-->

Tìm về ngôi làng 991 năm tuổi...

(LĐTĐ) Làng Cổ Nhuế (Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) vốn là một ngôi làng cổ nổi tiếng của đất kinh kỳ xưa. Thế nhưng, nếu chỉ nghe mà chưa tận mắt thấy sẽ là sự thiệt thòi với những ai đam mê hoài cổ. Trải qua hàng trăm năm tồn tại, làng Cổ Nhuế ngày nay vẫn rất đẹp, mang nhiều nét rêu phong cổ kính mà bất kì ai đã một lần ghé đến sẽ không thể nào quên. 
tim ve ngoi lang 991 nam tuoi Người phụ nữ gói miền ký ức ở mảnh đất Kinh kỳ
tim ve ngoi lang 991 nam tuoi Lòng vẫn nhớ về Hà Nội...
tim ve ngoi lang 991 nam tuoi Tinh túy đất kinh kỳ

Con trai vua làm Thành Hoàng làng

Cổ Nhuế được người ta gọi là ngôi làng của những truyền thuyết. Từ bao đời nay, những truyền thuyết về làng đã in đậm từ thời thơ ấu, nuôi dưỡng tâm hồn, tình yêu và bản lĩnh cho biết bao người dân nơi đây. Khi đã lớn lên rồi, có kiến thức và suy luận dù biết rằng truyền thuyết chỉ là câu chuyện huyền diệu, đôi khi phi thực tế, nhưng họ vẫn mãi ôm ấp, truyền tai nhau như một cách để lưu giữ về cội nguồn.

tim ve ngoi lang 991 nam tuoi
Đình Hoàng, nơi thờ Thành Hoàng Làng – Đông Chinh Vương

Tên nôm đầu tiên của Cổ Nhuế là Noi hay người ta còn gọi là làng Kẻ Noi. Về nguồn gốc tên làng Noi, đến nay vẫn chưa có tài liệu nghiên cứu nào đưa ra được lời giải xác thực mà chỉ dựa vào những truyền thuyết xưa cũ. Trong đó có truyền thuyết kể rằng: Vùng đất này xưa kia có nhiều sông ngòi và bãi lầy, dân làng đi lại phải “lội ngòi noi nước” rất khó khăn. Thế là chòm Noi có tên từ đó.

Theo “Thánh tích phổ ký” của làng cũng đã từng ghi lại rằng: Vào tháng 8, mùa thu năm Đinh Mậu (năm 1027), Hoàng tử con Vua Lý Thái Tổ, tên húy là Lực, hiệu là Đông Chinh Vương đã đem quân đi dẹp loạn ở Châu Văn (thuộc tỉnh Lạng Sơn ngày nay), có qua làng Noi. Lúc ấy dân làng quỳ ở hai bên đường đón lạy, yết kiến Đông Chinh Vương và xin Vương nhận làm Phúc Thần của dân Ấp, làm Thành Hoàng của làng.

tim ve ngoi lang 991 nam tuoi
Ngày nay, hội làng vẫn được tổ chức vào ngày 10/2 âm lịch, tính chất hội vẫn theo phong tục truyền thống.

Thấy dân có lòng thành ngưỡng mộ, Hoàng Vương an ủi, ban cho dân một phần vật phẩm của quân lính dùng khi ra trận, như: Bánh dầy, chè kho, bánh rán…rồi từ biệt thúc quân lên đường chinh chiến. Đến tháng 2 năm Mậu Thìn (1028), năm thứ 19 triều vua Lý Thái Tổ, Đông Chinh Vương thắng trận trở về, dân làng Noi bái yết Vương, chúc mừng thắng trận lại hộ giá về kinh.

Hoàng Vương vào chầu, tấu lên vua rằng: “Con phụng mệnh xuất chinh, nhờ có oai trời của vua cha nên giặc đã bị dẹp tan nhanh chóng. Tất cả những vùng quân của nhà vua đi qua và trở về, dân ra đón tiếp 2 bên đường, gồm 82 làng đều xin Hoàng nhi làm phúc thần địa phương, con đã hứa với 81 làng, còn làng Noi giáp kinh thành thì dân rất nghèo, dân ít, người thưa, lòng con áy náy, cúi xin vua cha soi xét”.

Hoàng Thượng ban chiếu chọn ruộng đất tốt hơn 1600 mẫu ban cho dân làng Noi đời đời lập nghiệp. Lại cho dân làng Noi làm dân “Tạo lệ” (tức là dân được trông nom nhà thờ), miễn tô, miễn thuế. Đông Chinh Vương được vua cho hưởng thực ấp ở làng Noi.

Các cụ trong làng bấy giờ mới dâng sớ xin Vua cho đổi tên làng Noi thành làng Cổ Nhuế theo phiên âm tiếng Hán - Việt từ chữ Kẻ Noi. Tuy nhiên, cái tên Kẻ Noi vẫn tồn tại cùng với Cổ Nhuế cho mãi tới sau này. Cũng từ đó, cứ vào ngày mùng 10 tháng 2 Âm lịch, dân làng đều mở hội ăn mừng chiến thắng. Đến nay vừa tròn 991 năm thành lập làng, cũng là 991 năm hội làng được tổ chức.

Nét đẹp văn hóa vẫn còn được lưu giữ mãi

Theo ông Chu Văn Diễm (Trưởng tiểu Ban quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hoàng): “Hội đình Hoàng được người dân Cổ Nhuế tổ chức hội chính 5 năm một lần với quy mô lớn trên toàn xã, gồm 12 thôn. Nghi lễ gồm: rước kiệu Thánh, rước giá văn, rước Phật đình, rước phướn… Dẫn đầu đoàn rước là đội múa sư tử, múa bồng, trong tiếng trống, tiếng chiêng dồn dập làm cho không khí lễ hội thêm náo nức. Trên kiệu có cỗ ngai chạm khắc vàng son lộng lẫy tượng trưng cho hình ảnh thánh hoàng cùng mâm lễ vật và đèn nến hương hoa ngũ quả”.

Tâm điểm của lễ hội là rước kiệu Thánh vân du. Hành trình của đám rước đi từ đầu làng đến cuối làng, bắt đầu tại đình Hoàng tới chùa Trung Hưng, qua chùa Sùng Quang, qua đền Bà Chúa, chùa Anh Linh, đi đến đâu dâng lễ đến đấy, sau đó rước Thánh hồi cung. Dân làng và khách thập phương nô nức kéo nhau theo đám rước, tiếng nói tiếng cười hoà cùng tiếng trống, tiếng nhạc.

Nhân dân trong xã, người dân các nơi lân cận đổ về lễ bái, làm công đức cầu cho một năm sức khỏe dồi dào, công việc thuận buồm xuôi gió đồng thời tích cực tham gia các hoạt động được tổ chức trong lễ hội như: văn nghệ quần chúng, chơi cờ tướng, chọi gà…

Ngày nay, về thăm làng, chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều công trình kiến trúc cổ vẫn còn được lưu giữ như: Ngôi đình làng thờ Đông Chinh Vương (được tôn làm Thành hoàng làng) xây dựng từ thời Lý. Chùa Mốc, chùa Sùng Quang xây dựng từ thời Lý (tương truyền, chùa Sùng Quang do Công chúa Minh Hiến - con Vua Lý Thái Tổ góp tiền xây lên).

Cây cầu đá bắc qua sông Đào chảy qua làng (được xây dựng từ năm 1726), giếng cổ xây bằng đá trong chùa Sùng Quang từ năm 1748. Miếu thờ Túc Trinh Công chúa - con gái Vua Trần Thánh Tông (xây dựng từ thời Trần) cùng các nhà thờ đạo, nhà thờ họ và hàng chục tấm bia đá cổ ghi lại những sự kiện, những dấu ấn lịch sử ở làng Cổ Nhuế xưa.

Mỗi công trình kiến trúc mang một vẻ khác nhau nhưng tất cả đều là “linh hồn” của ngôi làng cổ. Một trong những nét độc đáo trong giao thương mà làng còn lưu giữ lại chính là phiên chợ Noi. Phiên chợ họp vào ngày mồng Một và mồng Sáu Âm lịch. Đây là một trong năm chợ chính trao đổi hàng hóa nông sản ở ngoại thành Hà Nội xưa cùng với chợ Vẽ (Đông Ngạc), chợ Cáo (xã Xuân Đỉnh), chợ Bưởi (phường Bưởi) và chợ Hà Đông (thị xã Hà Đông).

Bắt đầu thập niên 90 thế kỷ XX, làng Cổ Nhuế cũng đã có nhiều thay đổi. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng khi xuất hiện các dự án xây dựng các khu đô thị mới. Đất ruộng, ao hồ được chuyển đổi mục đích sử dụng. Và nhà cao tầng dãy nọ nối dãy kia mọc lên. Đất ruộng không còn ruộng. Nhiều gia đình đã bán một phần để xây nhà cao tầng. Làng truyền thống gần như không còn. Tuy nhiên Cổ Nhuế dù trở thành phường vẫn cố gắng giữ văn hóa truyền thống. Các truyền thuyết vốn làm nên tâm thức Hà Nội vẫn được trân trọng.

Trải qua hàng trăm năm tồn tại, làng Cổ Nhuế ngày nay vẫn rất đẹp, mang nhiều nét rêu phong cổ kính. Theo đường lối của Đảng và Nhà nước, mọi giá trị tinh thần mang tính dân tộc đang được khơi dậy thì hội làng Cổ Nhuế với những ngôi đình, ngôi đền, ngôi chùa có từ thời Lý, thời Trần quả là một món quà quý lịch sử để lại giữa mùa Xuân đổi mới hôm nay. Tính chất lễ hội vẫn theo phong tục truyền thống không bị đô thị hóa, góp phần gìn giữ văn hóa Thăng Long - Hà Nội.

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

(LĐTĐ) Tình cảm nồng nhiệt từ người hâm mộ tại Kuala Lumpur và các thành viên thuộc Hiệp hội Hữu nghị Malaysia - Việt Nam là nguồn động lực to lớn để các thành viên CLB Công an Hà Nội nỗ lực giành chiến thắng kịch tính trong trận đấu diễn ra vào tối 23/1 trên đất Malaysia.
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

(LĐTĐ) Sau 12 năm dài khát khao, cố gắng và hy vọng, Tết này gia đình chị Phùng Thị Liên đã được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn khi chào đón hai thiên thần nhỏ - những món quà quý giá mang cả mùa xuân và yêu thương về tổ ấm.
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 12/TB-TTPVHCC về việc thực hiện thí điểm mô hình Đại lý dịch vụ công trực tuyến giai đoạn 1 trên địa bàn Hà Nội.
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

(LĐTĐ) Hưởng ứng các phong trào thi đua do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phát động, vừa qua, LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm đã phát động phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận năm 2025.
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các sở sau khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, Bộ Nội vụ đề xuất đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc sở.

Tin khác

Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái

Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động vì cộng đồng hằng năm, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, tập đoàn Central Retail Việt Nam phối hợp với Hội Chữ thập đỏ và Chính quyền các địa phương - nơi có siêu thị GO!, Big C, Tops Market hoạt động, tổ chức chương trình Tết nhân ái, trao tặng quà Tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ đón một cái Tết đầm ấm và trọn vẹn.
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn

Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn

(LĐTĐ) Ngày nay, thay vì phải ra chợ mua nguyên liệu rồi tự tay chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo, nhiều chị em phụ nữ hiện đại chỉ cần đặt hàng online là đã có ngay một mâm cỗ tươm tất, đầy đủ. Cuộc sống bận rộn khiến hình ảnh các bà, các mẹ tất bật trong gian bếp chuẩn bị mâm cỗ dần được thay thế bởi dịch vụ đặt cỗ trực tuyến, tiện lợi và nhanh chóng.
Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp

Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp

(LĐTĐ) Nguồn gốc của tục cúng ông Công, ông Táo bắt nguồn từ truyền thuyết dân gian kể về ba vị thần là Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ, thường gọi chung là ông Công, ông Táo. Theo quan niệm dân gian, ba vị thần này chính là những người cai quản bếp núc trong mỗi gia đình, giữ nhiệm vụ ghi chép lại mọi việc tốt xấu xảy ra trong gia đình suốt một năm.
Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025

Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Bên cạnh việc chuẩn bị lễ vật, bài khấn ông Công, ông Táo là nghi thức không thể thiếu mỗi khi gia đình làm lễ cúng tiễn đưa ông Táo về trời. Dưới đây là bài văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025 phổ biến, được nhiều gia đình sử dụng.
Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin - Truyền thông) cho biết thời gian gần đây, các đối tượng lừa đảo thường xuyên lợi dụng mạng xã hội để tìm kiếm nạn nhân, đưa ra các lời mời mua vé máy bay, đổi tiền giả với giá cực kỳ hấp dẫn nhằm chiếm đoạt tiền thật của người bị hại.
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán

Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam đã phối hợp cùng các cơ quan, tổ chức trao tặng hàng nghìn phần quà cho các gia đình chính sách, công nhân, học sinh, sinh viên và các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên khắp cả nước, đặc biệt là các tỉnh vùng sâu, vùng xa.
Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?

Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?

(LĐTĐ) Lễ cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp là một nghi thức truyền thống quan trọng, thể hiện lòng thành kính và mong cầu một năm mới an lành, ấm no của người Việt. Việc lựa chọn giờ đẹp để cúng lễ, hóa vàng, thả cá hay cách thực hiện các nghi thức đều mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc.
Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn

Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn

(LĐTĐ) Dọn nhà đón Tết là cơ hội loại bỏ năng lượng tiêu cực, thu hút may mắn cho năm mới. Bỏ đồ hỏng để không gian thông thoáng, đón tài lộc. Sắp xếp đúng phong thủy giúp cân bằng âm dương, thu hút thịnh vượng cho năm mới an lành.
Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội

Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội

(LĐTĐ) Trước những tác động tiêu cực từ các nền tảng mạng xã hội như Instagram, Facebook, Snapchat và TikTok, nhiều quốc gia đã đưa ra các biện pháp mạnh mẽ nhằm bảo vệ trẻ em trong không gian số. Các động thái này không chỉ thể hiện mối quan tâm sâu sắc đến sức khỏe tâm lý và sự an toàn của trẻ em mà còn đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả của các giải pháp quản lý mạng xã hội hiện nay.
Người người rời phố về quê đón Tết sớm

Người người rời phố về quê đón Tết sớm

(LĐTĐ) Còn gần hai tuần nữa là tới Tết Ất Tỵ 2025, nhiều người đã sắp xếp hành lý, bắt đầu rời thành phố về quê để chuẩn bị Tết sớm.
Xem thêm
Phiên bản di động