Thúc đẩy quyền của trẻ em gái để thay đổi và phát triển
Nữ cán bộ dân số giúp nâng cao vị thế trẻ em gái trong gia đình | |
Giảm tình trạng trẻ em gái bị quấy rối tình dục trên xe buýt | |
Thêm nhiều điểm vui chơi an toàn cho trẻ em gái |
Tại diễn đàn, 100 trẻ em gái đại diện cho hàng triệu trẻ em gái trên toàn quốc được chia thành 4 nhóm, 2 nhóm chia sẻ về vấn đề “An toàn với trẻ em gái ở nơi công cộng” và 2 nhóm chia sẻ về vấn đề “Tảo hôn và các hệ lụy”.
Các nhóm lần lượt trình bày các chủ đề, thông điệp của nhóm bằng hình thức sân khấu hóa qua các tiểu phẩm và bài thuyết trình. Từ đó, thể hiện cách nhìn của các em, khả năng tư duy, hùng biện tự tin và nhận thức của các em đối với vấn đề an toàn của trẻ em gái tại nơi công cộng và vấn nạn tảo hôn.
Các đại biểu tham gia đối thoại, trả lời câu hỏi của các trẻ em gái |
Các trẻ em gái đã đưa ra những thông điệp: An toàn cho trẻ em gái là an toàn cho tất cả mọi người; không để trẻ em sinh ra trẻ em; chúng em không muốn lấy chồng ở tuổi đến trường... Các em cũng đề xuất cần xây dựng không gian, công trình vui chơi giải trí dành riêng cho trẻ em gái; tăng cường sự an toàn bằng cách lắp đặt thêm các camera giám sát tại các điểm vui chơi, giải trí; lắp thêm đèn chiếu sáng; in thông tin, số điện thoại của các đơn vị hỗ trợ trên bìa vở; xây dựng thêm nhiều diễn đàn để trẻ em có thể bày tỏ tiếng nói, nguyện vọng của mình...
Trong phiên đối thoại trực tiếp, có 12 câu hỏi của trẻ em gái liên quan đến vấn đề xây dựng khu vui chơi an toàn cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái; biện pháp bảo vệ trẻ em khỏi vấn đề xâm hại tình dục bởi những người trong gia đình; giải pháp nhằm bảo vệ trẻ em khuyết tật khỏi vấn đề xâm hại tình dục; vấn đề dinh dưỡng cho trẻ em được sinh ra bởi những bà mẹ trẻ em (đặc biệt ở miền núi); hỗ trợ để trẻ em tảo hôn được quay lại trường học; đào tạo kỹ năng sống cho trẻ em trong nhà trường; cấp giấy khai sinh cho con của các cặp vợ chồng tảo hôn...
Những câu hỏi của các em đã được lãnh đạo đại diện cho các bộ ngành như Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội, Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Ủy ban Văn hóa-Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Bộ Công an, Ủy ban Mặt trận tổ quốc… giải đáp cụ thể.
Các em gái trình bày thông điệp về nạn tảo hôn |
Trả lời câu hỏi của các em gái về “Làm thế nào để ngăn cấm tảo hôn”, Thứ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà khẳng định, tảo hôn là vi phạm pháp luật. Thứ trưởng cho biết, Hiến pháp 5 điều và 3 điều trong Luật trẻ em đều nghiêm cấm tảo hôn. Điều 81 Luật trẻ em quy định trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân tiến hành xét xử đúng trình tự pháp luật đảm bảo nghiêm minh để răn đe để bảo vệ quyền lợi của của các em.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà, tảo hôn là vấn nạn toàn cầu. Theo số liệu thống kê, mỗi năm có khoảng 15 nghìn trẻ em trên toàn thế giới tảo hôn. Tại Việt Nam, một số tỉnh có tỷ lệ tảo hôn cao đặc biệt Hà Giang, Kon Tum, Lào Cai. Về giải pháp đến ngăn cấm nạn tảo hôn, theo Thứ trưởng thời gian tới sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống háp luật lên quan đến trẻ em. Thanh ra giám sát các chính sách pháp luật liên quan đến trẻ em. Bộ LĐ-TB&XH đang xây dựng và vận hành dữ liệu quốc gia về trẻ em trong đó có tảo hôn trẻ em. Đồng thời, phối hợp Mặt trận tổ quốc Việt Nam và Hội liên hiệp phụ nữ vận động xóa bỏ tảo hôn và bảo vệ quyền lợi ích tốt nhất ch trẻ em.
Đặc biệt, năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 498/QĐ-TTg Phê duyệt "Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 – 2025 ". Mục tiêu của Đề án nhằm nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật, chuyển đổi hành vi trong hôn nhân của đồng bào dân tộc thiểu số.Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà cho biết, trong thời gian tới Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội sẽ tiếp tục phối hợp Ủy ban dân tộc để giảm thiểu tỷ lệ tảo hôn trên cả nước.
Các em gái gửi các câu hỏi tới lãnh đạo các bộ, ban, ngành |
Đối với vấn đề xây dựng sân chơi cho trẻ em, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương Nguyễn Ngọc Lương cho biết, trong nhiệm kỳ này, Hội đồng Đội Trung ương đặt chỉ tiêu xây mới ở mỗi xã, phường, thị trấn một điểm vui chơi, giải trí cho thiếu niên, nhi đồng. Hội cũng yêu cầu thực hiện đổi mới hoạt động của các Cung, Nhà thiếu nhi.
Ông Nguyễn Ngọc Lương cũng khuyến nghị: Thiết chế văn hoá, các điểm vui chơi cho trẻ em vùng sâu, xa là hết sức quan trọng. Vì vậy cần đầu tư nhiều nguồn lực để đầu tư tốt hơn cho các em. Ngoài ra, Quốc hội, các cơ quan Nhà nước... cần cân đối thời lượng học tập để các em có nhiều thời gian vui chơi, giải trí. Vì thông qua những hoạt động này cũng giúp các em học tập được nhiều hơn.
Trả lời câu hỏi về những giải pháp của các cơ quan chức năng nhằm ngăn ngừa tình trạng trẻ em bỏ học và tạo điều kiện cho trẻ em tảo hôn được quay lại trường học. Trưởng ban Gia đình và Xã hội Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Tuyết Mai chia sẻ, thực trạng tỉ lệ học sinh tảo hôn ở các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ rất cao. Để giải quyết vấn đề này, Hội Liên hiệp Phụ nữ đã phối hợp với các bên liên quan thực hiện các chương trình truyền thông, xây dựng các mô hình nhằm nâng cao nhận thức về vấn đề bỏ học sớm và tảo hôn cho người dân, đặc biệt là đồng bào vùng dân tộc thiểu số...
Về vấn đề bảo vệ an toàn cho trẻ, các đại biểu đều cho rằng cần nâng cao nhận thức, khả năng tự bảo vệ, kỹ năng lên tiếng cho trẻ. Cha mẹ, người thân trong gia đình cần có sự quan tâm, chia sẻ nhiều hơn với con cái tới các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày...
Phát biểu tại diễn đàn, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình cho rằng, điều quan trọng nhất là trẻ em cần biết mình phải làm gì trong những trường hợp cụ thể; quyền của trẻ em được quy định trong Luật như thế nào; Khi cần trợ giúp thì liên hệ với đơn vị nào?... Ông Phan Thanh Bình gợi ý. Khi có vấn đề cần trợ giúp, các em có thể phản ánh nhanh nhất với các cơ sở Đoàn, Đội nơi mình sinh hoạt, học tập hay với cha mẹ.
Ngoài ra, các em có thể liên hệ Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111. Liên quan tới vấn đề tảo hôn, ông Bình cho rằng, nạn tảo hôn không chỉ do hủ tục hay cha mẹ bắt ép mà còn có một phần do nhận thức và sự tò mò của giới trẻ. Vì vậy, trước khi quyết định tảo hôn, các em cần suy nghĩ thật kỹ để giữ cho sức khoẻ lâu dài. Bởi việc tảo hôn không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của đứa trẻ sinh ra mà còn ảnh hưởng tới sức khoẻ của chính người mẹ.
Trong khuôn khổ Diễn đàn, lãnh đạo một số cơ quan của Quốc hội và một số bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương, trẻ em gái... đã cùng nhau ký cam kết vì quyền trẻ em gái.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái
Cộng đồng 22/01/2025 14:20
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn
Cộng đồng 22/01/2025 08:33
Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp
Cộng đồng 22/01/2025 06:55
Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 22/01/2025 06:52
Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 21/01/2025 12:21
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán
Cộng đồng 21/01/2025 10:57
Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?
Cộng đồng 21/01/2025 06:06
Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn
Cộng đồng 20/01/2025 20:23
Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội
Cộng đồng 19/01/2025 08:20
Người người rời phố về quê đón Tết sớm
Cộng đồng 18/01/2025 20:54