Thực phẩm bẩn đang “hoành hành” trước cổng trường học
Dâu Tây Hàn Quốc chính thức nhập khẩu vào Việt nam | |
4 thực phẩm hàng đầu sản sinh chất gây ung thư cần tránh xa | |
Những thực phẩm vừa giúp chống bệnh tật vừa chống lão hóa |
Thực phẩm bẩn mê hoặc “thượng đế nhí”
Dạo qua một số cổng trường học trên địa bàn Hà Nội, không quá khó để bắt gặp những hàng quán ăn vặt dành cho học sinh. Chỉ riêng khu vực trường THPT Nguyễn Tất Thành, THPT Chuyên Sư Phạm đã có khoảng 10 hàng quán bán đồ ăn vặt nằm san sát nhau trên mặt đường Xuân Thủy. Các mặt hàng phong phú, đa dạng bao gồm xúc xích, nem chua rán, bò bía, bánh khoai… Giá cả của những món ăn vặt này dao động từ 5.000 đồng đến 10.000 đồng.
Với mức giá trung bình, hương vị hấp dẫn, hình thức bắt mắt, những loại thực phẩm này được các em học sinh săn đón nhiệt tình. Ngoài các mặt hàng được chế biến ra, có những hàng ăn di động bày bán cả những loại nước uống đóng túi đủ màu sắc, hương vị chanh leo, dưa hấu, sữa dừa… Tuy nhiên, nguồn gốc của những túi nước thơm mát ấy thì chỉ người bán hàng mới biết được.
Những hàng quán ăn vặt đông đúc tại khu vực trường học trong quận Cầu Giấy |
Không chỉ quanh khu vực các trường học trên đường Xuân Thủy, mà trước các cổng trường học như THPT Việt Đức, THPT Ái Mộ, TH Nghĩa Tân cũng xuất hiện nhiều loại đồ ăn này. Phần lớn đây đều là thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bao bì, nhãn mác. Thậm chí có những quán ăn ven đường nằm kề miệng cống, sát đường đi xe cộ qua lại, không che đậy, bụi bặm. Nhiều nơi còn sử dụng nhiều lần dầu ăn, mỡ bám đen kịt quanh chảo rán, thức ăn chín được phơi bày mất vệ sinh.
Bạn Hà Trang, học sinh lớp 7, trường THPT Nguyễn Tất Thành cho biết : “Tầm tan học về bọn em thường tập trung ăn nem chua rán với kem chanh, vừa ngon lại rẻ. Sau cả buổi học, lúc đấy bọn em đói nên không quan trọng việc vệ sinh thực phẩm nữa”. Khi được hỏi về hậu quả sau khi ăn những đồ ăn vặt trước cổng trường, bạn Thu Minh (THCS Nghĩa Tân) chia sẻ : “Có lần ăn bánh khoai về em đau bụng, nôn thốc, mất nước phải truyền dịch nhưng sau đó, thấy các bạn rủ rê, em lại tặc lưỡi đi ăn vì không kiềm chế được trước sức hấp dẫn của nó”.
Điều đáng nói, không chỉ các bạn học sinh chào đón mà những bậc phụ huynh cũng hưởng ứng việc sử dụng đồ ăn trước cổng trường của con em mình. Tại một lớp học thêm tiếng Anh trong khuôn viên trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ - ĐHQG HN, chị Nguyễn Mai Hoa cho biết, mỗi lần đưa con đi học thêm chiều, chị vẫn mua cho con chiếc bánh mì với cốc trà sữa để con lót dạ trước khi vào lớp. Vì chị đi làm về muộn, không kịp giờ chuẩn bị bữa chiều cho con đi học nên đến trước cổng trường có gì chị mua cho con ăn tạm. Mặc dù, biết được những món ăn này không đảm bảo VSATTP nhưng tâm lý “nhanh, tiện” và cho rằng ăn ít không sao nên nhiều bậc phụ huynh đã “khuất mắt trông coi” để cho con mình thỏa sức ăn uống.
Tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc cao
Với tâm lý chiều con, dần dần các bậc làm cha làm mẹ đã tạo cho học sinh thói quen ăn quà vặt trước cổng trường và trở nên thờ ơ, vô cảm trước sự mất vệ sinh của nó. Từ đấy, vô hình chung tạo nên bệnh tật cho những thế hệ tương lai của đất nước.
Theo các chuyên gia, hầu hết những đồ ăn vặt trước cổng trường học đều là những loại thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ độc hại. Thực phẩm nhiễm hóa chất sẽ gây ra một số triệu chứng với biểu hiện lâm sàng nhẹ như rối loạn tiêu hóa đường ruột, ngộ độc thức ăn, chóng mặt, buồn nôn, ngất xỉu. Nếu nặng hơn, sẽ ảnh hưởng đến gan, thận, mật, thần kinh, cơ gây nguy hiểm tới tính mạng. Trẻ em ăn nhiều thực phẩm chứa các hóa chất độc hại, cơ thể khó đào thải và tích lũy dần trong người, gây suy gan, suy thận, tổn thương hệ thần kinh, thậm chí gây suy tủy, thiếu máu, giảm bạch cầu..
Bởi vậy, gia đình và nhà trường cần có sự phối hợp chặt chẽ để giải quyết vấn nạn này. Các bậc phụ huynh nên hạn chế việc để con em mình sử dụng những đồ ăn vặt không rõ nguồn gốc xuất xứ được bày bán trước cổng trường. Thay vào đó, chuẩn bị bữa sáng cho con ở nhà, chọn những loại thực phẩm có nhãn mác, được quản lý theo tiêu chuẩn chất lượng, thương hiệu rõ ràng. Về phía nhà trường cũng cần có công tác quản lý học sinh, tuyên truyền thông tin VSATTP để giúp các em tự ý thức bảo vệ sức khỏe của mình.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Môi trường 24/01/2025 07:02
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/1: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù
Môi trường 23/01/2025 06:48
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/1: Trời nhiều mây, không mưa, đêm và sáng trời rét
Môi trường 22/01/2025 06:10
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/1: Sáng và đêm trời rét
Môi trường 21/01/2025 06:02
Diễn biến thời tiết 10 ngày cuối tháng 1/2025
Môi trường 20/01/2025 06:31
Thời tiết Hà Nội ngày 20/1/2025: Sáng sớm có sương mù, trưa chiều trời nắng
Môi trường 20/01/2025 06:31
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/1: Gió nhẹ, trưa giảm mây, trời nắng
Môi trường 19/01/2025 06:53
Quyết liệt, kiên trì giữ gìn vệ sinh môi trường chung
Môi trường 18/01/2025 17:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/1: Sáng sớm có sương mù, trời nắng
Môi trường 18/01/2025 06:11
Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý phương pháp làm "sống" lại sông Tô Lịch
Môi trường 17/01/2025 13:54