-->

Thực phẩm biến đổi gen: Lợi thế nhãn tiền, nguy cơ lâu dài

Những tranh cãi về ảnh hưởng của cây trồng biến đổi gen đối với môi trường và sức khoẻ con người trên toàn thế giới vẫn chưa có hồi kết. Rất nhiều quốc gia trên thế giới vẫn “cự tuyệt” loại cây trồng biến đổi gen và thực phẩm biến đổi gen.
Mập mờ thực phẩm biến đổi gen
Những con đường “không trải thảm” cho thực phẩm biến đổi gen
Rất nhiều quốc gia trên thế giới vẫn không chấp nhận loại cây trồng biến đổi gen và thực phẩm biến đổi gen.

Việt Nam đã chính thức cho thương mại hoá cây trồng biến đổi gen (GMO) với việc đưa vào trồng đại trà ngô biến đổi gen, có khả năng kháng sâu từ năm 2015 và dự kiến đến năm 2020 diện tích trồng cây biến đổi gen sẽ chiếm 30-50%. Hiện Việt Nam cũng đang nhập hàng triệu tấn ngô, đậu tương làm nguyên liệu sản xuất chăn nuôi, trong đó phần lớn là thực phẩm biến đổi gen.

Quyết định từ cơ quan quản lý được đưa ra trong bối cảnh những tranh cãi về ảnh hưởng của cây trồng biến đổi gen đối với môi trường và sức khoẻ con người trên toàn thế giới vẫn chưa có hồi kết. Rất nhiều quốc gia trên thế giới vẫn “cự tuyệt” loại cây trồng biến đổi gen và thực phẩm biến đổi gen.

Nhiều nơi "cự tuyệt" thực phẩm biến đổi gen

Chính phủ Nhật đã cấm trồng các loại cây trồng biến đổi gen trên toàn quốc, đồng thời bắt buộc dán nhãn phù hợp với những sản xuất từ nguyên liệu biến đổi gen như đậu nành, ngô, khoai tây…

Song song với đó, cả người tiêu dùng Nhật và nông dân đều ủng hộ tối đa một chiến dịch mang tên “Nói không với sinh vật biến đổi gen” (NO-GMO Campaign) khởi xướng từ năm 1996. Chiến dịch này kêu gọi tẩy chay các sản phẩm biến đổi gen, tiến hành phân tích và thử nghiệm hàng trăm loại thực phẩm cũng như thu thập hàng triệu chữ ký chống biến đổi gen.

Làn sóng phản đối thực phẩm biến đổi gen cũng lan rộng ở châu Âu, nơi mà diện tích cây trồng biến đổi gen đang ngày càng được mở rộng. Hồi đầu năm nay, tại thủ đô Berlin (Đức) đã diễn ra cuộc biểu tình phản đối chính sách sử dụng công nghệ biến đổi gen trong nông nghiệp của Chính phủ với sự tham gia của khoảng 50.000 người.

Ấn Độ đã đình chỉ tạm thời việc lưu hành hạt giống biến đổi gen do những thiệt hại kinh tế mà nó gây ra. Trong khi, đa số các nước châu Âu đều ban bố lệnh cấm thực phẩm biến đổi gen trong khi Trung Quốc đã hạn chế và ngừng nhập giống bắp biến đổi gen.

Mới đây, hôm 23/5, hàng ngàn người từ hơn 400 thành phố thuộc 40 quốc gia trên thế giới đồng loạt ra đường kêu gọi phản đối Tập đoàn công nghệ hoá sinh và nông nghiệp Mỹ Monsanto về chương trình gieo trồng thực phẩm biến đổi gen và sản xuất thuốc trừ sâu của mình. Tại một số thành phố lớn ở Thuỵ Sĩ và Mỹ, đám đông yêu cầu dừng chương trình gieo trồng thực phẩm biến đổi gen và yêu cầu Monsanto giành thời gian để các nhà khoa học tiến hành độc lập về loại thực phẩm này.

Học gì từ "bài học Ấn Độ"

Đối với cây trồng và thực phẩm biến đổi gen tồn tại 2 luồng ý kiến trái chiều. Phía ủng hộ thì liên tục lên tiếng khẳng định loại thực phẩm này an toàn, giúp tăng năng suất cây trồng và không gây tác hại tới môi trường. Trong khi đó, phía phản đối thì e ngại những tác động không mong muốn tới sức khoẻ người tiêu dùng và gây ra những thiệt hại về kinh tế.

Trong cuốn sách “Những gen biến đổi, sự thật bị bóp méo” của luật sư người Mỹ Steven Drucker gần đây đã gây chú ý khi đưa ra lời cáo buộc các cơ quan khoa học uy tín đã phớt lờ những cảnh báo sức khỏe của các nhà khoa học về GMO và cho phép đưa loại thực phẩm này vào thương mại hóa từ năm 1992. Drucker dẫn nhiều bằng chứng về các trường hợp thiệt mạng, mắc bệnh do thực phẩm biến đổi gen.

Dưới góc độ kinh tế, cuối năm 2014, truyền thông quốc tế đưa tin về mối liên hệ giữa các hạt giống biến đổi gen với việc ngày càng nhiều nông dân tại Ấn Độ tự sát. Chính phủ nước này trước đó đã quá tin tưởng vào các lợi ích của thực phẩm từ giống biến đổi gen mà phớt lờ các tác hại của nó. Nhiều nông dân sống nhờ trồng trọt rơi vào "tuyệt vọng" do cây hình thành từ các hạt giống GMO không cho năng suất tốt trên nhiều vùng của Ấn Độ. Người nông dân cũng phải phụ thuộc nhiều vào nguồn giống giá cao từ các Tập đoàn đa quốc gia, gây ra những khoản nợ chồng chất.

Quay trở lại với trường hợp Việt Nam, với quyết định mới ban hành, Việt Nam hiện là quốc gia thứ 29 trồng cây biến đổi gen. Tuy nhiên, giống như Ấn Độ, giới chuyên gia cho rằng, tồn tại mối quan ngại về sự lệ thuộc của nông dân vào các nguồn giống do các tập đoàn đa quốc gia nắm độc quyền.

Trao đổi về vấn đề này, GS Võ Tòng Xuân, chuyên gia nông nghiệp thừa nhận: "Lo ngại đó là có thật. Chúng ta muốn sản xuất ra giống cây trồng biến đổi gen nhưng rất khó bởi để nghiên cứu về công nghệ sinh học này cần rất nhiều tiền. Dù trong vòng 10 năm nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp kinh phí 500 tỷ đồng nghiên cứu nhưng kết quả chưa được bao nhiêu".

"Việt Nam không sản xuất được giống vì không có tiền nghiên cứu. Các công ty đa quốc gia ở Mỹ, Thuỵ Sĩ, họ bỏ ra cả mấy trăm triệu đô la để nghiên cứu. Họ bỏ nhiều tiền nên giờ phải bán giá cao để lấy lại vốn thôi", GS Xuân cho biết.

Theo GS Võ Tòng Xuân, người nông dân đang đứng trước ngã ba đường và cần phải cân nhắc thiệt hơn giữa các phương án lựa chọn.

Nhiều chuyên gia nông nghiệp đặt câu hỏi: "Đứng dưới góc độ kinh tế VN, chúng ta có nhất thiết phải phát triển cây trồng biến đổi gen không, khi rất nhiều lo ngại chưa tìm được lời giải? Câu chuyện về tính an toàn của GMO có thể tương lai sẽ trả lời, nhưng trước mắt, ai trả lời cho một nguy cơ nhãn tiền: Với những lợi thế như tăng năng suất, khả năng kháng sâu bệnh cao, giảm chi phí... cây trồng biến đổi gen sẽ nhanh chóng chiếm gần như 100% diện tích bắp ở một quốc gia. Như thế, nguồn giống của nông dân và quốc gia sẽ phụ thuộc vào một số nhà cung cấp nước ngoài. Đó là nguy cơ rất lớn. Và ai sẽ chịu trách nhiệm khi nhiều thị trường nhập khẩu nông sản lớn của chúng ta hiện nay luôn sẵn sàng "cạch mặt" các sản phẩm nông nghiệp có nguồn gốc biến đổi gen".

Dân trí

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 3/2 (mùng 6 Tết Ất Tỵ) - ngày làm việc đầu tiên của Xuân mới, đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Huỳnh Thanh Xuân - Phó Chủ tịch dẫn đầu đã tới thăm, chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô.
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

(LĐTĐ) Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (3/2, tức mùng 6 Tết), nhiều công ty kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tròn trơn.
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), chỉ vài giờ sau khi chạm mốc 2.810 USD/ounce, giá vàng thế giới liên tục giảm.
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

(LĐTĐ) Sáng sớm nay (3/2, tức mùng 6 Tết), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ. Dự báo trong ngày và đêm nay, tiếp tục ảnh hưởng đến khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ. Nền nhiệt giảm dần, trời chuyển mưa rải rác.
Quy định mới về giá điện từ tháng 2

Quy định mới về giá điện từ tháng 2

(LĐTĐ) Luật Điện lực (sửa đổi) thay thế cho Luật Điện lực năm 2004 và có hiệu lực từ ngày 1/2/2025, trong đó khoản 12 Điều 5 nêu rõ về chính sách giá điện và giá dịch vụ về điện.
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

(LĐTĐ) Không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc, tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính là quy định từ nhiều năm nay đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng ta thật là vĩ đại. 95 năm qua, kể từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn có những quyết định mang tầm tư duy dẫn đường đưa cách mạng Việt Nam vào thế tiến công không ngừng, tiên phong trong cách mạng thế giới, đưa dân tộc tới tương lai rạng ngời...

Tin khác

8 ngày nghỉ Tết, số ca cấp cứu nghi do tai nạn giao thông giảm

8 ngày nghỉ Tết, số ca cấp cứu nghi do tai nạn giao thông giảm

(LĐTĐ) Các cơ sở y tế đã tổ chức thường trực đầy đủ 4 cấp, thực hiện khám, cấp cứu 548.151 lượt người trong 8 ngày nghỉ Tết.
10 lưu ý giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát tốt đường huyết trong dịp Tết

10 lưu ý giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát tốt đường huyết trong dịp Tết

(LĐTĐ) Tết là dịp để đoàn tụ gia đình, thưởng thức các món ăn ngon và tận hưởng không khí sum vầy. Tuy nhiên, đối với người tiểu đường, việc lựa chọn thực phẩm là vô cùng quan trọng để duy trì mức đường huyết ổn định, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Khoảnh khắc chào đón những em bé đầu tiên chào đời trong năm Ất Tỵ 2025

Khoảnh khắc chào đón những em bé đầu tiên chào đời trong năm Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, tại các bệnh viện chuyên khoa sản trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đón những em bé đầu tiên chào đời trong năm mới Ất Tỵ 2025.
Xuân yêu thương của những “chiến sĩ” mặc áo blouse trắng

Xuân yêu thương của những “chiến sĩ” mặc áo blouse trắng

(LĐTĐ) Với yêu cầu nhiệm vụ, trong những ngày Tết, các “chiến sĩ” mặc áo blouse trắng luôn phải luân phiên trực, đảm bảo mọi hoạt động khám, chữa bệnh vẫn diễn ra thông suốt, vì vậy họ không có những ngày nghỉ Tết trọn vẹn bên gia đình. Tuy nhiên, dù không được đón Tết đầm ấm cùng người thân, gác lại những khó khăn, vất vả ấy, người bệnh và các bác sĩ tạo thành một gia đình để cùng nhau đón xuân mới.
247 ca cấp cứu do ngộ độc thức ăn, bia rượu trong 3 ngày nghỉ Tết

247 ca cấp cứu do ngộ độc thức ăn, bia rượu trong 3 ngày nghỉ Tết

(LĐTĐ) Trong 3 ngày nghỉ Tết Ất Tỵ 2025 đã ghi nhận 247 ca khám, cấp cứu vì ngộ độc thức ăn tự chế biến, say bia rượu.
Cảnh báo những tai nạn thương tích ở trẻ em ngày Tết

Cảnh báo những tai nạn thương tích ở trẻ em ngày Tết

(LĐTĐ) Trong những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều bệnh viện trên địa bàn Thành phố liên tục tiếp nhận nhiều ca bệnh là trẻ nhỏ bị chấn thương do pháo nổ; ngộ độc do uống nhầm dầu thắp hương, hay thuốc diệt chuột, hóc dị vật...
Thủ tướng chúc Tết, kiểm tra công tác ứng trực Tết tại Bệnh viện Phổi Trung ương

Thủ tướng chúc Tết, kiểm tra công tác ứng trực Tết tại Bệnh viện Phổi Trung ương

(LĐTĐ) Trước thềm Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025, chiều 27/1 - tức 28 Tết, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chúc Tết, kiểm tra công tác ứng trực Tết, sẵn sàng khám, chữa bệnh phục vụ nhân dân tại Bệnh viện Phổi Trung ương. Cùng đi với Thủ tướng có Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan.
Ngành Y tế Thủ đô: Sẵn sàng ứng trực cấp cứu, điều trị bệnh nhân dịp Tết

Ngành Y tế Thủ đô: Sẵn sàng ứng trực cấp cứu, điều trị bệnh nhân dịp Tết

(LĐTĐ) Để đảm bảo công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều bệnh viện của Hà Nội đã chủ động xây dựng kế hoạch, bố trí thường trực 4 cấp, sẵn sàng trang thiết bị, thuốc, vật tư y tế phục vụ cho người bệnh được cấp cứu kịp thời, an toàn và hiệu quả.
Xuân yêu thương đến với bệnh nhân đón Tết trong bệnh viện

Xuân yêu thương đến với bệnh nhân đón Tết trong bệnh viện

(LĐTĐ) Nhiều gian hàng 0 đồng cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân mua sắm ngay tại bệnh viện; tổ chức phát bánh chưng, quà Tết cho bệnh nhân; trang trí góc Tết cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân chụp ảnh; cung cấp những suất ăn miễn phí… là những hoạt động ý nghĩa và thấm đẫm tính nhân văn mà nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đã tổ chức cho bệnh nhân trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Kiểm tra việc cung ứng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán tại Hà Nội

Kiểm tra việc cung ứng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán tại Hà Nội

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa cung cấp thông tin về kết quả kiểm tra việc cung ứng thuốc bảo đảm phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động