--> -->

Tìm những đột phá về hạ tầng trong quy hoạch Thủ đô

Quy hoạch Thủ đô vừa được Bộ Chính trị cho ý kiến kết luận đã đưa ra 20 mục tiêu cụ thể nhằm phát triển Thủ đô xứng tầm. Trong 20 mục tiêu này, Quy hoạch đã dành riêng 2 mục tiêu cho phát triển hạ tầng đô thị, hạ tầng cũng là 1 trong 5 trụ cột phát triển, 1 trong 4 đột phá phát triển. Những cơ sở này, là minh chứng cho nhiệm vụ ưu tiêu về đột phá hạ tầng, các đột phá tiếp theo sẽ bổ sung cho đột phá này.
Gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Những đột phá nâng tầm giao thông Thủ đô Đầu tư gần 3.000 tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Phụng Hiệp

Nhiệm vụ đi cùng trọng trách

Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia; trung tâm về văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và kinh tế của cả nước. Với diện tích tự nhiên hơn 3.300km2, theo định hướng Quy hoạch chung, quy mô dân số Thủ đô đến năm 2050 dự kiến khoảng 13 - 13,5 triệu người. Để bảo đảm thành phố “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”, cần phải quản lý, đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị theo xu hướng phát triển chung của các đô thị hiện đại, quy mô lớn, góp phần giải quyết các vấn đề về ô nhiễm môi trường, ách tắc giao thông.

Từ thực tế phát triển, Bộ Chính trị đã nêu quan điểm thống nhất cao trong nhận thức về vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng và yêu cầu, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, nêu bật sự cần thiết nhằm tạo bước chuyển có tính đột phá trong huy động sức mạnh tổng hợp, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, kết hợp với nguồn lực của cả nước và nguồn lực quốc tế, xây dựng và phát triển Thủ đô thực sự xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, hội nhập quốc tế; xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn, phát triển nhanh, bền vững, có sức lan tỏa để thúc đẩy vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển.

Tìm những đột phá về hạ tầng trong quy hoạch Thủ đô
Thủ đô Hà Nội sở hữu nhiều tiềm năng, lợi thế trong phát triển.

Thực tế cho thấy, Hà Nội là địa phương sở hữu nhiều tiềm năng, lợi thế và đạt được nhiều thành tựu trong phát triển. Song những năm gần đây, kinh tế của Hà Nội có xu hướng giảm dần so với các tỉnh, thành phố trong vùng Đồng bằng sông Hồng. Tốc độ tăng trưởng GRDP, tỷ trọng GRDP của Hà Nội cao hơn cả nước, nhưng có xu hướng thấp dần so với vùng Đồng bằng sông Hồng. Năm 2023, tăng trưởng GRDP của Thủ đô đạt 6,27%, xếp sau Quảng Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Hà Nam, Hải Dương, Thái Bình, Ninh Bình.

Do đó, nhiều chuyên gia và nhà khoa học cho rằng, trong Quy hoạch chung Thủ đô, việc Hà Nội xác định một số chỉ tiêu cao hơn mức bình quân chung của cả nước là hoàn toàn có cơ sở, nhưng cần có những ý tưởng đột phá mới đạt tăng trưởng như kỳ vọng.

Góp ý cho dự thảo Quy hoạch chung Thủ đô, Tiến sĩ Lê Văn Hùng, Viện Nghiên cứu phát triển vùng, thành phố cho rằng, Hà Nội cần đặc biệt lưu ý vấn đề đô thị bền vững và chất lượng phát triển đô thị xứng tầm thủ đô của cả nước. Nói cách khác, cần quy hoạch Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị “hiện đại, văn minh và sinh thái”.

Cụ thể, theo Tiến sĩ Lê Văn Hùng, về không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, Hà Nội cần định hình rõ kiến trúc xây dựng đặc trưng văn hóa. Trong đó, quy định không gian, mật độ và kết nối các khu dân cư gắn với các hạ tầng dịch vụ, hạ tầng đô thị gồm giao thông công cộng, công viên, khu thể dục - thể thao, trường học, dịch vụ y tế, bãi đỗ xe, dịch vụ cho nhóm người dễ bị tổn thương, một cách nghiêm ngặt và thông minh. Chú trọng và ưu tiên giải quyết các vấn đề liên quan tới ô nhiễm môi trường đô thị, như ưu tiên đầu tư giao thông công cộng, vấn đề xử lý môi trường nước thải, rác thải.

Tìm những đột phá về hạ tầng trong quy hoạch Thủ đô
Dự án mương thoát nước La Khê chậm tiến độ nhiều năm chưa được tháo gỡ.

Cần phải nhìn nhận, hạ tầng hiện đang là điểm nghẽn rất lớn của Hà Nội, nếu không có giải pháp đột phá, Hà Nội sẽ khó đạt được mục tiêu trở thành đô thị thông minh, hiện đại. Do đó, cần tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ, đây phải là đột phá trong các đột phá, các đột phá tiếp theo sẽ bổ sung cho đột phá này.

Cần những giải pháp cụ thể

Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, Sở Xây dựng thành phố Hà Nội thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật: Cấp nước, thoát nước đô thị, chiếu sáng đô thị, công viên, cây xanh và tiếp nhận quản lý duy tu, duy trì sau đầu tư đối với hệ thống cây xanh, chiếu sáng, thoát nước… Tuy nhiên, nhìn chung, các hoạt động này mới dùng ở mức quản lý, bảo trì hệ thống và được đảm bảo từ nguồn chi thường xuyên của Thành phố.

Tính đến nay, số lượng hợp đồng mà Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật Thành phố thuộc Sở Xây dựng đã ký với UBND các quận, huyện và Thị xã Sơn Tây là 79 hợp đồng, tương ứng với các lĩnh vực quản lý hạ tầng kỹ thuật và tất cả chỉ dừng ở mức duy tu, duy trì. Việc đầu tư hệ thống các công trình hạ tầng từ cấp thoát nước, cây xanh, chiếu sáng… đều chưa đươc đồng bộ, dẫn đến việc đề xuất, triển khai đầu tư chưa bảo đảm.

Đơn cử như công tác cấp nước, mặc dù đã được quan tâm chú trọng, nhưng hệ thống nước sạch vẫn chưa thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân. Tình trạng thiếu nước vẫn diễn ra trong cao điểm hè. Việc phổ cập 100% nước sạch cho người dân nông thôn vẫn chưa đạt được như Nghị quyết của HĐND Thành phố đã đề ra.

Lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải vẫn còn nhiều tồn tại do cần nguồn kinh phí đầu tư rất lớn, thời gian thực hiện lâu dài, công tác giải phóng mặt bằng khó khăn, việc đầu tư xã hội hóa không hấp dẫn các nhà đầu tư tham gia. Toàn bộ công tác quản lý, vận hành, duy trì hệ thống thoát nước đô thị và xử lý nước thải được tổ chức thực hiện đấu thầu, nhưng lại thiếu một số quy định về công tác quản lý, giám sát vận hành, duy trì và xử lý.

Tìm những đột phá về hạ tầng trong quy hoạch Thủ đô
Hà Nội cần ưu tiên phát triển hạ tầng số để xây dựng chính quyền số, xã hội số, kinh tế số, tạo bước chuyển biến trong tăng trưởng kinh tế, xây dựng xã hội văn minh, hiện đại.

Đặc biệt, khung pháp lý, chính sách về thu phí thoát nước và xử lý nước thải đến nay vẫn chưa có, thiếu các luật riêng quy định đầy đủ về thoát nước và xử lý nước thải, vì vậy, không bảo đảm tính pháp lý cho nhà đầu tư. Giá thoát nước và xử lý nước thải được xây dựng từ năm 2017 đến nay đang được hoàn thiện để trình cấp có thẩm quyền ban hành. Hệ thống thoát nước cơ bản là hệ thống cống chung, đã được xây dựng nhiều năm, vì vậy, việc thu gom riêng nước thải để thực hiện xử lý cần vốn đầu tư lớn, đồng bộ trên diện rộng; cần tiếp tục kêu gọi thu hút đầu tư PPP trong lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải.

Lĩnh vực cây xanh cũng là một vấn đề được người dân hết sức quan tâm, nhưng cũng chẳng có quy định cụ thể. Hiện nay, các quy định của pháp luật không có loại hình “Quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, và hồ”, và do đó, việc đầu tư xây dựng hệ thống vườn hoa, công viên chưa hiệu quả, nếu không muốn nói là thiếu nguồn vốn đầu tư.

Với lĩnh vực chiếu sáng, do ngân sách Thành phố hạn hẹp, quá trình thực hiện các giải pháp phát triển hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị đã và đang gặp khó khăn về bố trí, sắp xếp nguồn vốn. Công tác đầu tư, phát triển hệ thống chiếu sáng đô thị, kể cả thay thế đèn LED theo phương thức đối tác công tư (PPP) chưa có giải pháp phù hợp; công tác hạ ngầm đường dây, cáp viễn thông, điện lực còn hạn chế nguồn lực để thực hiện.

Từ thực tế này, để đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu cao hơn mức bình quân chung như đã được nêu trong Quy hoạch, nhiều ý kiến cho rằng, Thành phố cần rà soát, sửa đổi và kiến nghị các Bộ, ngành chuyên môn về việc sớm triển khai quy hoạch chuyên ngành. Trong đó, ưu tiên phát triển hạ tầng số để xây dựng chính quyền số, xã hội số, kinh tế số, tạo bước chuyển nhanh trong tăng trưởng kinh tế, xây dựng xã hội văn minh, hiện đại.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

MB bị yêu cầu siết kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh Điện Biên

MB bị yêu cầu siết kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh Điện Biên

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Khu vực 3 vừa có chỉ đạo “nóng”, yêu cầu Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) chấn chỉnh các tồn tại trong hoạt động của Chi nhánh Điện Biên. MB phải tăng cường công tác kiểm soát nội bộ và thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định của Luật Thanh tra. Đây là động thái nhằm đảm bảo hoạt động tuân thủ, minh bạch và an toàn tại chi nhánh.
Không để gián đoạn việc chi trả quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội

Không để gián đoạn việc chi trả quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội

Ngày 21/7, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã chỉ đạo toàn hệ thống khẩn trương triển khai ứng phó với cơn bão số 3 (Wipha), trên tinh thần sẵn sàng hỗ trợ người dân, tổ chức, giao dịch, làm việc với cơ quan BHXH, không để gián đoạn trong việc chi trả quyền lợi của người tham gia.
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Trong bối cảnh kinh tế số toàn cầu, chuyển đổi số và thúc đẩy thương mại điện tử (TMĐT) đang là một trong những động lực then chốt giúp Việt Nam hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu và tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu.
Tổng LĐLĐ Việt Nam gặp mặt cán bộ chủ chốt Công đoàn qua các thời kỳ

Tổng LĐLĐ Việt Nam gặp mặt cán bộ chủ chốt Công đoàn qua các thời kỳ

Nhân kỷ niệm 96 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2025), chiều nay (21/7), Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Nguyễn Đình Khang đã chủ trì buổi gặp mặt cán bộ chủ chốt Công đoàn qua các thời kỳ.
Ứng phó bão số 3:  Xe buýt, tàu điện linh hoạt điều chỉnh thời gian hoạt động hoặc tạm dừng

Ứng phó bão số 3: Xe buýt, tàu điện linh hoạt điều chỉnh thời gian hoạt động hoặc tạm dừng

Các đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải hành khách công cộng như xe buýt, tàu điện trên địa bàn Thành phố đang tích cực triển khai các giải pháp phòng ngừa, ứng phó kịp thời và hiệu quả theo diễn biến thực tế của bão số 3.
Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các phường, xã; các cơ sở giáo dục về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 3.
Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Những ngày tháng Bảy, khi kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa khép lại, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh các sĩ tử vui mừng, rơi nước mắt, hoặc lặng lẽ suy tư với điểm thi và tính toán đặt nguyện vọng. Bầu không khí ấy khiến không ít người thuộc thế hệ trước lại thấy bồi hồi, xao xuyến khi ký ức về những mùa thi đại học “từ thế kỷ trước” chợt ùa về, nguyên vẹn như chưa từng phai nhạt.

Tin khác

Hà Nội trong mắt những "lữ khách đường xa"

Hà Nội trong mắt những "lữ khách đường xa"

Giữa dòng chảy không ngừng của thời gian, Hà Nội vẫn giữ cho mình vẻ đẹp riêng vừa cổ kính, trầm mặc, lại vừa sôi động, hiện đại. Nơi đây không chỉ là Thủ đô ngàn năm văn hiến, mà còn là điểm hẹn của ký ức, của văn hóa, của những trái tim yêu khám phá. Mỗi bước chân du khách đến Hà Nội là một hành trình riêng để cảm nhận và thấu hiểu vẻ đẹp của mảnh đất và con người nơi đây. Trong mắt họ, Hà Nội hiện lên như thế nào? Điều gì khiến họ yêu, ấn tượng, hoặc bất ngờ? Hãy cùng chúng tôi lắng nghe những chia sẻ chân thật, những ấn tượng và câu chuyện nhỏ đầy cảm xúc từ những du khách đã và đang trải nghiệm Hà Nội theo cách của riêng mình.
Xã Thanh Trì: Diện mạo mới, động lực mới

Xã Thanh Trì: Diện mạo mới, động lực mới

Xã Thanh Trì mới ra đời, mang trong mình sứ mệnh trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, hành chính phía Nam Thủ đô Hà Nội. Hình thành từ sự hợp nhất nhiều đơn vị hành chính, Thanh Trì không chỉ rộng lớn về diện tích mà còn giàu về truyền thống, đa dạng về bản sắc và tràn đầy tiềm năng phát triển.
Cận cảnh công trình đập dâng với đài vọng cảnh trên sông Tô Lịch sắp hình thành

Cận cảnh công trình đập dâng với đài vọng cảnh trên sông Tô Lịch sắp hình thành

Đến thời điểm hiện tại, công trình đập dâng tại Cầu Quang, 1 trong 3 đập dâng trên sông Tô Lịch đã hoàn thành cơ bản phần xây lắp với thiết kế ấn tượng.
Cổng làng trong lòng phố

Cổng làng trong lòng phố

Giữa nhịp sống hối hả của Hà Nội hôm nay, nơi những dòng xe cuồn cuộn lao đi như chẳng kịp níu giữ thời gian, đôi khi ta bắt gặp một khoảnh khắc chùng lại: một cổng làng cũ kỹ, rêu phong, âm thầm nép mình bên góc phố. Cổng làng - như dấu lặng giữa bản nhạc ồn ào của đô thị, như nét chấm phá trầm mặc giữa bức tranh rực rỡ sắc màu hiện đại.
Trà sen Tây Hồ: Hương sắc thanh tao giữa phố thị vội vã

Trà sen Tây Hồ: Hương sắc thanh tao giữa phố thị vội vã

Mỗi khi mùa sen nở, bên những hồ nước Tây Hồ phẳng lặng, lại thấp thoáng hình bóng những người nghệ nhân lặng lẽ gom từng hạt hương sắc của mùa hạ. Không máy móc, không dây chuyền, chỉ có đôi bàn tay khéo léo, khứu giác tinh tế và những bí quyết được giữ gìn qua nhiều thế hệ. Trà sen Tây Hồ vì thế trở thành một lát cắt tinh tế trong bức tranh văn hóa Hà Nội ngàn năm.
Nhà văn, nhà báo Nguyễn Văn Học: "Tôi viết, để giữ lại điều đẹp đẽ"

Nhà văn, nhà báo Nguyễn Văn Học: "Tôi viết, để giữ lại điều đẹp đẽ"

Có những con người, dù cuộc sống mang đến bao nhiêu thử thách, bão giông, vẫn kiên cường bước tiếp, dùng ngòi bút như ánh đuốc soi đường, thắp lên hy vọng giữa những ngày đen tối nhất. Nguyễn Văn Học chính là một trong số đó - người viết không chỉ bằng lý trí mà còn bằng cả trái tim rung động trước những cảnh đời khốn khổ, trước những mảng xanh ngỡ như mỏng manh, dễ vỡ.
Nâng cao nếp sống văn hóa từ mô hình di tích lịch sử kiểu mẫu

Nâng cao nếp sống văn hóa từ mô hình di tích lịch sử kiểu mẫu

Thời gian qua, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Nội đã triển khai hiệu quả mô hình di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn gắn với thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, qua đó góp phần tạo sự văn minh trong ứng xử đối với người quản lý di tích cũng như người dân, du khách.
Phụ nữ cống hiến xây dựng, phát triển Thủ đô văn hiến và hội nhập

Phụ nữ cống hiến xây dựng, phát triển Thủ đô văn hiến và hội nhập

Phong trào thi đua yêu nước có tầm quan trọng đặc biệt, góp phần tạo ra động lực thúc đẩy các hoạt động cách mạng. Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực hiện các Chỉ thị về thi đua yêu nước của Đảng, phong trào thi đua yêu nước và công tác thi đua, khen thưởng của thành phố Hà Nội nhiều năm qua đã có nhiều đổi mới.
Giữ hồn di sản cho muôn đời sau

Giữ hồn di sản cho muôn đời sau

Kinh thành Thăng Long xưa, nay là Thủ đô Hà Nội, vốn là mảnh đất ngàn năm văn hiến, nơi hội tụ, kết tinh những tinh hoa văn hóa trong suốt chặng đường dựng nước, giữ nước của dân tộc. Ngàn năm qua, biết bao mồ hôi, xương máu của ông cha đã đổ xuống nơi đây, chốn định đô muôn đời mang trong mình biết bao di sản đô thị vô giá mà hôm nay chúng ta thừa hưởng. Giờ đây, mảnh đất này lại là nhân chứng trong bước chuyển mình của dân tộc, gánh vác trách nhiệm “giàu có, hiện đại” nhưng vẫn phải cân bằng với khối “tài nguyên văn hóa - lịch sử” sâu và nặng.
Tái thiết Hà Nội từ những “tài nguyên ngủ quên”

Tái thiết Hà Nội từ những “tài nguyên ngủ quên”

Giữa nhịp phát triển hiện đại của Thủ đô, vẫn còn đó hàng nghìn di tích, công trình cũ và cơ sở công nghiệp chưa được khai thác đúng mức, những “nguyên liệu thô” mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa. Nếu được quy hoạch và sử dụng hợp lý, đây sẽ là nền tảng quý giá cho quá trình tái thiết đô thị gắn với bảo tồn và sáng tạo.
Xem thêm
Phiên bản di động