-->

Thực thi CPTPP: Công đoàn cần làm gì để khẳng định mình?

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã được ký kết bởi 11 quốc gia thành viên. Theo nhận định của các chuyên gia trong và ngoài nước, khi tham gia CPTPP, người lao động Việt Nam sẽ có thêm nhiều việc làm, được cải thiện điều kiện lao động, nâng cao thu nhập, đời sống... 
thuc thi cptpp cong doan can lam gi de khang dinh minh Luôn và sẽ khẳng định vai trò không thể thiếu
thuc thi cptpp cong doan can lam gi de khang dinh minh Tìm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trước thềm CPTPP
thuc thi cptpp cong doan can lam gi de khang dinh minh Sửa Bộ luật Lao động theo hướng nào khi có CPTPP?

Với tổ chức Công đoàn – đây được coi là cơ hội “vàng” để Công đoàn Việt Nam đổi mới nội dung, hiện đại hóa phương thức hoạt động, nâng cao năng lực đại diện, bảo vệ quyền lợi người lao động.

thuc thi cptpp cong doan can lam gi de khang dinh minh

Chủ động đón nhận thách thức

Hiệp định CPTPP được ký kết ngày 8/3 bởi Bộ trưởng 11 nước thành viên, gồm: Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Với 500 triệu dân, chiếm 13,5% nền kinh tế thế giới và 15% thương mại toàn cầu, CPTPP được kỳ vọng sẽ tạo thuận lợi cho việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm, giảm đói nghèo và nâng cao chất lượng sống của người dân các quốc gia thành viên.

Đáng chú ý, quyền về lao động là một trong những vấn đề chính trong vòng đàm phán cuối cùng của CPTPP trước khi ký kết. Phân tích về ý nghĩa của vấn đề lao động trong CPTPP đối với Việt Nam, ông Chang-Hee Lee - Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam cho biết: Chương 19 về lao động trong Hiệp định CPTTP dựa trên Tuyên bố năm 1998 của ILO. Chương này cũng đưa ra mối liên hệ giữa việc thực hiện Tuyên bố năm 1998 của ILO với các điều kiện thương mại trong một khuôn khổ thời gian nhất định, bao gồm cả các biện pháp trừng phạt có thể áp dụng.

Nhận định về tác động của CPTPP đến tổ chức Công đoàn Việt Nam, ông Ngọ Duy Hiểu - Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Quan hệ lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam cho rằng: Bên cạnh cơ hội nêu trên, tổ chức Công đoàn Việt Nam đồng thời phải đối mặt với không ít thách thức. Thách thức lớn nhất là trong tương lai không xa, ở cấp cơ sở, sẽ xuất hiện các tổ chức đại diện khác của người lao động (hay còn gọi là đa công đoàn).

Vấn đề cạnh tranh để giữ chân và thu hút mới đoàn viên công đoàn là điều tất yếu sẽ xảy ra giữa Công đoàn Việt Nam và tổ chức đại diện khác của người lao động. Một cuộc cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng theo pháp luật khi Công đoàn Việt Nam có nhiều ưu thế, song cũng có những vấn đề cần khắc phục.

Theo phân tích của ông Hiểu, tổ chức Công đoàn Việt Nam có bề dày truyền thống; được tổ chức thống nhất, rộng khắp gồm 4 cấp; có đội ngũ cán bộ công đoàn hùng hậu; những năm qua đã có nhiều hoạt động mang lại lợi ích, bảo vệ quyền hợp pháp, chính đáng của người lao động. Song mô hình tổ chức còn bất cập; một bộ phận cán bộ công đoàn còn nặng tư tưởng bao cấp, phong trào thuần túy, chậm thích ứng với tình hình mới; hiệu quả hoạt động còn hạn chế ở nhiều công đoàn cơ sở sẽ là những thách thức khi cuộc cạnh tranh sắp đến gần.

Phân tích về những thách thức liên quan đến lao động và công đoàn trong CPTPP, PGS.TS Vũ Quang Thọ - Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam cho rằng: Chúng ta đồng ý cho sự hình thành của các tổ chức đại diện người lao động tại Việt Nam, nhưng trong khuôn khổ hiến pháp và những bộ luật chuyên ngành của Việt Nam, đồng thời có tính đến yêu cầu thỏa thuận với ILO, những điều khoản quốc tế mà Việt Nam đã phê chuẩn.

Bên cạnh đó, những tổ chức này được quyền vận động để thành lập tổ chức liên minh đại diện người lao động – có thể là liên minh công đoàn cấp ngành, cấp địa phương và cả cấp toàn quốc nữa. Những tổ chức Công đoàn này – họ có thể gia nhập Công đoàn Việt Nam (nếu muốn), còn không, họ vẫn hoạt động như một tổ chức Công đoàn độc lập.

PGS.TS Vũ Quang Thọ cũng nêu thêm những thách thức với Công đoàn Việt Nam như: Chắc chắn những quyền và lợi ích tổ chức Công đoàn độc lập hứa hẹn với người lao động sẽ cao hơn tổ chức Công đoàn Việt Nam đang cố gắng hoạt động. Đặc biệt, một thách thức thực tế, đã và đang tồn tại, Công đoàn Việt Nam cần thẳng thắn nhìn nhận là rất nhiều cuộc bất đồng trong quan hệ lao động, ngừng việc tập thể, đình công của công nhân lao động là tự phát.

“Gần như 100% các cuộc đình công từ năm 1995, 1996 đến nay đều không có Công đoàn lãnh đạo. Sở dĩ không có Công đoàn vì những người lãnh đạo đình công họ không tin vào Công đoàn. Sở dĩ họ không tin, vì họ cho rằng Công đoàn đang bảo vệ quyền và lợi ích, cho những người có thế lực, chứ không phải bảo vệ và đứng về những người yếu thế như họ. Đây chính là thách thức, thách thức rất lớn của tổ chức Công đoàn Việt Nam”, PGS.TS Vũ Quang Thọ nhấn mạnh.

Phải đổi mới để thích ứng

Theo Trưởng Ban Quan hệ lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu: Trong quá trình Chính phủ đàm phán Hiệp định TPP, sau này là CPTPP, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tích cực tham mưu, góp ý, chuẩn bị các phương án thích ứng khi Hiệp định có hiệu lực.

Nêu lên 5 nhiệm vụ trọng tâm tổ chức Công đoàn Việt Nam tập trung thời gian tới, ông Hiểu khẳng định: Trước tiên, cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ công đoàn và đoàn viên về cơ hội, thách thức khi Chính phủ ta tham gia ký kết Hiệp định CPTPP và quyết tâm thích ứng với tình hình mới.

Bên cạnh đó, các cấp công đoàn cần đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, triển khai hoạt động của CĐ theo hướng quyết liệt, kịp thời, khoa học, có trọng tâm, trọng điểm, giảm bớt các hoạt động văn hóa, thể thao, hướng hoạt động vào các nhiệm vụ cốt lõi của tổ chức Công đoàn, đặc biệt là nhiệm vụ chăm lo lợi ích, đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động. Tập trung nâng cao hiệu quả công tác đối thoại xã hội và thương lượng tập thể, chương trình phúc lợi đoàn viên...

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm, tư duy sáng tạo là một đòi hỏi tất yếu để hướng tới xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp: Bản lĩnh, tâm huyết, năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, gắn bó sâu sát với cơ sở; có năng lực tư vấn, thuyết phục, đối thoại, thương lượng và bảo vệ người lao động.

Bên cạnh đó, cần nâng cao hiệu quả hoạt động của công đoàn cơ sở thông qua việc xác định rõ nhiệm vụ, đổi mới cơ chế lựa chọn Chủ tịch công đoàn cơ sở, tăng cường tập huấn, bồi dưỡng cán bộ công đoàn; nâng cao năng lực chỉ đạo, tập trung hỗ trợ của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đối với công đoàn cơ sở.

“Với bản lĩnh và trí tuệ của những người cán bộ công đoàn Việt Nam, như cha ông ta đã tổng kết “cái khó ló cái khôn”, tôi tin rằng, Công đoàn Việt Nam sẽ vượt qua thách thức, tận dụng cơ hội để làm mới mình sau khi gia nhập CPTPP”, ông Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh.

Còn theo quan điểm của PGS.TS Vũ Quang Thọ, với những thách thức đối lập đặt ra trước bàn của Công đoàn, Công đoàn Việt Nam không có cách nào khác là cần phải điều chỉnh lại chiến lược và sách lược hoạt động của mình. Với cán bộ công đoàn, yêu cầu tiên quyết là phải có bản lĩnh và trình độ, cụ thể là cần có kiến thức về pháp luật, văn hóa, kỹ thuật sản xuất, công nghệ sản xuất, qua đó mới thuyết phục công nhân nghe mình, tin mình và đi theo mình.

Để làm được như vậy, PGS.TS Vũ Quang Thọ cho rằng, điều kiện đầu tiên để thay đổi là chúng ta phải thay đổi về vật chất cho cán bộ công đoàn, bởi nếu tiền lương của cán bộ công đoàn thấp, vị thế của họ cũng không được bảo đảm thì chắc chắn họ sẽ không dám dấn thân cho sự nghiệp Công đoàn, cũng không thể xả thân cho sự nghiệp bảo vệ người lao động.

Từ góc độ Tổ chức Lao động Quốc tế, ông Chang-Hee Lee khuyến nghị: Hiệp định CPTPP và EU-Việt Nam FTA yêu cầu Việt Nam tôn trọng và thúc đẩy Tuyên bố năm 1998 của ILO, đặc biệt là Công ước số 87 về tự do liên kết và Công ước số 98 về quyền thương lượng tập thể. Tóm lại, điều này yêu cầu công đoàn phải thực sự là tổ chức đại diện của người lao động, công đoàn phải là con tim, khối óc của người lao động, như công đoàn ở hầu hết các nước thành viên của ILO.

“Tôi cho rằng đây là cơ hội vàng đối với hệ thống công đoàn của Tổng LĐLĐ Việt Nam để hiện đại hoá tổ chức và chức năng nhằm đại diện tốt hơn cho tiếng nói của người lao động”, Giám đốc ILO tại Việt Nam khẳng định.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Các phương tiện được đi vào làn khẩn cấp trên tuyến vành đai 3 trên cao

Các phương tiện được đi vào làn khẩn cấp trên tuyến vành đai 3 trên cao

(LĐTĐ) Chiều 24/11, Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội cho biết, do lưu lượng phương tiện từ Trung tâm ra cửa ngõ Thủ đô tăng cao, từ 16h hôm nay 24/1 đến 6h sáng mai 25/1, lực lượng Cảnh sát giao thông sẽ phân làn cho phương tiện đi vào làn khẩn cấp trên tuyến vành đai 3 trên cao.
Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột

Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột

(LĐTĐ) Theo tin từ Bệnh viện Nhi trung ương, tại đây vừa liên tục tiếp nhận 8 bệnh nhi bị ngộ độc thuốc diệt chuột, trong đó có chùm ca bệnh gồm 5 trẻ là bạn học (ở độ tuổi từ 7-9 tuổi tại Tuyên Quang).
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

(LĐTĐ) Chiều nay (24/1), tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã bế mạc sau gần 2 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm, hiệu quả.
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

(LĐTĐ) Chiều nay (24/1), tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã bế mạc sau gần 2 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm, hiệu quả. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị.
Người đảng viên tiêu biểu, hết lòng vì công việc và đoàn viên công đoàn

Người đảng viên tiêu biểu, hết lòng vì công việc và đoàn viên công đoàn

(LĐTĐ) Không chỉ là một đảng viên gương mẫu, luôn đi đầu trong mọi hoạt động của chi bộ, anh Trịnh Trung Dũng (sinh năm 1986), còn là Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam năng nổ, hết mình vì đoàn viên, người lao động.
Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025

Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025

(LĐTĐ) Sáng 24/1, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn đã thăm, chúc Tết cán bộ, công nhân công trường thi công dự án thành phần 2.1 (dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô).
Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng

Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng

(LĐTĐ) Vàng miếng SJC trong nước tăng tới 800.000 đồng/lượng. Trong khi đó vàng thế giới neo ở mức cao nhất 3 tháng.

Tin khác

Doanh nghiệp tặng quà Tết là hàng chục xe máy cho người lao động

Doanh nghiệp tặng quà Tết là hàng chục xe máy cho người lao động

(LĐTĐ) Vừa qua, trong chương trình Tết sum vầy, Công ty CP May Minh Anh - Đô Lương (Nghệ An) đã trao tặng tiền mặt và các phần quà cho người lao động với số tiền 2 tỷ đồng.
Đảm bảo chi trả đầy đủ tiền lương, thưởng Tết cho người lao động

Đảm bảo chi trả đầy đủ tiền lương, thưởng Tết cho người lao động

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề nghị các địa phương theo dõi, nắm tình hình để bảo đảm người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng, cũng như bố trí nghỉ Tết đúng chế độ theo quy định...
Quà Tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?

Quà Tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán không chỉ là một dịp đánh dấu sự khởi đầu mới mà còn là thời điểm để các doanh nghiệp tri ân người lao động sau một năm vất vả. Tuy nhiên, quà Tết có chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hay không luôn là điều khiến nhiều người quan tâm. Bài viết này sẽ giải đáp rõ ràng vấn đề này dựa trên quy định hiện hành, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cách tính thuế từ quà Tết.
Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết

Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết

(LĐTĐ) Chụp ảnh Tết đang trở thành xu hướng phổ biến, kéo theo sự nhộn nhịp của các dịch vụ đi kèm như chụp ảnh và trang điểm. Không khí rộn ràng này góp phần tô điểm sắc xuân trên khắp phố phường Hà Nội.
Mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất trên 1,9 tỷ đồng

Mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất trên 1,9 tỷ đồng

(LĐTĐ) Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho biết mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất là trên 1,9 tỷ đồng thuộc vị trí quản lý cấp cao của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực điện tử công nghệ thông tin tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương

Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương

(LĐTĐ) Thông tin về việc thực hiện các chính sách tiền lương, quan hệ lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, trong năm 2024, các cơ chế, chính sách về lao động, tiền lương tiếp tục được xây dựng, hoàn thiện, trong đó tập trung vào thể chế hóa các nội dung cải cách chính sách tiền lương trong doanh nghiệp.
Cả nước có trên 3,8 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội

Cả nước có trên 3,8 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, hiện nay, cả nước thực hiện trợ cấp xã hội cho hơn 3,8 triệu người (chiếm 3,8% tổng dân số), với tổng ngân sách chi trả trợ cấp xã hội khoảng 32 nghìn tỷ đồng/năm.
Hà Nội: Mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều

Hà Nội: Mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều

(LĐTĐ) Qua thống kê từ báo cáo của 4.420 doanh nghiệp (sử dụng 318.740 lao động) trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội cho biết, mặt bằng chung, mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều hơn so với năm trước ở tất cả các loại hình doanh nghiệp.
Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết trong năm 2025?

Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết trong năm 2025?

Trong năm 2025, ngoài 11 ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định, người lao động sẽ có thêm 11 ngày nghỉ bù, nghỉ liên tiếp do rơi vào ngày nghỉ hằng tuần, hoán đổi ngày làm việc, tổng cộng có 22 ngày nghỉ.
Cải thiện điều kiện sống cho người lao động nhập cư tại Hà Nội

Cải thiện điều kiện sống cho người lao động nhập cư tại Hà Nội

(LĐTĐ) Phụ nữ di cư là lực lượng lao động rất quan trọng, góp phần vào sự phát triển kinh tế của các thành phố Hà Nội và các khu công nghiệp. Tuy nhiên, so với nam giới, họ cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức và rào cản hơn về nơi đến, công việc và cuộc sống gia đình. Vì vậy, các vấn đề liên quan đến hỗ trợ, cải thiện điều kiện sống, sinh hoạt của người lao động nhập cư ở các khu nhà trọ xung quanh khu công nghiệp luôn được quan tâm.
Xem thêm
Phiên bản di động