-->

Tìm giải pháp đảm bảo chỗ ở, nhà ở an toàn cho công nhân

Những nguy cơ mất an toàn nào đang rình rập các khu nhà trọ công nhân? Cần giải pháp gì để đẩy nhanh tiến độ xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu về nhà ở, chỗ ở cho người thu nhập thấp, công nhân? Đó là những vấn đề được bàn bạc tại buổi tọa đàm với Chủ đề “Đảm bảo chỗ ở an toàn cho công nhân: Từ mục tiêu đến hành động” do Báo Kinh tế và Đô thị cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) hợp tác tổ chức ngày 24/9.
Hưng Yên đẩy nhanh phát triển nhà ở công nhân Bình Dương: Phấn đấu xây dựng gần 173.000 căn nhà ở xã hội, nhà lưu trú cho công nhân Nhà ở công nhân cần tính đến sự thuận tiện

Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình "Những cống hiến thầm lặng" mùa 3. Buổi tọa đàm được tổ chức với mong muốn góp phần tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, cũng như thực thi hiệu quả các chính sách về phát triển nhà ở cho công nhân, đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội, góp thêm tiếng nói góp ý vào dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).

Thúc đẩy giải pháp đảm bảo chỗ ở an toàn cho người lao động

Phát biểu khai mạc tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Thành Lợi - Tổng Biên tập Báo Kinh tế và Đô thị, Trưởng Ban Tổ chức cho biết: Thời gian qua, Báo Kinh tế và Đô thị đã có nhiều hoạt động, nhiều cuộc tọa đàm để lắng nghe ý kiến nhà khoa học chia sẻ, đề xuất giải pháp về các vấn đề an sinh xã hội. Thông qua các ý kiến đã cung cấp cho chúng ta bức tranh tổng thể về các vấn đề an sinh xã hội.

Tìm giải pháp đảm bảo chỗ ở, nhà ở an toàn cho công nhân
Ban tổ chức tặng hoa cho các diễn giả tham gia tọa đàm

Thực tế Đảng, Nhà nước đã có nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Với vai trò của mình, báo chí cũng cần có thay đổi để đưa ra hướng truyền thông hiệu quả. Vì vậy, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức buổi Tọa đàm chuyên đề thứ 4 với chủ đề “Đảm bảo chỗ ở an toàn cho công nhân: Từ mục tiêu đến hành động”.

Đây là chủ đề hết sức có ý nghĩa, vừa có tính thời sự vừa lý luận để giải quyết tốt bài toán an sinh xã hội đang đặt ra, trong đó, có vấn đề thiết thân với người lao động đang hàng ngày lao động đóng góp cho quê hương, tổ quốc”, PGS.TS Nguyễn Thành Lợi nhấn mạnh.

Trưởng Ban Tổ chức hy vọng thông qua ý kiến các nhà khoa học, chuyên gia ở các lĩnh vực với góc nhìn mới, các nhà báo tham dự Tọa đàm sẽ có góc tiếp cận mới để giúp các cơ quan chức năng có góc nhìn mới nhằm làm tốt việc truyền thông chính sách, từ đó, góp phần tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, cũng như thúc đẩy việc thực thi hiệu quả các chính sách về phát triển nhà ở cho công nhân để đảm bảo cho người lao động có chỗ ở an toàn, có điều kiện để tái tạo sức lao động sau một ngày làm việc.

Tại buổi Tọa đàm, đại biểu tham dự cùng các diễn giả, chuyên gia, nhà quản lý quan tâm, trao đổi làm rõ 3 vấn đề: Những nguy cơ thiếu an toàn đang rình rập ở những khu nhà trọ công nhân; từ vụ cháy chung cư mini tại Thanh Xuân, đâu là giải pháp để quản lý các chung cư mini đang nở rộ hiện nay không?; Chính phủ đã phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, để thực hiện mục tiêu này chúng ta cần phải làm gì?.

Tìm giải pháp đảm bảo chỗ ở, nhà ở an toàn cho công nhân
Tổng biên tập báo Kinh tế và Đô thị Nguyễn Thành Lợi phát biểu khai mạc tọa đàm.

Dưới góc độ của người góp ý xây dựng và thực thi pháp luật, hay góc độ các cơ quan thực hiện, cơ quan bảo vệ quyền lợi cho người lao động như Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, doanh nghiệp bất động sản, Hiệp hội bất động sản Việt Nam… cần làm gì để biến ý tưởng thành hành động, giúp mục tiêu xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội đạt được hiệu quả cao?

Nhu cầu về nhà ở của công nhân là cấp thiết

Chia sẻ tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Mạnh Hà - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Bất động sản Việt Nam khẳng định, nhu cầu về nhà ở của người lao động, sinh viên, công nhân, thậm chí là công chức, viên chức tại các đô thị lớn là nhu cấu cấp thiết và chính đáng; cũng như việc đầu tư xây dựng các công trình chung cư, nhà trọ của người dân, đáp ứng nhu cầu về nhà ở của các đối tượng này cũng là hợp pháp và được khuyến khích.

Hiện 70% công nhân làm việc trong các khu công nghiệp sống trong những khu nhà trọ người dân tự xây. Trong khi đó Nhà nước chưa có đủ nguồn lực để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, các doanh nghiệp lớn thì tập trung xây dựng các dự án lớn, những chung cư cao cấp.

Vấn đề đặt ra là Nhà nước phải quản lý như thế nào để các nhà chung cư quy mô nhỏ, nhà trọ được xây dựng và quản lý vận hành đúng quy hoạch, an toàn về mặt kết cấu, đặc biệt an toàn về phòng cháy chữa cháy trong quá trình sử dụng. Trong đó có việc tăng cường quản lý từ khâu cấp phép xây dựng, trong quá trình xây dựng đến quản lý vận hành. Nếu chúng ta quản lý tốt quy hoạch việc sẽ hạn chế hậu quả khi xảy ra cháy nổ.

Tìm giải pháp đảm bảo chỗ ở, nhà ở an toàn cho công nhân
PGS.TS Bùi Thị An - nguyên Đại biểu quốc hội - Ủy viên, Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội khóa XIII, trao đổi tại buổi tọa đàm.

Đối với những công trình chung cư quy mô nhỏ, nhà trọ thì các hộ gia đình phải đăng ký kinh doanh, có nộp thuế và đảm bảo về an toàn phòng cháy chữa cháy. Việc quản lý nên giao cho phường và quận, và tạo nguồn thu từ các công trình này để phục vụ cho công tác quản lý. Nếu chúng ta quản lý tốt thì sẽ khắc phục được các nguy cơ cháy nổ.

Còn theo ông Nguyễn Thanh Đặng - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn N&G, việc xây dựng nhà ở lưu trú cho công nhân là vấn đề rất thiết thực, đáp ứng nhu cầu bức thiết cho công nhân. "Nhà ở cho công nhân phải được nâng cao chất lượng, thể lụp xụp mãi được. Công nhân là lực lượng tạo ra sản phẩm cho xã hội nên cũng phải tạo môi trường, nơi ở đảm bảo môi trường sống cho công nhân".

Bày tỏ quan điểm về quy định việc phát triển nhà ở lưu trú công nhân trong khu công nghiệp được bổ sung vào Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) nhằm phục vụ công nhân, chuyên gia và người lao động, PGS.TS Bùi Thị An - nguyên Đại biểu quốc hội - Ủy viên, Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội khóa XIII cho rằng, quy định mới này sẽ phù hợp hơn với tình hình thực tế. "Tôi cho rằng luật hóa là cần thiết. Tôi hoàn toàn ủng hộ. Tôi đi các nước và thấy họ thuê nhà nhiều hơn mua. Chúng tôi ủng hộ quan điểm thuê nhiều hơn mua".

Đồng hành để công nhân có chỗ ở

Về đề án 1 triệu căn hộ nhà ở cho công nhân, theo PGS.TS Bùi Thị An đây là đề án khả thi. Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam với vai trò, trách nhiệm chăm lo cho công nhân cần sớm có kế hoạch cụ thể, đồng hành với anh chị em công nhân ở để họ có chỗ ở và yên tâm làm việc.

Tìm giải pháp đảm bảo chỗ ở, nhà ở an toàn cho công nhân
Quang cảnh buổi tọa đàm

Cũng xoay quanh đề án nay, ông Lê Văn Nghĩa - Trưởng Ban Quản lý Dự án Thiết chế Công đoàn - Tổng LĐLĐ Việt Nam cho rằng, Chính phủ, các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành cần xem xét, có cơ chế tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; có cơ chế khuyến khích các nhà đầu tư tham gia. Bên cạnh đó, về quỹ đất, có địa phương có quỹ đất đủ để thực hiện, có địa phương không có, do đó rất cần Trung ương đứng ra điều tiết, để bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu phát triển nhà ở Đề án đặt ra.

“Là một trong những đối tượng được Chính phủ giao thực hiện Đề án, Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng đã có đề xuất sửa đổi quy định pháp luật; đồng thời đã tiết giảm, thành lập quỹ để phát triển nhà ở cho công nhân. Theo định hướng, Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ thực hiện xây dựng nhà ở chỉ dành để cho thuê. Đây cũng là loại hình nhà ở phù hợp với công nhân các khu công nghiệp, khu chế xuất. Hy vọng trong thời gian tới khi ba luật: Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) được thông qua sẽ kích cung nhà ở xã hội, nhà ở công nhân”- ông Lê Văn Nghĩa bày tỏ.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Ngày 19/4, Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), TikTok Việt Nam, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và Hệ thống tiêm chủng VNVC đã ký thỏa thuận hợp tác xây dựng mạng lưới thông tin y tế chính thống vì cộng đồng trên nền tảng số.
Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến xe buýt, đường sắt đô thị sẽ tăng cường hoạt động nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân.
Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh sinh viên lần thứ VII, ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Diễn đàn “Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ”. Diễn đàn là nơi kết nối những ý tưởng, khát vọng và tinh thần nhiệt huyết của thế hệ trẻ, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm”.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.

Tin khác

TP.HCM: Tạm dừng thi tuyển công chức, viên chức

TP.HCM: Tạm dừng thi tuyển công chức, viên chức

Thực hiện Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ khi thực hiện sắp xếp tổ chức, bộ máy hệ thống chính trị và Kết luận số 128-KL/TW ngày 7/3/2025 của Bộ Chính trị về chủ trương công tác cán bộ; Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thực hiện nghiêm chủ trương tạm dừng tuyển dụng, bổ nhiệm, quy hoạch, điều động, chuyển công tác, tiếp nhận, luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức.
Cung cấp kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ trong việc quản lý tài chính

Cung cấp kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ trong việc quản lý tài chính

Sáng nay (10/4), Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Công ty Tài chính TNHH Một thành viên Home Credit Việt Nam tổ chức hội nghị “Tư vấn kiến thức quản lý tài chính gia đình năm 2025” cho hơn 100 hội viên phụ nữ tại quận Đống Đa, Hà Nội.
Thu nhập bình quân của người lao động tăng ở hầu hết các ngành kinh tế

Thu nhập bình quân của người lao động tăng ở hầu hết các ngành kinh tế

Báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý 1/2025 vừa được Cục Thống kê (Bộ Tài chính) công bố mới đây cho thấy thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng so với quý trước và tăng ở hầu hết các ngành kinh tế.
Đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai

Đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai

Sau những trận thiên tai nghiêm trọng, đời sống người dân nói chung, đặc biệt là những đối tượng yếu thế như: Nông dân, công nhân, lao động phổ thông… bị ảnh hưởng nặng nề. Trong đó, mất việc làm, giảm thu nhập là những hậu quả rõ nét nhất. Do đó, việc hỗ trợ tài chính, đào tạo nghề và xây dựng hệ thống an sinh xã hội tốt hơn là yếu tố quan trọng để giúp họ phục hồi và thích ứng với các thách thức trong tương lai.
Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong điều kiện thiên tai

Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong điều kiện thiên tai

Nối tiếp những thành công và mục tiêu của 4 mùa trước, Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng 2025” sẽ đề cao tính chuyên sâu, để cùng với các cơ quan truyền thông, giúp người dân hiểu sâu hơn cũng như có giải pháp nâng cao chất lượng đời sống an sinh xã hội trong điều kiện thiên tai, dịch bệnh.
Có phiền toái khi thuê người thân xây nhà, trông coi công trình?

Có phiền toái khi thuê người thân xây nhà, trông coi công trình?

Tâm lý thuê người trong họ xây dựng, trông coi công trình sẽ yên tâm hơn thuê người ngoài. Bởi đã là người nhà thì trách nhiệm với công trình không khác gì đối với ngôi nhà của chính họ. Thực tế cho thấy, không ít mâu thuẫn tình cảm và pháp lý giữa các bên lại bắt nguồn từ những nhận định đơn giản này.
Tháng 4, người lao động có 2 kỳ nghỉ lễ

Tháng 4, người lao động có 2 kỳ nghỉ lễ

Trong tháng 4 tới, người lao động sẽ có liên tiếp 2 kỳ nghỉ trong cùng một tháng, bao gồm nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 3 ngày, và lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày liên tục…
Hà Nội: Thành lập Ban Tổ chức Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025

Hà Nội: Thành lập Ban Tổ chức Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025

Mới đây, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà đã ký ban hành Quyết định số 1577/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Tổ chức Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân thành phố Hà Nội năm 2025.
Thận trọng khi đăng ký đi làm việc tại Hàn Quốc

Thận trọng khi đăng ký đi làm việc tại Hàn Quốc

Trung tâm Lao động ngoài nước (thuộc Bộ Nội vụ) vừa đưa ra cảnh báo hành vi lừa đảo người lao động đăng ký tuyển chọn đi làm việc nghề hàn, nghề khuôn mẫu tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS (Chương trình cấp phép cho lao động nước ngoài của Chính phủ Hàn Quốc).
Công nhân mong mỏi được tăng lương

Công nhân mong mỏi được tăng lương

Tiền lương là mối quan tâm hàng đầu của công nhân, người lao động (NLĐ) khi đi làm. Đặc biệt, trong điều kiện giá cả tiêu dùng đắt đỏ, chi phí sinh hoạt nhiều, công nhân, người lao động (NLĐ) càng mong mỏi được tăng lương để trang trải cuộc sống và có một chút tích lũy.
Xem thêm
Phiên bản di động