵ 2025, nhiều người đã sắp xếp hành lý, bắt đầu rời thành phố về quê để chuẩn bị Tết sớm.
Xem thêm
Phiên bản di động