--> -->

Tiếng cười nhẹ nhàng trên phim màn ảnh nhỏ

Khán giả truyền hình được đổi khẩu vị với những câu chuyện giản dị, ấm áp, tiếng cười nhẹ nhàng cùng nhiều thông điệp ý nghĩa trong các bộ phim phát sóng trong dịp Tết này
Tiếng cười nhẹ nhàng trên phim màn ảnh nhỏ Những mỹ nhân màn ảnh có phận đời tận cùng đau khổ hơn cả vai diễn
Tiếng cười nhẹ nhàng trên phim màn ảnh nhỏ Một số gương mặt nam tính của màn ảnh Việt

Phim truyền hình mùa Tết năm nay không còn nở rộ với thực đơn đa dạng, phong phú như mọi năm. Dù ít ỏi nhưng khán giả quan tâm phim Tết đều có thể tìm cho mình một bộ phim phù hợp để thưởng thức.

Ít nhưng chất lượng

Mở đầu mùa phim Tết trên màn ảnh nhỏ là bộ phim ca nhạc tâm lý tình cảm hài “Cô Thắm về làng” (đạo diễn: Lê Hướng Nam, phát sóng trên HTV2 từ ngày 16-1). Phim kể về chuyến hồi hương của cô Thắm để ngăn cản đám cưới em gái mới 18 tuổi vì bị cha mẹ ép gả. Từ đó, hàng loạt sự cố bất ngờ, hài hước, dở khóc dở cười xảy đến với Thắm. Phim không chỉ mang đến không khí tươi vui bằng nội dung gần gũi, mộc mạc, thắm đượm tình quê và nét văn hóa đặc trưng ngày Tết cổ truyền dân tộc mà còn thú vị nhờ lồng ghép khéo léo 12 bản nhạc trữ tình thân quen.

Cảnh trong phim “Cưới chồng cho vợ”. (Ảnh do nhà sản xuất cung cấp)
Cảnh trong phim “Cưới chồng cho vợ”.

“Cưới chồng cho vợ” (M&T Pictures sản xuất, đạo diễn: Lê Lộc, phát sóng mùng 4 Tết trên HTV7) cũng mang đến những tiếng cười vui vẻ đầu Xuân với nhiều tình huống vui nhộn nhưng không kém phần sâu lắng. Phim kể về người anh tên Đại đi “mua vợ” cho mình nhưng rao “bán” lại người khác với giá gấp đôi. Thấy vậy, người em trai đi làm kiếm tiền chuộc lại chị dâu. Thực chất, Đại muốn cưới vợ cho em trai và toàn bộ kế hoạch “mua vợ” là muốn thay đổi tính tình ăn chơi của em trai mình. Phim khắc họa tình nghĩa anh em trong gia đình đầy xúc động và phê phán nhiều người sử dụng tiền bạc để mưu cầu tình yêu.

Nhan Phúc Vinh và Tường Vi trong phim “Cô Thắm về làng” (Ảnh do HTV2 cung cấp)
Nhan Phúc Vinh và Tường Vi trong phim “Cô Thắm về làng”

Trên VTV3 Tết này có phim rất đáng xem là “Lời nói dối ngọt ngào” (đạo diễn: NSƯT Vũ Hồng Sơn, phát sóng từ ngày 5-2). Lời nói dối bắt nguồn từ lý do Đỗ Vượng, một đạo diễn trẻ, bất ngờ nghe tin bố anh sắp bán mảnh vườn trồng đào vào đúng thời điểm cận kề Tết Nguyên đán, với hy vọng con trai sẽ sớm kết hôn. Anh liền gặp gỡ và nhờ cậy một cô gái trẻ tên Minh giúp đỡ, nói dối làm người yêu dẫn về quê ra mắt để ngăn chặn vụ bán đất. Phim xoay quanh những lời nói dối với mục đích mang lại điều tốt đẹp, bình tâm và niềm vui cho người thân một cách nhẹ nhàng, hài hước, nhiều cảm xúc.

“Quý tử bất đắc dĩ” (đạo diễn: Trần Ngọc Giàu, phát sóng từ mùng 5 Tết trên kênh THVL1) và “Tía ơi” (đạo diễn: Xuân Phước, phát sóng từ mùng 10 tháng giêng trên kênh THVL1) là 2 bản phim truyền hình được dựng lại từ phim điện ảnh cùng tên đã công chiếu dịp Tết các năm trước. Từ 90 phút trên màn ảnh rộng, đạo diễn Trần Ngọc Giàu và Xuân Phước mở rộng câu chuyện với nhiều tình tiết đầy đặn hơn. Thông qua câu chuyện về những người con giành quyền nuôi cha chỉ vì tham tài sản trong “Tía ơi” hay hành trình tìm kiếm con trai thất lạc trong ““Quý tử bất đắc dĩ”, phim chuyển tải thông điệp ý nghĩa về tình cảm gia đình. Cả 2 phim đều có sự tham gia của nghệ sĩ Hoài Linh.

Bớt hài nhảm

Số lượng phim truyền hình Tết năm nay ít do nhiều đơn vị sản xuất không mặn mà. Giải thích điều này, một số nhà sản xuất cho biết vì năm qua phim truyền hình tiếp tục chịu sự cạnh tranh khốc liệt, làm phim Tết khó mời được tài trợ, quảng cáo nên dẫn đến khả năng thu hồi vốn thấp.

Tuy nhiên, một số nhà sản xuất lớn như M&T Pictures vẫn đều đặn làm phim Tết. “Chúng tôi có điều kiện tiếp cận nhiều nguồn kịch bản và năm nào cũng chủ động lên kế hoạch làm phim Tết từ rất sớm. Riêng phần kinh phí sản xuất, hãng cũng phải bù qua sớt lại, lấy chỗ này đắp chỗ kia để làm chứ không thể bỏ phim Tết được” - đại diện nhà sản xuất M&T Pictures cho biết.

Nói đến phim Tết, nhiều người nghĩ ngay đến phim hài với việc gom hàng loạt diễn viên hài. Song, mùa phim Tết năm nay, các nhà sản xuất chủ trương không cần tập trung quá nhiều vào yếu tố hài mà chú trọng đến không khí Tết ấm cúng, thoải mái, tiếng cười nhẹ nhàng.

Nhà biên kịch Chu Hồng Vân của phim “Lời nói dối ngọt ngào” cho biết: “Trong phim, chúng tôi có đề cập những Việt kiều xa xứ để khán giả thấy được cuộc sống của họ, tâm hồn của họ luôn hướng về quê hương. Kịch bản xây dựng kỹ lưỡng, có thông điệp với mục đích tạo nên câu chuyện ấm áp, sảng khoái cho khán giả ngày Xuân, chứ không đánh mạnh vào tiếng cười dễ dãi, nội dung nhảm nhí”.

Dễ thấy các phim hài khác như “Cô Thắm về làng”, “Cưới chồng cho vợ”… cũng không chủ trương làm theo kiểu “lẩu ngôi sao” - tức là gom nhiều diễn viên hài trong một phim để hút khách. Rất nhiều người không phải diễn viên hài đã đóng vai chính trong mùa phim Tết năm nay như Nhan Phúc Vinh, Tường Vi, Hòa Hiệp, Trương Quỳnh Anh… Các diễn viên hài như Hoàng Sơn, Thanh Thủy, Long đẹp trai… chỉ đóng vai phụ để tạo thêm tiếng cười.

Thực tế cho thấy dù có sự tham gia của những ngôi sao tên tuổi đi nữa nhưng nếu nội dung hời hợt, tấu hài nhạt nhẽo thì phim cũng không thu hút khán giả. Hy vọng với sự thay đổi này, phim Tết năm nay sẽ khiến khán giả bớt nhàm chán.

Món lạ

Ngoài thể loại hài, các phim khác được phát sóng trong dịp Tết cũng không kém phần thu hút người xem. “Minh tâm kỳ án” (đạo diễn: Chu Thiện, phát sóng từ ngày 31-1 trên HTV9) được xem là một “món lạ” vì khai thác đề tài dã sử - cổ trang. Lấy bối cảnh từ thời Lê, phim kể về nhân vật Lê Thánh Tông (hiệu Quang Thuận) - một vị “vua thánh” trong lịch sử nước nhà. Trong khi đó, “Trọn nghĩa thủy chung” (đạo diễn: NSƯT Hồ Ngọc Xum, phát sóng từ mùng 1 Tết) là câu chuyện cảm động về đời tư của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Theo Minh Nga/nld.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xã Gia Lâm: Bảo đảm an sinh, phúc lợi, nâng cao đời sống nhân dân

Xã Gia Lâm: Bảo đảm an sinh, phúc lợi, nâng cao đời sống nhân dân

Trong 6 tháng cuối năm 2025, xã Gia Lâm, Hà Nội tập trung hoàn thành mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch đề ra, trong đó có việc phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân…
Bế mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Bế mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sau hai ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ, trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra và bế mạc chiều 19/7/2025. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu bế mạc Hội nghị.
Chưa quyết định hỗ trợ 3 triệu đồng để chuyển đổi xe máy xăng sang xe máy điện ở Hà Nội

Chưa quyết định hỗ trợ 3 triệu đồng để chuyển đổi xe máy xăng sang xe máy điện ở Hà Nội

Gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm tới thông tin “Hà Nội sẽ hỗ trợ mỗi người dân 3 - 5 triệu đồng để chuyển đổi từ xe máy xăng sang xe máy điện”. Thông tin này lan truyền trong bối cảnh Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg yêu cầu Hà Nội từng bước loại bỏ phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch ra khỏi khu vực nội đô, bắt đầu từ Vành đai 1 vào ngày 1/7/2026.
Hà Nội chỉ đạo khẩn trương triển khai các dự án đường sắt đô thị khởi công năm 2025

Hà Nội chỉ đạo khẩn trương triển khai các dự án đường sắt đô thị khởi công năm 2025

Hà Nội yêu cầu hai tuyến đường sắt đô thị cần được khởi công đúng tiến độ gồm Tuyến số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, dự kiến khởi công vào ngày 10/10/2025 và Tuyến số 5, đoạn Văn Cao - Hòa Lạc, dự kiến khởi công vào ngày 19/12/2025.
Lan tỏa đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” tại xã Quảng Oai

Lan tỏa đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” tại xã Quảng Oai

Hướng tới kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025) và chào mừng Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2025 - 2030, ngày 19/7, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Quảng Oai đã tổ chức các đoàn công tác đến thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách tiêu biểu trên địa bàn xã. Đây là hoạt động thường niên mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” và tinh thần tri ân đối với những người đã cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.
Ráp nối, điều chỉnh quy hoạch của TP.HCM hợp nhất

Ráp nối, điều chỉnh quy hoạch của TP.HCM hợp nhất

Sau khi sáp nhập với tỉnh Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu, nhiều nội dung quy hoạch chung của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) hợp nhất sẽ phải điều chỉnh đảm bảo đúng theo quy định nhưng đồng thời phát huy thế mạnh của từng khu vực.
Cảnh báo khu vực Hà Nội mưa dông trong 3 giờ tới

Cảnh báo khu vực Hà Nội mưa dông trong 3 giờ tới

Cơ quan khí tượng cảnh báo từ nay đến 3 giờ tới, vùng mây dông mở rộng gây mưa nhiều nơi ở Hà Nội.

Tin khác

Seeds of Hope - Những hạt giống hy vọng cho sức khỏe tâm thần học đường Việt Nam

Seeds of Hope - Những hạt giống hy vọng cho sức khỏe tâm thần học đường Việt Nam

Không bắt đầu bằng những buổi tọa đàm, cũng không phải những khẩu hiệu sáo rỗng, hành trình của "Seeds of Hope" (Hạt giống hy vọng) khởi nguồn từ một câu hỏi tưởng như đơn giản: "Ai sẽ lắng nghe các em học sinh khi các em buồn?" Từ trăn trở về khoảng trống trong chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường, một người trẻ đã cùng cộng sự của mình tạo nên dự án, nơi 15 học sinh THPT ở Vĩnh Phúc được đào tạo, học cách thở, lắng nghe và thấu cảm để trở thành những "đại sứ" gieo trồng ước mơ và hy vọng. Đứng sau dự án là một nữ leader khiêm tốn nhưng đầy nội lực, với niềm tin rằng: “Nếu các em được quan tâm từ bây giờ, các em có thể mang thay đổi đến cho cả một thế hệ.”
Công diễn vở kịch nói "Đối mặt" nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân

Công diễn vở kịch nói "Đối mặt" nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân

Tối 18/7, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức công diễn vở kịch nói “Đối mặt” - một tác phẩm sân khấu mang nhiều giá trị nghệ thuật và ý nghĩa chính trị sâu sắc.
Vĩnh biệt họa sĩ Lê Thiết Cương, bậc thầy tối giản trong hội họa

Vĩnh biệt họa sĩ Lê Thiết Cương, bậc thầy tối giản trong hội họa

Họa sĩ Lê Thiết Cương - nhà giám tuyển và phê bình mỹ thuật gạo cội - qua đời tối 17/7, ở tuổi 63 sau thời gian mắc bệnh ung thư hiếm gặp.
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đạt nhiều kết quả tích cực trong 6 tháng đầu năm

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đạt nhiều kết quả tích cực trong 6 tháng đầu năm

Trong 6 tháng đầu năm 2025, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đã góp phần tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. GRDP ước tăng 7,63%, cao hơn cùng kỳ năm 2024.
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch 6 tháng đầu năm 2025

Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch 6 tháng đầu năm 2025

Sáng 17/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2025. Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng chủ trì Hội nghị.
Hương sắc tháng Bảy

Hương sắc tháng Bảy

Mỗi độ tháng bảy về, quê tôi lại rộn ràng vào mùa thu hoạch, cánh đồng lúa chín vàng óng ả gió nhẹ nhàng lướt qua nhìn như những đợt sóng chạy lăn tăn trải dài, thoảng từ xa là tiếng cười giòn tan của người dân quê tôi khi được vụ bội thu.
Bảo tàng Hà Nội đón khách tham quan trở lại từ ngày 6/8

Bảo tàng Hà Nội đón khách tham quan trở lại từ ngày 6/8

Theo thông tin từ Bảo tàng Hà Nội, hiện Bảo tàng tạm dừng đón khách tham quan từ ngày 15/7 và dự kiến mở cửa lại vào ngày 6/8 tới đây.
Trưng bày “Bút sắc, lòng son” kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Trưng bày “Bút sắc, lòng son” kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025) và hướng tới chào mừng 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025), ngày 16/7, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò khai mạc trưng bày chuyên đề “Bút sắc, lòng son”.
“Có anh, nơi ấy bình yên”: Phim truyền hình về sáp nhập, hàng giả và lợi ích nhóm

“Có anh, nơi ấy bình yên”: Phim truyền hình về sáp nhập, hàng giả và lợi ích nhóm

Lên sóng vào khung giờ vàng của VTV1 từ ngày 29/7, bộ phim “Có anh, nơi ấy bình yên” do đạo diễn NSƯT Nguyễn Danh Dũng dàn dựng, hứa hẹn mang đến cho khán giả một câu chuyện chính luận - tâm lý xã hội hấp dẫn, kịch tính nhưng cũng rất đời thường, xúc động và nhân văn.
Quần thể Yên Tử, Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới

Quần thể Yên Tử, Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới

Tại kỳ họp lần thứ 47 của UNESCO, quần thể di tích và danh thắng Yên Tử, Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Xem thêm
Phiên bản di động