Căn cứ tính trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu: Được tính theo mức lương nào?
Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa ban hành văn bản số 778/BHXH-CSXH hướng dẫn thực hiện Nghị định số 14/2020/NĐ-CP về chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu.
![]() |
Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho hay, mức lương hưu làm căn cứ tính trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu là mức lương hưu được điều chỉnh đến tháng 3/2020. Ảnh: P.T |
Cụ thể, đối tượng được áp dụng chế độ này gồm: Nhà giáo là giáo viên, giảng viên, cô nuôi dạy trẻ, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, chủ nhiệm nhà trẻ, phó chủ nhiệm nhà trẻ, giám đốc, phó giám đốc, trưởng khoa, phó trưởng khoa, chủ nhiệm khoa, phó chủ nhiệm khoa, trưởng ban, phó trưởng ban, trưởng phòng, phó trưởng phòng nghỉ hưu khi đang trực tiếp giảng dạy, giáo dục, hướng dẫn thực hành hoặc nghỉ chờ đủ tuổi để hưởng lương hưu và bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) để hưởng lương hưu trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/1994 đến ngày 31/5/2011 tại các cơ sở giáo dục công lập (mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên; các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội).
Nhà giáo nghỉ hưu khi đang trực tiếp giảng dạy, giáo dục hoặc nghỉ chờ đủ tuổi để hưởng lương hưu và được bảo lưu thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/1994 đến 31/5/2011 tại cơ sở giáo dục bán công, nhưng trước đó được điều động từ các cơ sở giáo dục công lập hoặc tại cơ sở giáo dục bán công do cấp có thẩm quyền chuyển đổi từ cơ sở giáo dục công lập và được xếp lương theo bảng lương của ngạch viên chức ngành giáo dục.
Nhà giáo làm công tác giảng dạy, giáo dục tại các cơ sở giáo dục công lập được cấp có thẩm quyền cử làm chuyên gia giáo dục ở ngoài nước, khi hết thời gian làm chuyên gia về nước thì nghỉ hưu ngay.
Nhà giáo nghỉ hưu có thời gian tham gia giảng dạy ở các lớp học được tổ chức tại các đơn vị thanh niên xung phong mà chưa hưởng các chế độ, chính sách của Nhà nước dành cho thanh niên xung phong.
Nhà giáo là quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu sau đó chuyển ngành về công tác giảng dạy, giáo dục tại các cơ sở giáo dục công lập khi nghỉ hưu là giáo viên, giảng viên; trong lương hưu có phụ cấp thâm niên lực lượng vũ trang nhưng không có phụ cấp thâm niên nhà giáo.
Nghị định 14/2020/NĐ-CP yêu cầu, trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị của người đủ điều kiện hưởng trợ cấp theo quy định, cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có trách nhiệm giải quyết và chi trả trợ cấp cho người được hưởng. Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Tại văn bản số 778/BHXH-CSXH hướng dẫn thực hiện chế độ này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam yêu cầu thời hạn tối đa mà ngành Bảo hiểm xã hội giải quyết chế độ này là 12 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan Bảo hiểm xã hội nhận đủ hồ sơ theo quy định. Quy trình giải quyết hưởng và chi trả trợ cấp thực hiện như đối với đối tượng hưởng trợ cấp BHXH một lần.
Hướng dẫn của BHXH Việt Nam cũng lưu ý một số điểm trong tổ chức thực hiện.Theo đó, mức lương hưu làm căn cứ tính trợ cấp đối với nhà giáo hoặc thân nhân nhà giáo là mức lương hưu được điều chỉnh đến thời điểm tháng 3/2020 (thời điểm Nghị định số 14/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành). Bảo hiểm xã hội tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát quá trình giải quyết, chi trả và quản lý người hưởng trợ cấp theo Nghị định số 14/2020/NĐ-CP của cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện, cơ quan Bưu điện và người hưởng theo quy định chung. Đặc biệt, không được quy định thêm các thủ tục hành chính.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng yêu cầu Bộ phận Tiếp nhận - Trả kết quả thuộc Bảo hiểm xã hội các huyện, tỉnh cần hướng dẫn người hưởng kê khai, lập hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng trợ cấp; hướng dẫn người hưởng lựa chọn nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính công ích đến cơ quan Bảo hiểm xã hội, nhận tiền trợ cấp bằng một trong các hình thức (trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc thông qua tài khoản ngân hàng của người hưởng).
Bên cạnh đó, Bộ phận Tiếp nhận - Trả kết quả cũng có trách nhiệm truy cập vào Hệ thống lưu trữ điện tử tập trung để rà soát, kiểm tra.Trường hợp có dữ liệu hồ sơ hưu trí của người hưởng trên Hệ thống, thì thực hiện số hóa hồ sơ giấy đã tiếp nhận để cập nhật vào Hệ thống các phần mềm nghiệp vụ và cơ sở dữ liệu, chuyển cho Bộ phận/Phòng Chế độ Bảo hiểm xã hội. Trường hợp không có dữ liệu hồ sơ hưu trí trên Hệ thống, thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn người nộp hoàn thiện bổ sung hồ sơ để làm căn cứ giải quyết.
Bảo Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Bản lĩnh thép của Công an Thủ đô trong kháng chiến chống Mỹ

Xử lý gần 1500 "ma men" ngày đầu kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5

Phong trào thể thao quần chúng: Triển vọng từ những bộ môn mới

Hàng nghìn người đến Quảng trường Ba Đình từ sáng sớm để xem lễ thượng cờ ngày 30/4

Khẳng định vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn

Công nhân, viên chức, lao động Thủ đô: Tự hào, xúc động, biết ơn

Hà Nội ngợp Cờ đỏ trong ngày đại lễ 30/4 lịch sử
Tin khác

Đề xuất điều chỉnh mức trợ cấp đối với thanh niên xung phong lên 1 triệu đồng/tháng
Chính sách 28/04/2025 09:26

Hướng dẫn mới nhất về thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp
Chính sách 27/04/2025 11:49

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể
Chính sách 20/04/2025 21:56

Dự kiến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ 1/7 tới
Chính sách 20/04/2025 21:54

Tăng cơ hội hưởng lương hưu cho người tham gia
Chính sách 17/04/2025 07:02

Đóng BHXH bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu?
Chính sách 17/04/2025 06:54

Lấy ý kiến về việc kéo dài tuổi nghỉ hưu với công chức ở một số lĩnh vực
Chính sách 15/04/2025 17:26

Khuyến nghị xét nâng ngạch cho công chức
Chính sách 15/04/2025 16:22

Khuyến nghị chế độ làm việc bán thời gian cho công chức
Chính sách 14/04/2025 13:52

Nghỉ việc trông con ốm có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?
Chính sách 13/04/2025 16:45