Thực phẩm tăng sức đề kháng trong mùa dịch
4 thực phẩm quen thuộc không nên ăn vào bữa sáng Những thực phẩm trở nên độc hại nếu chế biến sai cách |
Các nhà nghiên cứu cho biết, sức đề kháng có hai loại: Đề kháng tự nhiên và đề kháng tổng hợp. Sức đề kháng tổng hợp được xuất phát từ tiêm phòng vắc-xin, tập thể thao đều đặn và chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Một bữa ăn cần phải đảm bảo đủ các nhóm chất dinh dưỡng như: Chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất, ăn nhiều rau xanh, uống nhiều hơn 1,5 lít nước trong 1 ngày. Sau đây là danh sách các thực phẩm nâng cao sức đề kháng và có tác dụng phòng virus xâm nhập vào cơ thể.
Bột trà xanh
Bột trà xanh chính là thức uống cần thiết để tăng sức đề kháng. Với thành phần có chứa flavonoids và EGCG có tác dụng tăng cường chức năng đề kháng của cơ thể. Trà xanh còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên rất tốt cho gan. Đặc biệt, trong bột trà xanh còn chứa hoạt chất L-theanine có tác dụng hỗ trợ sản xuất các hợp chất kháng khuẩn trong hệ miễn dịch cực tốt.
Bông cải xanh
Các nghiên cứu dinh dưỡng đều chỉ ra rằng, trong bông cải có chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào như vitamin A, E và sắt, kẽm, magie,… Đặc biệt hàm lượng vitamin C có trong loại thực phẩm này chính là “chìa khóa” để bạn có được sức đề kháng tốt nhất. Do đó, nếu gia đình bạn có trẻ nhỏ thì đây chính là một trong những thực phẩm tăng sức đề kháng tốt nhất.
Cải bó xôi
Rau bina hay còn gọi là cải bó xôi là loại rau được rất nhiều người yêu thích bởi chứa hàm lượng chất xơ ớn. Không những vậy, đây còn là nguồn cung cấp vitamin C, các chất chống oxy hóa, carotene lý tưởng để có thể tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên, bạn nên nấu loại rau này trong thời gian ngắn hoặc làm salad để giữ lại lượng vitamin A và các chất dinh dưỡng có trong cải bó xôi.
Gừng
Gừng là loại thực phẩm không thể bỏ qua để tăng sức đề kháng cho độ tuổi trung niên và người già. Không chỉ có tác dụng tuyệt vời giúp giải cảm, giảm viêm, giảm đau họng, giảm buồn nôn… gừng còn giảm các triệu chứng đau và làm chậm quá trình tạo cholesterol.
Tỏi
Đứng đầu trong danh sách các thực phẩm để phòng cúm chính là tỏi. Chúng ta có thể sử dụng tỏi tươi trong nấu ăn hàng ngày. Hàm lượng tỏi theo khuyến cáo của các chuyên gia là từ 1-3 tép tỏi 1 ngày cho 1 người. Không nên ăn quá nhiều vì ăn quá nhiều cũng có thể gây ngộ độc.
Khi chế biến tỏi nên đập dập hoặc cắt lát. Sau đó, đợi 10-15 phút rồi chế biến để giữ lại tối đa công dụng của tỏi. Thêm nữa, khi chế biến không nên chế biến ở nhiệt độ quá cao. Nếu bổ sung tỏi bằng cách nấu nướng thì có thể dùng nhiều hơn 3 tép tỏi trong 1 ngày do trong quá trình nấu nướng một số công dụng của tỏi có thể mất đi phần nào.
Nghệ
Từ xa xưa, nghệ được là một trong những gia vị tuyệt vời trong nhiều món ăn. Củ nghệ cũng được sử dụng như một dược phẩm với thành phần lành tính có nhiều tác dụng với làn da. Trong tinh chất nghệ có chứa một chất chống viêm đặc biệt tốt, được sử dụng trong điều trị viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp gọi là curcumin. Hoạt chất này còn góp phần giúp giảm tổn thương cơ do tập luyện hoặc lao động với cường độ mạnh.
Các loại trái cây thuộc họ cam, quýt
Những loại hoa quả có múi thuộc họ cam, quýt có tác dụng tăng sức đề kháng tốt nhất mà bạn nên sử dụng. Bởi lẽ, hàm lượng vitamin C có trong những loại quả này rất lớn, giúp tăng cường hệ miễn dịch một cách tự nhiên mà không gây hại đến cơ thể.
Đu đủ
Đu đủ là loại trái cây chứa hàm lượng vitamin C lớn, thậm chí còn nhiều hơn cam, bưởi. Chính vì vậy, việc ăn đu đủ có tác dụng tuyệt vời giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, loại enzyme tiêu hóa có trong đu đủ là papain có tác dụng chống viêm rất hiệu quả. Đây cũng là trái cây giàu có Kali, vitamin B và folate, rất tốt cho sức khỏe.
Hạnh nhân
Trong hạnh nhân chứa rất nhiều vitamin E. Dòng vitamin này có tác dụng tuyệt vời giúp ngăn ngừa và phòng chống cảm lạnh. Chính vì vậy, một khẩu phần ăn gồm nửa cốc nhỏ với hơn 50 hạt hạnh nhân nguyên vỏ sẽ cung cấp đầy đủ lượng vitamin E được khuyến nghị cho 1 người trưởng thành hàng ngày.
Sữa chua
Sữa chua vốn là món ăn yêu thích của nhiều người bởi hương vị thơm ngon, chua nhẹ, kích thích vị giác. Đây cũng chính là thực phẩm tăng sức đề kháng. Không những thế, sữa chua còn là “bạn” của hệ tiêu hóa bởi chứa nhiều lợi khuẩn giúp ngăn ngừa táo bón và cho đường ruột khỏe mạnh.
Đồng thời với việc thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm như trên, để cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh và có sức đề kháng cao, bạn cũng nên thực hiện lối sống lành mạnh, tích cực rèn luyện thể thao. Ngoài ra, nên giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống tốt để ngăn chặn mầm bệnh. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47