-->

Tiến sĩ phản biện rồi được gì ?

Trong tuần qua, một người tự xưng là “tiến sĩ” vừa bị lãnh đạo của một Bộ đề nghị “thẩm tra, cung cấp thông tin công khai” về độ chính xác của học vị.
Bộ GTVT đề nghị xử lý ông Trần Đình Bá
Giảng viên Ngoại thương không có bằng tiến sĩ, Bộ GD nói gì ?
Loạn “tiến sỹ giấy”!

Lý do mà lãnh đạo Bộ này đưa ra để đòi hỏi xem xét là do vị “tiến sĩ” kia đã nêu ý kiến phản biện “không chính xác” trên một số tờ báo.

Bộ GD-ĐT, Bộ GTVT, trần Đình Bá, tiến sĩ
Ảnh minh họa từ Internet

Không bàn tới những cách xử lý đúng đắn nhất trong trường hợp vị tiến sĩ thực sự đưa ra thông tin không chính xác, câu hỏi đặt ra ở đây là sự phản biện trong đời sống xã hội hiện nay đang được tiếp nhận như thế nào ?

Trong buổi gặp mặt giữa GS Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với 20 giáo sư thuộc các hội khoa học kỹ thuật vào ngày 6/9/2014 - GS Trần Đình Long đã phát biểu rằng: "Việc coi trọng khoa học công nghệ ở Việt Nam vẫn chỉ là vấn đề lý thuyết" với ví dụ “Hơn 10 năm qua vai trò phản biện của các nhà khoa học trong lĩnh vực khoa học nông nghiệp hầu như không có".

Cũng trong cuộc gặp mặt này, GS Phạm Ngọc Đăng, phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Tài nguyên - Môi trường đặt vấn đề: “Trên thực tế, giới trí thức chưa được tôn trọng, nhà khoa học chưa được các cấp lãnh đạo lắng nghe”.

“Nhiều hội đồng khoa học lập ra để phản biện nhưng lại toàn những người có chức quyền ở các bộ, không phải các nhà khoa học độc lập thì thử hỏi họ có dám thẳng thắn bày tỏ ý kiến khách quan của mình, có dám phản biện, phản đối những vấn đề bất cập không ?”.

Có lần trao đổi với một phó vụ trưởng Bộ GD-ĐT về một văn bản khá quan trọng đang được đưa ra lấy ý kiến, vị này “thật thà” cho biết chưa nhận được góp ý nào dù văn bản đã được đăng tải công khai trên mạng và gửi tới các nhà trường và chỉ còn hai ngày nữa là hết thời hạn góp ý.

Hiện tượng này không phải là cá biệt, cũng không phải chỉ diễn ra trong ngành giáo dục, khi không ít văn bản chỉ đến khi đã trở thành quy định chính thức mới lại ồn ào lên những ý kiến phản đối.

Trong các cuộc hội thảo lấy ý kiến góp ý của ngành giáo dục mà tôi hay được dự, người phát biểu đa phần là những gương mặt đã rất quen thuộc, và đã khá lớn tuổi. Rất ít người mới, đặc biệt là các nhà khoa học trẻ, góp mặt trong những cuộc góp ý liên quan tới tương lai của thế hệ con cháu mình. Rất nhiều người – có học hàm, học vị hay những thành tích chuyên môn rất đáng ghi nhận - từ chối khi được đề nghị đưa ra ý kiến về chính lĩnh vực họ đang nghiên cứu. Lý do thường được đưa ra là “Không muốn lên báo rồi bị ảnh hưởng”.

Sự lo ngại của họ không hẳn là vô cớ. Nhận định của GS Phạm Ngọc Đăng đã tiếp tục được minh chứng với không ít sự việc diễn ra trong thời gian gần đây.

Điển hình nhất là ngày 27/3 vừa qua, Trường ĐH Lâm nghiệp Việt Nam ra văn bản thông báo “sẽ tiến hành các bước kiểm điểm, rút kinh nghiệm và thi hành kỷ luật theo quy định nếu có vi phạm" nhân sự việc một số cán bộ viên chức của nhà trường đã trả lời phỏng vấn báo chí về việc chặt cây xanh ở Hà Nội. Mặc dù sau đó 2 ngày, nhà trường cho biết đây là "lỗi soạn thảo văn bản" và sẽ xử lí cá nhân có liên quan, nhưng trao đổi với VietNamNet ngày 27/3, ông Nguyễn Vũ Lâm, Trưởng phòng Hành chính tổng hợp xác nhận việc ban hành công văn này có liên quan đến việc phát ngôn của hai tiến sĩ của hai viện thuộc trường. "Do hai vị phát ngôn nhưng lãnh đạo các viện không nắm được" - ông Lâm nói.

Rồi tới vụ việc đề nghị “Bộ GD-ĐT xem xét thẩm tra, cung cấp thông tin công khai về độ chính xác của học vị Tiến sĩ” lần này...

Góp ý đúng phải thừa nhận

PGS Văn Như Cương, một người nổi tiếng là “hay nói”, bình luận: "Nói chung, có nhiều cách để giải quyết sự việc đó. Nhưng việc đề nghị thẩm tra lại bằng cấp là một kiểu vì tức khí chuyện này lại lôi chuyện khác ra “xử” là không hay".

Tuy nhiên, theo ông Cương, “Những người hiểu biết, định góp ý một cách chân thành sẽ không vì sự việc lần này mà ngại đâu”.

“Sự xem trọng của bằng cấp trong việc lấy ý kiến đóng góp là có. Tôi biết không ít trường hợp người nghiệp dư, ảo tưởng góp ý không đâu vào đâu. Những chuyện như vậy cũng thường xảy ra. Vì vậy, các bộ ngành cũng thận trọng, muốn người đóng góp ý kiến có bằng cấp để chứng tỏ họ có trình độ, không lại mất thì giờ cho những việc không đâu. Dĩ nhiên, không phải ai có bằng cấp cũng có góp ý xác đáng. Và người không có bằng cấp nhưng góp ý đúng thì vẫn phải thừa nhận”.

GS Đào Trọng Thi nhìn nhận về cơ bản hành động này thực sự không gây ảnh hưởng tới việc các nhà khoa học chân chính tiếp tục có ý kiến phản biện xã hội. “Phải phân biệt đây là hai việc khác nhau. Một việc là những nhà khoa học, kể cả người dân góp ý các bộ ngành cần phải nghiên túc nghiên cứu. Những ý kiến xác đáng phải tiếp thu. Điều này không liên quan đến bằng cấp.

Mặt khác, cơ quan nhà nước cũng phải xử lý một cách tế nhị. Có thể lật tẩy việc giả mạo để dư luận hiểu, nhưng phải giải trình rõ ràng sự vạch mặt này không liên quan đến việc tiếp thu ý kiến đóng góp. Cần phải chỉ rõ lý do không tiếp nhận ý kiến bởi những lý luận thuyết phục, chứ không phải chỉ vì người ta không có học hàm học vị”.

Ông Thi phân tích thêm, “giả sử như người góp ý tự xưng là tiến sĩ hay nhà khoa học khi sự thật không phải như vậy thì không chấp nhận được, bởi trong khoa học yếu tố trung thực được đặt lên hàng đầu. Việc sử dụng danh xưng sẽ làm cho nhiều người nhầm tưởng bởi đương nhiên, khi có học hàm, học vị, các ý kiến đóng góp sẽ được tiếp nhận và nghiên cứu khác, vì người nhận đóng góp có sự tin tưởng vào trình độ của người góp ý. Dư luận bị đánh lừa bởi danh xưng cũng sẽ nhìn nhận ý kiến đó với sự tin tưởng khác”.

“Biết mà không nói vì lý do cá nhân, quyền lợi riêng là thiếu trách nhiệm với xã hội. Biết nhưng chưa tin tưởng, nghiên cứu tiếp để có kết quả xác đáng hơn mới nói, là đáng trân trọng. Người biết mình biết gì, đóng góp như thế nào mới là người thông minh, góp ý có trách nhiệm, dễ thuyết phục hơn những người đao to búa lớn. Ít góp ý chưa chắc đã phải là kém, thiếu kinh nghiệm, mà chính bởi họ từng trải nên thận trọng, cân nhắc” – ông Thi nhấn mạnh.

“Tuổi trẻ không quan tâm đến những vấn đề xã hội là đáng lo. Quan tâm nhưng chán không muốn nói vì thấy nói chẳng được lợi ích gì thì đáng lo hơn, thậm chí là quan điểm nguy hiểm, bởi không động viên được suy nghĩ của mọi người cho sự phát triển của đất nước” – PGS Văn Như Cương.
Vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

(LĐTĐ) Dịp Tết Nguyên đán 2025, thành phố Hà Nội định hướng cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hóa đảm bảo phục vụ nhu cầu của nhân dân. Đồng thời, dự kiến tặng trên 1,1 triệu suất quà cho các đối tượng chính sách; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong những ngày Tết…
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (24/1, tức ngày 25 tháng Chạp), mặc dù thời tiết Hà Nội trở lạnh và có mưa, nhưng 200 công nhân lao động Công ty Cổ phần công trình đô thị Phú Thành thực sự cảm thấy hạnh phúc và ấm lòng khi đón nhận sự quan tâm của lãnh đạo thành phố Hà Nội và tổ chức Công đoàn.
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

(LĐTĐ) Tình cảm nồng nhiệt từ người hâm mộ tại Kuala Lumpur và các thành viên thuộc Hiệp hội Hữu nghị Malaysia - Việt Nam là nguồn động lực to lớn để các thành viên CLB Công an Hà Nội nỗ lực giành chiến thắng kịch tính trong trận đấu diễn ra vào tối 23/1 trên đất Malaysia.
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

(LĐTĐ) Sau 12 năm dài khát khao, cố gắng và hy vọng, Tết này gia đình chị Phùng Thị Liên đã được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn khi chào đón hai thiên thần nhỏ - những món quà quý giá mang cả mùa xuân và yêu thương về tổ ấm.
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 12/TB-TTPVHCC về việc thực hiện thí điểm mô hình Đại lý dịch vụ công trực tuyến giai đoạn 1 trên địa bàn Hà Nội.

Tin khác

Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái

Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động vì cộng đồng hằng năm, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, tập đoàn Central Retail Việt Nam phối hợp với Hội Chữ thập đỏ và Chính quyền các địa phương - nơi có siêu thị GO!, Big C, Tops Market hoạt động, tổ chức chương trình Tết nhân ái, trao tặng quà Tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ đón một cái Tết đầm ấm và trọn vẹn.
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn

Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn

(LĐTĐ) Ngày nay, thay vì phải ra chợ mua nguyên liệu rồi tự tay chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo, nhiều chị em phụ nữ hiện đại chỉ cần đặt hàng online là đã có ngay một mâm cỗ tươm tất, đầy đủ. Cuộc sống bận rộn khiến hình ảnh các bà, các mẹ tất bật trong gian bếp chuẩn bị mâm cỗ dần được thay thế bởi dịch vụ đặt cỗ trực tuyến, tiện lợi và nhanh chóng.
Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp

Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp

(LĐTĐ) Nguồn gốc của tục cúng ông Công, ông Táo bắt nguồn từ truyền thuyết dân gian kể về ba vị thần là Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ, thường gọi chung là ông Công, ông Táo. Theo quan niệm dân gian, ba vị thần này chính là những người cai quản bếp núc trong mỗi gia đình, giữ nhiệm vụ ghi chép lại mọi việc tốt xấu xảy ra trong gia đình suốt một năm.
Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025

Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Bên cạnh việc chuẩn bị lễ vật, bài khấn ông Công, ông Táo là nghi thức không thể thiếu mỗi khi gia đình làm lễ cúng tiễn đưa ông Táo về trời. Dưới đây là bài văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025 phổ biến, được nhiều gia đình sử dụng.
Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin - Truyền thông) cho biết thời gian gần đây, các đối tượng lừa đảo thường xuyên lợi dụng mạng xã hội để tìm kiếm nạn nhân, đưa ra các lời mời mua vé máy bay, đổi tiền giả với giá cực kỳ hấp dẫn nhằm chiếm đoạt tiền thật của người bị hại.
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán

Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam đã phối hợp cùng các cơ quan, tổ chức trao tặng hàng nghìn phần quà cho các gia đình chính sách, công nhân, học sinh, sinh viên và các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên khắp cả nước, đặc biệt là các tỉnh vùng sâu, vùng xa.
Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?

Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?

(LĐTĐ) Lễ cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp là một nghi thức truyền thống quan trọng, thể hiện lòng thành kính và mong cầu một năm mới an lành, ấm no của người Việt. Việc lựa chọn giờ đẹp để cúng lễ, hóa vàng, thả cá hay cách thực hiện các nghi thức đều mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc.
Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn

Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn

(LĐTĐ) Dọn nhà đón Tết là cơ hội loại bỏ năng lượng tiêu cực, thu hút may mắn cho năm mới. Bỏ đồ hỏng để không gian thông thoáng, đón tài lộc. Sắp xếp đúng phong thủy giúp cân bằng âm dương, thu hút thịnh vượng cho năm mới an lành.
Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội

Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội

(LĐTĐ) Trước những tác động tiêu cực từ các nền tảng mạng xã hội như Instagram, Facebook, Snapchat và TikTok, nhiều quốc gia đã đưa ra các biện pháp mạnh mẽ nhằm bảo vệ trẻ em trong không gian số. Các động thái này không chỉ thể hiện mối quan tâm sâu sắc đến sức khỏe tâm lý và sự an toàn của trẻ em mà còn đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả của các giải pháp quản lý mạng xã hội hiện nay.
Người người rời phố về quê đón Tết sớm

Người người rời phố về quê đón Tết sớm

(LĐTĐ) Còn gần hai tuần nữa là tới Tết Ất Tỵ 2025, nhiều người đã sắp xếp hành lý, bắt đầu rời thành phố về quê để chuẩn bị Tết sớm.
Xem thêm
Phiên bản di động