--> -->

Tiếp tục gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất, thuê mặt nước cho doanh nghiệp

Số thuế hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được gia hạn là khoảng 15.304 tỷ đồng; dự kiến số tiền thuê đất, thuê mặt nước được gia hạn khoảng từ 3.500-3.700 tỷ đồng.
Từ ngày1/4, giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu Đánh thuế bất động sản không thể chần chừ Sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân: Để nộp thuế không phải là áp lực

Chiều 28/3, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính đã phối hợp tổ chức Hội thảo góp ý vào Dự thảo Nghị định về gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất, thuê mặt bằng và Nghị định gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe sản xuất lắp ráp trong nước.

Bà Phạm Thị Minh Hiền, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Tổng cục Thuế giới thiệu về hai dự thảo nghị định, cho biết việc ban hành hai nghị định nhằm tiếp tục khôi phục sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thúc đẩy xuất nhập khẩu, tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Tiếp tục gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất, thuê mặt nước cho doanh nghiệp
Hội thảo được tổ chức trực tuyến tại điểm cầu Hà Nội

Cụ thể, với Dự thảo Nghị định về gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất, thuê mặt bằng, tiếp tục gia hạn thời hạn nộp thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhâp cá nhân) và tiền thuê đất, bổ sung thêm tiền thuê mặt nước đối với toàn bộ các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định số 52/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

Điểm mới dự kiến so với Nghị định số 52/2021/NĐ-CP là Dự thảo nghị định bổ sung gia hạn thời hạn nộp tiền thuê mặt nước (quy định gia hạn tiền thuê mặt nước như tiền thuê đất).

Đồng thời, bỏ quy định để được gia hạn tiền thuế và tiền thuê đất theo quy định tại Nghị định này người nộp thuế phải nộp đủ các khoản tiền thuế, tiền thuê đất đã được gia hạn nộp thuế của năm trước.

Về Dự thảo Nghị định gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe sản xuất lắp ráp trong nước, gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 6, 7, 8 và 9/2022 đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước. Thời hạn nộp thuế phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 6, 7, 8, 9/2022 chậm nhất là ngày 20/11/2022.

Góp ý vào Dự thảo, luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty luật ANVI, cho rằng, nên nhập hai nghị định vào làm một, vì vấn đề, tính chất giống nhau và như vậy sẽ tiện cho doanh nghiệp theo dõi. Đồng thời, theo ông Đức, đã là chính sách ưu đãi thì không nên quy định doanh nghiệp phải nộp đơn đề nghị, để tránh phát sinh thủ tục hành chính và tốn kém thời gian, chi phí.

Còn luật sư Trương Văn Bình, Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, góp ý, nên gia hạn cho đến khi nào doanh nghiệp đóng được thuế của năm 2022, còn nếu gia hạn 3-6 tháng thì các doanh nghiệp vẫn còn rất khó khăn.

Bên cạnh đó, theo ông Bình, đối tượng được gia hạn theo các dự thảo chỉ trên 2 lĩnh vực là sản xuất và kinh doanh, trong khi hoạt động dịch vụ hỗ trợ là một hoạt đông không thể thiếu của hoạt động sản xuất và kinh doanh, cũng bị chịu sự tác động của đại dịch, cũng rất cần và đáng được sự hỗ trợ bình đẳng như các lĩnh vực khác.

Ông Bình cũng đề nghị nên bổ sung sự hỗ trợ gia hạn thời hạn nộp thuế cho loại hình doanh nghiệp vừa, vì các doanh nghiệp vừa đóng một vai trò quan trọng trong cơ cấu doanh nghiệp trong nước.

Bà Trần Thị Thanh Thư, Công ty Luật TNHH BLawyers Vietnam, nhìn nhận, trong bối cảnh các đơn vị kinh tế phải chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, Nghị định về gia hạn nộp thuế số 50/2021/NĐ-CP đối với nghĩa vụ thuế năm 2021 vừa qua như một liều thuốc cứu cánh cho doanh nghiệp, hộ và cả cá nhân kinh doanh.

Tiếp nối Nghị định trên, hai dự thảo nghị định nêu trên nhằm tiếp tục hỗ trợ cho các đơn vị kinh tế trong xã hội là điều đáng mừng và rất hữu ích trong bối cảnh hiện nay.

Về đối tượng được gia hạn nộp thuế, bà Thư cho rằng, để được công nhận là doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ (đối tượng được hỗ trợ) phải đáp ứng về cả số lượng lao động và doanh thu hoặc nguồn vốn. Trên thực tế, có những doanh nghiệp chỉ có số lao động nhỉnh hơn một vài người theo quy định nhưng lại đang chịu ảnh hưởng nặng nề, kinh doanh đình trệ, giảm sút, doanh thu ở mức báo động, thì lại không được áp dụng nghị định để xin gia hạn thuế.

Vì vậy, nên điều chỉnh lại theo hướng chỉ tập trung vào những chỉ tiêu thể hiện doanh nghiệp đang gặp khó khăn như: Đưa ra mức doanh thu hoặc lợi nhuận cụ thể (ví dụ 1-2 tỷ đồng); hoặc mức giảm hay tỷ lệ giảm doanh thu so với trung bình doanh thu trong 3 năm trước khi diễn ra dịch Covid-19.

Tiếp tục gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất, thuê mặt nước cho doanh nghiệp
Việc ban hành hai nghị định nhằm tiếp tục khôi phục sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tái hòa nhập thị trường.

Cũng theo bà Thư, quy định cơ quan Thuế không phải thông báo cho người nộp thuế về việc chấp nhận gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất, thuê mặt nước là chưa phù hợp vì không phải bất cứ người nộp thuế nào cũng am hiểu tường tận pháp luật.

Các đối tượng gia hạn cần được biết họ có được chấp nhận gia hạn hay không để thực hiện nghĩa vụ của mình đúng quy định. Nếu vì không được chấp nhận Giấy đề nghị nộp sau cùng cho tất cả các kỳ phát sinh trước thì người nộp thuế còn phải chịu thêm khoản tiền phạt chậm nộp. Điều này không phù hợp với tinh thần hỗ trợ người nộp thuế trong giai đoạn khó khăn.

Vì vậy, bà Thư góp ý nên sửa theo hướng cơ quan Thuế phải thông báo bằng văn bản trực tiếp hoặc thông qua cổng thông tin điện tử cho người nộp thuế về việc chấp nhận gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất, thuê mặt nước trong vòng 7 ngày kể từ ngày nhận được Giấy đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất, thuê mặt nước của người nộp thuế.

Theo Bộ Tài chính, do đây là giải pháp cấp bách cần ban hành ngay để kịp thời hỗ trợ cho doanh nghiệp và các đối tượng chịu tác động nên Bộ trình Chính phủ các Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Nếu thực hiện gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng theo phương án nêu trên thì tổng số thuế giá trị gia tăng gia hạn từ tháng 3 đến tháng 8/2022 và quý I, quý II/2022 là khoảng từ 53.300-54.300 tỷ đồng.

Thực hiện gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp quý 1, quý 2 của kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2022 thì ước tính số thuế được gia hạn khoảng từ 51.000-52.000 tỷ đồng;

Số thuế hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được gia hạn là khoảng 15.304 tỷ đồng; dự kiến số tiền thuê đất, thuê mặt nước được gia hạn khoảng từ 3.500-3.700 tỷ đồng.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hào quang xuất hiện ở Đại lễ Phật đản tại Hà Nội dưới góc nhìn khoa học

Hào quang xuất hiện ở Đại lễ Phật đản tại Hà Nội dưới góc nhìn khoa học

Khoảng 11h30 ngày 15/5, tại khu vực chùa Quán Sứ (Hà Nội), nơi đang diễn ra Đại lễ Phật đản 2025 hàng ngàn Tăng ni, Phật tử và người dân đã có cơ duyên chứng kiến một vòng hào quang sáng chói bao quanh mặt trời. Hiện tượng này đã khiến nhiều người không khỏi hiếu kỳ...
Phó Thủ tướng chỉ đạo các bộ đánh giá, xem xét đề xuất làm đường sắt tốc độ cao của Vinspeed

Phó Thủ tướng chỉ đạo các bộ đánh giá, xem xét đề xuất làm đường sắt tốc độ cao của Vinspeed

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp ngày 12/5 liên quan đến đề xuất đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam do Công ty CP Vinspeed đăng ký đầu tư.
Nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân

Nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân

Chiều 15/5, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân (19/8/1945-19/8/2025), 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005-19/8/2025) của Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức hội nghị làm việc với các cơ quan, đơn vị về các hoạt động kỷ niệm.
Thắp lửa thi đua trong lao động sản xuất từ phong trào “Công nhân giỏi”

Thắp lửa thi đua trong lao động sản xuất từ phong trào “Công nhân giỏi”

Trong những năm qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã triển khai hiệu quả phong trào thi đua “Công nhân giỏi”, góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng suất lao động, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong đội ngũ công nhân, người lao động. Phong trào không chỉ khơi dậy tinh thần trách nhiệm, sáng tạo mà còn tạo khí thế thi đua sôi nổi, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
“Quà tháng 5 dâng Người": Lắng đọng và giàu cảm xúc

“Quà tháng 5 dâng Người": Lắng đọng và giàu cảm xúc

Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Quà tháng 5 dâng Người" khắc họa hành trình cuộc đời và sự nghiệp cách mạng cao cả của Bác Hồ thông qua nghệ thuật.
Nhiều hoạt động thiết thực chăm lo sức khỏe cho đoàn viên, người lao động

Nhiều hoạt động thiết thực chăm lo sức khỏe cho đoàn viên, người lao động

Hiểu rõ sức khỏe là “vốn quý”, góp phần quan trọng nâng cao năng suất lao động và hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh; thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm chăm lo, đảm bảo quyền lợi cho công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ). Đặc biệt, là tổ chức khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện ung thư sớm miễn phí cho người lao động.
Hội Luật gia thành phố Hà Nội góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Hội Luật gia thành phố Hà Nội góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Ngày 15/5, Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị góp ý vào dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, với sự tham dự của đại diện lãnh đạo Hội Luật gia các quận/huyện và Chi hội Luật gia trực thuộc Thành hội.

Tin khác

Hưng Yên - mảnh đất hấp dẫn các nhà đầu tư Hàn Quốc

Hưng Yên - mảnh đất hấp dẫn các nhà đầu tư Hàn Quốc

Cùng với Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hưng Yên thành một trong những địa phương được các nhà đầu tư Hàn Quốc chọn làm cứ điểm nhờ cơ chế chính sách minh bạch, kết cấu hạ tầng hiện đại, thuận lợi.
Bán hàng online cố tình không kê khai, nộp thuế sẽ bị điều tra

Bán hàng online cố tình không kê khai, nộp thuế sẽ bị điều tra

Cục Thuế (Bộ Tài chính) vừa có thư ngỏ gửi người nộp thuế về việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số. Cục Thuế kêu gọi các doanh nghiệp, hộ kinh doanh chấp hành đúng quy định của pháp luật về thuế.
Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2026

Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2026

Tiếp tục kỳ họp thứ 9, ngày 13/5 Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng, với đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế đến hết năm 2026.
Chuyển đổi số: Động lực mới cho doanh nghiệp nông nghiệp tư nhân phát triển

Chuyển đổi số: Động lực mới cho doanh nghiệp nông nghiệp tư nhân phát triển

Trong bối cảnh nông nghiệp hiện đại hóa, các doanh nghiệp nông nghiệp tư nhân tại huyện Đan Phượng (Hà Nội) đang tích cực chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh. Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị đã tạo ra cơ hội và động lực mạnh mẽ cho quá trình này.
Nghị quyết số 68: Mở rộng cánh cửa tiếp cận nguồn lực cho doanh nghiệp SME

Nghị quyết số 68: Mở rộng cánh cửa tiếp cận nguồn lực cho doanh nghiệp SME

Trong bối cảnh doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đang đối mặt với nhiều rào cản về tiếp cận vốn, đất đai và cơ hội thị trường, Nghị quyết số 68-NQ/TW được ví như “cú hích” thể chế mạnh mẽ, mở ra một giai đoạn phát triển mới. Những thay đổi không chỉ đến từ nhận thức chiến lược, mà còn thể hiện quyết tâm tháo gỡ thực chất các nút thắt kéo dài trong môi trường pháp lý và hạ tầng.
Cần một chính sách công bằng và phù hợp hơn cho khu vực kinh tế tư nhân

Cần một chính sách công bằng và phù hợp hơn cho khu vực kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đang đóng vai trò ngày càng rõ nét trong bức tranh tăng trưởng của Việt Nam, không chỉ về tỷ trọng đóng góp, mà còn là động lực cải cách, đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, để khu vực này thật sự “cất cánh”, điều kiện tiên quyết là phải có một chính sách đủ bao trùm, công bằng và đúng hướng - nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang đứng trước yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc thể chế.
Nâng cao vai trò của kinh tế tư nhân trước thông tin thuế đối ứng của Hoa Kỳ

Nâng cao vai trò của kinh tế tư nhân trước thông tin thuế đối ứng của Hoa Kỳ

Trước những biến động từ chính sách thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ, khu vực kinh tế tư nhân cần phát huy mạnh mẽ vai trò động lực tăng trưởng, không chỉ để thích ứng mà còn tạo bước bứt phá trong tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam theo hướng tự chủ, bền vững và ít phụ thuộc hơn vào các thị trường lớn.
Nghị quyết 68: Trao quyền lực mới cho kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68: Trao quyền lực mới cho kinh tế tư nhân

Lần đầu tiên trong lịch sử, kinh tế tư nhân được xác định là "động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân". Nghị quyết 68-NQ/TW được xem là bước ngoặt về tư duy phát triển, gỡ bỏ định kiến còn tồn tại với khu vực kinh tế tư nhân, đồng thời mở ra những cam kết mới mạnh mẽ của Nhà nước trong việc đồng hành cùng doanh nghiệp.
Năm 2025 chứng kiến sự bùng nổ đăng ký doanh nghiệp mới

Năm 2025 chứng kiến sự bùng nổ đăng ký doanh nghiệp mới

Trong quý 1/2025 có 36.400 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 1,2 lần so với các giai đoạn trước đó. Đặc biệt, vốn doanh nghiệp thành lập mới tăng cao, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2024. Qua đó, có thể thấy rằng năm 2025 chứng kiến sự bùng nổ trong đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động.
Hải Phòng vươn lên dẫn đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Hải Phòng vươn lên dẫn đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Ngày 6/5, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024. Trong đó, Hải Phòng lần đầu tiên vươn lên dẫn đầu cả nước. Đáng chú ý, nằm trong “top” cao còn có Quảng Ninh, Long An, Bắc Giang và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Xem thêm
Phiên bản di động