Tìm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trước thềm CPTPP
Sửa Bộ luật Lao động theo hướng nào khi có CPTPP? | |
Những ngành hàng Việt Nam có lợi nhất trong Hiệp định CPTPP | |
Hiệp định CPTPP: Cơ hội nào cho kinh tế Việt Nam? |
Tại hội thảo, các khách mời tham dự đã chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm tháo gỡ khó khăn trong vấn đề nhân sự, tạo điều kiện để các doanh nghiệp có được nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Các khách mời tại hội thảo chia sẻ về kinh nghiệm, giải pháp có được nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng yêu cầu hội nhập |
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, tăng trưởng không phải vấn đề quan trọng nhất hiện nay, mà chất lượng tăng trưởng mới là điều quan trọng. Trong khi đó, Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế có năng suất lao động thấp nhất khu vực. Trình độ quản trị doanh nghiệp Việt hiện nay theo báo cáo PCI của VCCI với sự tham gia của cơ quan phát triển Hoa Kỳ, trình độ quản trị doanh nghiệp Việt cũng thấp nhất khu vực Đông Nam Á. Vì vậy, rất cần thiết phải nâng cao chất lượng nguồn lao động, coi đó là hạt nhân thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội trong thời gian tới.
Cũng theo Chủ tịch VCCI, việc cải cách hệ thống giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng lao động là yêu cầu quan trọng hiện nay. Trong đó, vai trò doanh nghiệp rất quan trọng, bởi doanh nghiệp không phải chỉ là người đặt hàng, khách hàng của ngành giáo dục còn phải là chủ nhân, nhà đầu tư của hệ thống giáo dục.
Nhận định về thách thức của việc thực thi Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tới phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam, bà Lê Kim Dung - Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cho rằng, thách thức lớn nhất của lao động Việt Nam đó là tính cạnh tranh, trong khi mức độ sẵn sàng của giáo dục nghề nghiệp Việt Nam còn chậm. Cạnh tranh giữa Việt Nam với các nước trên thế giới trong việc cung cấp nguồn lao động chất lượng cao ngày càng tăng đòi hỏi chất lượng giáo dục nghề nghiệp phải được cải thiện đáng kể theo hướng tiếp cận được các chuẩn của khu vực và thế giới nhằm tăng cường khả năng công nhận văn bằng chứng chỉ giữa Việt Nam và các nước khác.
Vì vậy, bà Dung đề xuất cần tăng cường tham gia xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo và tổ chức giảng dạy, hướng dẫn thực tập và đánh giá kết quả học tập của người học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đồng thời tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề và đào tạo lại nghề cho người lao động.
Nhìn nhận về những thách thức của CPTPP đến thị trường nhân lực tại Việt Nam, bà Nguyễn Thị Phương Mai - Giám đốc điều hành Navigos Search cho rằng, các doanh nghiệp hiện nay đang phải đối diện với thách thức trong việc giữ nhân lực giỏi.
Theo phân tích của bà Mai, thách thức nằm ở việc tìm kiếm khối nhân lực cho vị trí quản lý cấp trung và cấp cao. Khảo sát của Navigos Search đối với lao động ở độ tuổi sinh năm từ 1990 đến 1996 cho thấy có 17% doanh nghiệp cho rằng thuộc lứa tuổi này có độ gắn bó không cao. Khảo sát mới đây của Navigos Search với 3.000 ứng viên thì có tới 69% cho biết họ sẵn sàng đón cơ hội mới và họ chuyển từ 2- 3 công ty; 63% cho biết động lực của họ muốn được gia tăng trình độ chuyên môn và kỹ năng. Kết quả một khảo sát khác cũng cho thấy có đến 41% doanh nghiệp cảm thấy khó khi tìm thấy ứng viên đạt chất lượng cho vị trí quản lý; 31% cho biết khó khăn về ngôn ngữ.
Bà Mai cho rằng, cơ hội đến từ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tăng lên khiến các ứng viên chuyển từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác khá nhiều dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp đau đầu với vấn đề giữ chân nhân tài.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Hà Nội: Gần 13.000 người sẽ được đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng
Việc làm 23/01/2025 17:03
Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết
Việc làm 23/01/2025 16:12
Cận Tết, nhu cầu tuyển dụng ngành dịch vụ tăng nhanh
Việc làm 18/01/2025 20:42
Hà Nội phấn đấu năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%
Việc làm 15/01/2025 15:44
Nghệ An tổ chức "Ngày hội việc làm" năm 2025 trong ngày 8/2
Việc làm 10/01/2025 18:39
Giảm tỷ lệ thất nghiệp của cả nước
Việc làm 10/01/2025 11:26
Sát Tết thợ vệ sinh nhà cửa tất bật làm quên ngày nghỉ
Việc làm 05/01/2025 15:50
Môi giới bất động sản không được đơn phương hành nghề
Việc làm 05/01/2025 15:50
Đồng bộ giải pháp phát triển thị trường lao động
Việc làm 31/12/2024 08:15
TP.HCM: Hơn 41% lao động tìm kiếm mức lương từ 10-15 triệu đồng/tháng
Việc làm 29/12/2024 16:24