-->

Tiếp tục thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo

Từ 1/7/2020, Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức (sửa đổi, bổ sung)” đã có hiệu lực, với nhiều điểm mới tác động trực tiếp đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có đội ngũ giáo viên. Tại các cuộc giao lưu trực tuyến do báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động các quận, huyện tổ chức, nhiều giáo viên bày tỏ băn khoăn về vị trí việc làm, hợp đồng làm việc, cách tính lương mới…
Căn cứ tính trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu: Được tính theo mức lương nào? Giải quyết phụ cấp thâm niên cho nhà giáo đã nghỉ hưu: Thời gian tối đa 12 ngày Những quy định ảnh hưởng đến quyền lợi của giáo viên từ 1/7/2020

Vị trí việc làm, tiền lương sẽ thay đổi ra sao?

Chị Phan Thị Đông - Chủ tịch Công đoàn Trường Trung học cơ sở Liên Hiệp (huyện Phúc Thọ) hỏi: Theo Nghị quyết 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về ban hành chính sách cải cách chính sách tiền lương thì từ năm 2021 sẽ trả lương theo vị trí việc làm. Vậy đối với những giáo viên đã làm lâu năm trong ngành Giáo dục, khi bị cắt thâm niên, lương có bị thay đổi nhiều không? giáo viên có được hưởng phụ cấp nữa không?

Giải đáp những băn khoăn trên, bà Vũ Minh Huyền- Phó trưởng Phòng xây dựng Chính quyền, Sở Nội vụ thành phố Hà Nội cho biết: Theo lộ trình, năm 2020 sẽ thực hiện cải cách tiền lương, nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 tác động đến tình hình kinh tế xã hội nên tạm thời chúng ta chưa thực hiện. Vì vậy,hiện nay các thầy cô giáo vẫn hưởng lương theo hạng chức danh nghề nghiệp và phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp đứng lớp… khi nào có chỉ đạo của Trung ương thì sẽ thực hiện sau.

Tiếp tục thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo
Các chuyên gia giải đáp về những điểm mới của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức (sửa đổi, bổ sung)

Bà Huyền cũng cho biết, hiện nay chưa có khái niệm “cắt thâm niên”, các cô giáo vẫn được hưởng mọi phụ cấp bình thường trong khi chờ chỉ đạo của Trung ương. Về vị trí việc làm, trong trường học thì được chia thành hai loại vị trí. Đối với giáo viên đứng lớp thì có vị trí như giáo viên dạy văn hóa, giáo viên dạy bộ môn (như âm nhạc, thể dục, tin học, tiếng Anh)… đều được gọi là “vị trí làm giáo viên”.Riêng Ban Giám hiệu có hai vị trí là Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng. Hiện, chế độ cải cách tiền lương của các vị trí này đang trong quá trình soạn thảo, chưa thực hiện theoluật hiện hành.

Bày tỏ băn khoăn về chế độ tiền lương khi Luật sửa đổi, chị Khuất Thị Bích Hồng - Phó Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở thị trấn Liên Quan (huyện Thạch Thất) hỏi: Khi bỏ chế độ biên chế, giáo viên cũng tôi cũng trở thành những người lao động hợp đồng. Vậy, chúng tôi sẽ hưởng lương thế nào, hưởng lương theo lương của doanh nghiệp hay hình thức khác?

Trao đổi về vấn đề này, bà Vũ Minh Huyền cho biết: Theo quy định của pháp luật thì vị trí của giáo viên khi được tuyển dụng vào viên chức khác với vị trí của người lao động làm việc tại doanh nghiệp. Vì vậy, đối với việc hưởng lương của các anh chị giáo viên là viên chức theo quy định của pháp luật trước đây hay khi có sửa đổi thì vẫn thực hiện theo thang bảng lương của Chính phủ chứ không thực hiện lương theo doanh nghiệp.

Theo lộ trình thì từ năm 2020-2021, sẽ có thang bảng lương mới nhưng hiện nay có một số lý do nên việc thực hiện thang bảng lương mới vẫn chưa được áp dụng. Do đó, lương của các anh chị giáo viên vẫn thực hiện theo thực hiện Nghị đinh 204, ngoài ra, các giáo viên sẽ hưởng phụ cấp nghề, phụ cấp đứng lớp tùy theo bậc học.

Không còn hợp đồng không xác định thời hạn?

Cũng liên quan đến những thay đổi của Luật Viên chức sửa đổi, chị Hà Thị Thu Hương - Chủ tịch Công đoàn trường Mầm non Long Xuyên (huyện Phúc Thọ)hỏi: Viên chức, nếu ký hợp đồng lao động từ 1/7/2020 có được hưởng chế độ viên chức suốt đời không? Khi bỏ biên chế suốt đời thì người lao động có cần phải tham gia vào các kỳ thi công chức, viên chức để được làm việc tại cơ quan nhà nước hay không?

Tiếp tục thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo

Tại cuộc gặp mới đây của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân với 183 nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu toàn quốc nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết: Xác định chất lượng đội ngũ giáo viên là một trong những yếu tố quyết định thành công của đổi mới giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình ban hành và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật và các đề án để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục. Theo đó, các chế độ, chính sách đối với nhà giáo sẽ được đảm bảo ngày càng tốt hơn.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng thông tin, mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thay mặt Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội phương án tiếp tục thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo cho đến khi thực hiện chính sách tiền lương mới. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý và giao cho Chính phủ triển khai thực hiện.

Giải đáp những băn khoăn này, bà Vũ Minh Huyền cho biết: Theo quy định của Luật Viên chức sửa đổi năm 2020, từ 1/7/2020 sẽ không còn Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn. Trường hợp, người lao động được tuyển dụng vào viên chức sau ngày1/7/2020 mà không làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, thì chỉ được ký hợp đồng làm việc xác định thời hạn.Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn chỉ còn áp dụng với 3 đối tượng:

Hiện tại người đã thực hiện xong hợp đồng làm việc xác định thời hạn; Cán bộ, công chức chuyển thành viên chức. Từ1/7/2020, hợp đồng làm việc áp dụng đối với: Viên chức được tuyển dụng trước ngày 1/7/2020; cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức; người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Có nghĩa, theo Luật mới, viên chức được tuyển dụng từ ngày 1/7/2020 trở đi, không thuộc 2 trường hợp đặc biệt nêu trên, hết hợp đồng xác định thời hạn sẽ không được ký hợp đồng không xác định thời hạn mà ký tiếp hợp đồng xác định thời hạn nếu đáp ứng được các yêu cầu đối với viên chức theo quy định của pháp luật.

Với câu hỏi “Khi bỏ biên chế suốt đời thì người lao động có cần phải tham gia vào các kỳ thi công chức, viên chức để được làm việc tại cơ quan nhà nước hay không? Việc thay đổi chế độ như vậy có ảnh hưởng gì đến việc tuyển dụng của các cơ quan nhà nước không”, bà Huyền cho biết: Theo quy đinh của Luật Viên chức, không có khái niệm sát hạch, nếu vẫn làm vị trí cũ thì sẽ có đánh giá của đơn vị, thủ trưởng đơn vị, sau đó sẽ tiếp tục ký hợp đồng xác định thời hạn 5 năm.

Nếu chuyển sang vị trí việc làm khác, không giống vị trí việc làm tuyển ban đầu, ví dụ như một cô giáo làm vị trí văn thư có nhu cầu chuyển sang làm nhân viên kế toán, nếu có văn bằng phù hợp, cộng với việc đã từng có thời gian công tác ở vị trí kế toán trước đó, thì sẽ phải thông qua sát hạch.Nếu viên chức có nguyện vọng muốn tham gia vị trí của công chức thì phải thực hiện sát hạch để được tiếp nhận.

Cũng liên quan đến vấn đề hợp đồng, chị Nguyễn Thị Bích Nhuần - Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non thị trấn Liên Quan (huyện Thạch Thất) băn khoăn: Theo quy định mới của pháp luật, Hợp đồng xác định thời hạn đối với công chức, viên chức xác định tối đa bao năm, với những người đã ký hợp đồng không xác định thời hạn trong thời gian trước đây, thì sau ngày 1/7/2020, sẽ được thực hiện thế nào?

Giải đáp nội dung này, Phó trưởng Phòng xây dựng Chính quyền, Sở Nội vụ thành phố Hà Nội cho biết: Hợp đồng làm việc xác định thời hạn theo quy định Luật cán bộ, công chức, và Luật Viên chức (sửa đổi bổ sung) có thời hạn tối đa là 60 tháng, áp dụng với những trường hợp viên chức được tuyển dụng sau 1/72020.Còn với những trường hợp viên chức được tuyển dụng trước 1/7/2020 mà được ký hợp đồng không thời hạn thì kể cả sau ngày 1/7/2020 vẫn thực hiện hợp đồng làm việc không xác định thời hạn như cũ, không có gì thay đổi./.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phong trào thể thao quần chúng: Triển vọng từ những bộ môn mới

Phong trào thể thao quần chúng: Triển vọng từ những bộ môn mới

Nhiều năm qua, Hà Nội luôn duy trì ổn định vị trí dẫn đầu về phát triển phong trào thể dục, thể thao của cả nước, đặc biệt là phong trào thể thao quần chúng. Bên cạnh các bộ môn thể thao truyền thống, các môn mới như: Chạy đường dài, pickleball đang thu hút đông đảo người dân tham gia, góp phần tích cực thực hiện cuộc vận động Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại.
Hàng nghìn người đến Quảng trường Ba Đình từ sáng sớm để xem lễ thượng cờ ngày 30/4

Hàng nghìn người đến Quảng trường Ba Đình từ sáng sớm để xem lễ thượng cờ ngày 30/4

Sáng sớm ngày 30/4, hàng ngàn người dân đã có mặt tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội) để chứng kiến nghi lễ thượng cờ nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Khẳng định vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn

Khẳng định vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn

Những năm qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thạch Thất đã nỗ lực chuyển mình vượt qua mọi khó khăn để khẳng định vị thế tiên phong trong đổi mới, sáng tạo, từng bước thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Từ đây, góp phần quan trọng trong thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng phát triển.
Công nhân, viên chức, lao động Thủ đô: Tự hào, xúc động, biết ơn

Công nhân, viên chức, lao động Thủ đô: Tự hào, xúc động, biết ơn

Cùng với cả nước, những ngày này, đội ngũ cán bộ Công đoàn, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) cả nước nói chung, CNVCLĐ Thủ đô nói riêng bồi hồi hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/225) với tất cả niềm tự hào, xúc động, biết ơn đồng thời cũng nâng cao hơn ý thức trách nhiệm của mình đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, đặc biệt trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Hà Nội ngợp Cờ đỏ trong ngày đại lễ 30/4 lịch sử

Hà Nội ngợp Cờ đỏ trong ngày đại lễ 30/4 lịch sử

Có những buổi sáng Hà Nội thức dậy trong sự vồn vã, nhưng sáng nay - 30/4, ngày tròn 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước thì Thủ đô lại mang một vẻ đẹp kỳ lạ, vẻ đẹp dịu dàng nhưng cũng đầy rực rỡ và thiêng liêng. Trên khắp những con phố cổ kính, cờ đỏ sao vàng rợp trời, tung bay trong nắng sớm như trái tim của triệu con người đang hòa chung một nhịp đập: Tổ quốc!
LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm, tặng quà công nhân bị tai nạn lao động

LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm, tặng quà công nhân bị tai nạn lao động

Nhân dịp Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2025, ngày 29/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây đến thăm hỏi, động viên, tặng quà, trao trợ cấp khó khăn đột xuất cho công nhân và gia đình công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bị mất do bệnh hiểm nghèo.
"Cha tôi, người ở lại" tập 33: Nguyên sốc khi biết tin mẹ Liên sắp về nước, Đại đau đớn chia tay An

"Cha tôi, người ở lại" tập 33: Nguyên sốc khi biết tin mẹ Liên sắp về nước, Đại đau đớn chia tay An

Tập 33 của "Cha tôi, người ở lại" tiếp tục mang đến những diễn biến bất ngờ và cảm xúc sâu sắc, khi các mối quan hệ giữa các nhân vật ngày càng trở nên phức tạp và nhiều nút thắt mới được mở ra.

Tin khác

Đề xuất điều chỉnh mức trợ cấp đối với thanh niên xung phong lên 1 triệu đồng/tháng

Đề xuất điều chỉnh mức trợ cấp đối với thanh niên xung phong lên 1 triệu đồng/tháng

Bộ Nội vụ đang xây dựng dự thảo Nghị định Điều chỉnh chế độ trợ cấp hằng tháng đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến, và thanh niên xung phong cơ sở miền Nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965 - 1975.
Hướng dẫn mới nhất về thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp

Hướng dẫn mới nhất về thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp

Trợ cấp thất nghiệp là nguồn thu nhập đáng kể giúp người lao động vượt qua giai đoạn khó khăn khi chưa tìm được việc làm mới. Bộ Nội vụ đã có hướng dẫn mới nhất, áp dụng từ tháng 4/2025 về thủ tục khi người lao động có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố khác.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Dự kiến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ 1/7 tới

Dự kiến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ 1/7 tới

Dự kiến tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc có sự điều chỉnh từ 1/7/2025.
Tăng cơ hội hưởng lương hưu cho người tham gia

Tăng cơ hội hưởng lương hưu cho người tham gia

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 quy định người lao động khi đủ tuổi nghỉ hưu mà có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên được hưởng lương hưu hằng tháng. Quy định này nhằm tạo cơ hội cho những người bắt đầu tham gia BHXH muộn hoặc tham gia không liên tục có cơ hội tích lũy đủ 15 năm đóng (thay vì 20 năm như quy định tại Luật BHXH 2014) để được hưởng lương hưu hằng tháng.
Đóng BHXH bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu?

Đóng BHXH bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu?

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH), để được hưởng lương hưu thì người lao động cần đáp ứng điều kiện về tuổi nghỉ hưu cũng như số năm đóng BHXH.
Lấy ý kiến về việc kéo dài tuổi nghỉ hưu với công chức ở một số lĩnh vực

Lấy ý kiến về việc kéo dài tuổi nghỉ hưu với công chức ở một số lĩnh vực

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến cho dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), dự kiến được trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 5 tới đây. Tổng hợp từ kinh nghiệm quốc tế, Bộ Nội vụ đã đưa ra nhiều gợi mở cho việc sửa đổi Luật Cán bộ, công chức của Việt Nam, trong đó có vấn đề tuổi nghỉ hưu.
Khuyến nghị xét nâng ngạch cho công chức

Khuyến nghị xét nâng ngạch cho công chức

Dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) đang được soạn thảo để trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp sắp tới. Quá trình xây dựng dự án Luật, Bộ Nội vụ đã nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và đưa ra nhiều khuyến nghị, gợi mở quan trọng về tuyển dụng, đào tạo, đánh giá công chức... cho Việt Nam.
Khuyến nghị chế độ làm việc bán thời gian cho công chức

Khuyến nghị chế độ làm việc bán thời gian cho công chức

Bộ Tư pháp vừa tổ chức thẩm định dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), do Bộ Nội vụ chủ trì soạn thảo, với nhiều đề xuất quan trọng, chuẩn bị được trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 9 sắp tới.
Nghỉ việc trông con ốm có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?

Nghỉ việc trông con ốm có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?

Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định chi tiết về điều kiện được hưởng chế độ ốm đau.
Xem thêm
Phiên bản di động