-->

Thừa mứa ca nhạc truyền hình

Thói quen không đi xem hát, thích hưởng thụ miễn phí đang hình thành ở công chúng khi các chương trình ca nhạc phục vụ cho mọi đối tượng người xem phát thừa mứa trên sóng truyền hình.
Nhạc điện tử lên ngôi
Làn gió mới của âm nhạc Việt

Không thể đếm hết những chương trình ca nhạc được phát sóng từ trực tiếp đến phát lại trên các kênh truyền hình hiện nay. Với sự đa dạng về cách thức tổ chức, phong phú về nội dung chương trình nhằm đáp ứng mọi đối tượng khán giả, các chương trình ca nhạc gần như phủ sóng khắp các kênh truyền hình, nói đúng ra là thừa mứa.

Không cần ra khỏi nhà và tốn tiền

Nếu trước đây các chương trình ca nhạc truyền hình chủ yếu tập trung phục vụ đối tượng khán giả trẻ như các chương trình truyền hình thực tế tìm kiếm tài năng âm nhạc thì nay có đủ chương trình phục vụ mọi đối tượng.

Khán giả lớn tuổi đã có những chương trình như Tiếng hát mãi xanh, Những tình khúc vượt thời gian; trẻ nhỏ đã có Đô Rê Mí, Giọng hát Việt nhí, Gương mặt thân quen nhí. Khán giả lớp bình dân có Bài hát yêu thích; khán giả có kiến thức chuyên môn đã có Bài hát Việt; khán giả yêu mến những ca khúc truyền thống cách mạng đã có Giai điệu tự hào; khán giả có nhu cầu thưởng thức nhạc trẻ đương đại đã có Tôi tỏa sáng. Ngoài ra còn có những chương trình mang đậm dấu ấn cá nhân nghệ sĩ như Dấu ấn hay Sol vàng, bên cạnh những chương trình ca nhạc định kỳ lâu năm được tổ chức theo chủ đề như Thay lời muốn nói hay Ca nhạc theo yêu cầu. Quá nhiều lựa chọn phù hợp nên khán giả ngày nay chỉ cần nằm nhà vẫn có thể thưởng thức những chương trình ca nhạc mình thích, không cần phải tốn tiền “săn vé” hay phải cất công đến tận nhà hát, sân khấu như trước đây.

Thừa mứa ca nhạc truyền hình
Live show ca sĩ “bội thực” trên sóng truyền hình. Trong ảnh: Live show ca sĩ Nguyễn Hưng trong chuỗi chương trình Sol vàng (Ảnh: Nguyễn Bá Ngọc)

Cũng cần ghi nhận rằng các chương trình ca nhạc truyền hình phát triển đã giúp cho nhiều ca sĩ có cơ hội đến được với số đông khán thính giả qua màn ảnh nhỏ theo nhiều cách thức khác nhau. Như chia sẻ của ca - nhạc sĩ Phương Uyên: “Nếu không có chương trình Dấu ấn, có lẽ, cuộc đời tôi sẽ chẳng có được đêm nhạc riêng nào vì tôi không có tiền để làm riêng cho mình một buổi diễn”.

Tương tự, ca sĩ Siu Black cũng có được live show tươm tất trong chương trình Dấu ấn, nhất là ở thời điểm chị phải đối mặt với tình trạng nợ nần bủa vây.

Ngay cả với ca sĩ Hiền Thục, một giọng ca lâu năm, cũng không nghĩ sẽ tổ chức được live show cho mình vì phải dành tiền lo cho con gái. Chương trình Dấu ấn đã giúp cho Hiền Thục thực hiện được ước mơ của bản thân.

Với những chương trình biểu diễn lên sóng định kỳ có số đông ca sĩ trình diễn, sóng truyền hình là phương tiện quảng bá hiệu quả nhất hình ảnh cho mỗi ca sĩ tham gia trong thời buổi sân khấu ca nhạc gần như đóng băng và phòng trà ca nhạc trong tình trạng ế khách.

Lợi bất cập hại

“Thời buổi khó khăn nên những phí tổn cho giải trí không còn được người tiêu dùng ưu tiên trong chi tiêu của mình, minh chứng là nhiều nhà hát, sân khấu chật vật bán vé mỗi khi tổ chức chương trình biểu diễn” - bà Trương Thị Thu Dung, Giám đốc Trung tâm Biểu diễn Rạng Đông, nói. Đó là một thực tế bởi không ít chương trình tổ chức trong thời gian gần đây không thể bán được vé dù tập hợp rất nhiều ngôi sao tên tuổi trên thị trường âm nhạc. Thậm chí, chương trình mừng năm mới vừa qua diễn ra tại Trung tâm Ca nhạc Lan Anh đã phải hủy 3 trong số 5 buổi diễn vì không bán được vé dù chương trình toàn “sao”.

Nhạc sĩ Lê Quang cho rằng: “Thời nay, khán giả không còn thói quen đến sân khấu thưởng thức ca nhạc nữa bởi trên sóng truyền hình không thiếu thứ gì. Sân khấu có làm kiểu gì cũng vắng khách. Không thu hút được khán giả, tiền và cả chất xám của đội ngũ thực hiện đã bỏ ra đều phải đổ sông đổ biển. Không ai còn hứng thú nghĩ đến việc tổ chức chương trình trên sân khấu ca nhạc. Hệ quả là sân khấu ca nhạc đóng băng còn chương trình ca nhạc trên sóng truyền hình càng phát triển và khán giả Việt lại ngày càng lười đến sân khấu hơn”.

Tuy nhiên, theo giới chuyên môn, vấn đề đáng quan tâm chính là chất lượng các chương trình ca nhạc truyền hình với đủ loại thượng vàng hạ cám và đa số thì dưới chuẩn nghệ thuật. Ông Thái Huân, Giám đốc Công ty Tổ chức Biểu diễn Legato, nhận xét: “Ai cũng có thể làm chương trình ca nhạc, từ thương hiệu lớn đến thương hiệu nhỏ và đều có những tên gọi rất “kêu”, vượt xa chất lượng thực tế của chương trình. Thậm chí, từ live show cũng bị lạm dụng một cách vô tội vạ. Chương trình ca nhạc truyền hình quá nhiều nên những giọng ca quá kém vẫn có cơ hội biểu diễn.

Hầu hết giới chuyên môn đều lo lắng thị hiếu nghe xem nhạc của công chúng đang bị kéo xuống thấp. “Với nhiều đơn vị tổ chức chương trình ca nhạc truyền hình, để thu hút công chúng trẻ, họ mời cả “sao” trẻ hát nhạc xưa, nhạc cách mạng dù chất giọng không phù hợp hoặc không có khả năng chuyển tải ca khúc thuộc những dòng này. Những giọng ca yếu kém này làm cho những ca khúc kinh điển trở nên dở đi trong cảm nhận của công chúng” - nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện lo lắng.

Thả nổi chất lượng

Nhạc sĩ Tiến Luân cho rằng: “Sự bùng nổ các chương trình truyền hình ca nhạc làm cho khán giả bị bội thực đến mức nhàm chán. Việc nhà đài giao trọn quyền sản xuất chương trình cho nhà tài trợ hoặc đơn vị mua sóng nên không ít chương trình được biên tập, dàn dựng cẩu thả, lăng-xê những giọng ca dở tệ, những ngôi sao ảo khiến cho người xem càng thất vọng. Trong buổi họp của Hội Nhạc sĩ Việt Nam khu vực phía Nam mới đây, nhiều nhạc sĩ cũng bức xúc về vấn đề này nhưng vì nội dung chương trình không vi phạm pháp luật nên không giải quyết được gì. Qua đó, nổi lên vấn đề lợi ích nhóm, quyền trong tay đơn vị mua sóng truyền hình, nhà đài không có quyền xen vào chất lượng nội dung, họ muốn đưa ai lên sóng làm gì là tùy, miễn không vi phạm quy định cấm của nhà nước là được”.

Đó là chưa kể kinh phí tổ chức của mỗi chương trình truyền hình luôn có hạn nên tiền tới đâu làm tới đó. Vì vậy, chất lượng chương trình được nâng lên hay không còn tùy vào sự đóng góp kinh phí thêm của ca sĩ trong mỗi tiết mục họ trình diễn hay live show của họ.

Theo Thùy Trang/ Người lao động

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động văn hóa đọc.
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Sáng 22/1, tại Khu Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã diễn ra Lễ "Tống cựu nghinh tân" trong không khí trang nghiêm và đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Thăng Long 2025" với điểm nhấn là màn trình diễn của 2025 drone hỏa thuật lớn nhất thế giới từ trước tới nay hứa hẹn sẽ mang tới cho nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung một món quà chào xuân đặc biệt ý nghĩa.
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

(LĐTĐ) Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tổ chức trưng bày chuyên đề "Bia đá kể chuyện" tại Khu Vườn bia Tiến sĩ. Sự kiện này còn mang ý nghĩa đặc biệt khi hướng tới dịp kỷ niệm 950 năm khoa thi Nho học đầu tiên của Việt Nam (1075 - 2025).
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Tại Hoàng thành Thăng Long, chuỗi hoạt động Tết sẽ diễn ra từ ngày 20/1/2025 (21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến ngày 6/2/2025 (mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều nội dung đặc sắc.
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, những năm gần đây, lĩnh vực kinh tế đêm tại thành phố Biên Hòa có bước phát triển, nổi bật là hoạt động dịch vụ giải trí, ẩm thực, chợ đêm, phố đi bộ. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân

Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân

(LĐTĐ) Cứ khoảng sau ngày rằm tháng Chạp là các gia đình bắt đầu rậm rịch chuẩn bị cho lễ cúng ông Công ông Táo liền ngay sau đó. Ngoài việc mua vàng mã, chuẩn bị quần áo cho các Táo, thì người dân còn mua cá cho các Táo cưỡi về trời và chuẩn bị thực đơn để lên mâm cúng,… Nhiều người đã quen lệ hằng năm cúng ông Công ông Táo, nhưng lại chưa hiểu rõ về nguồn gốc và ý nghĩa của lễ nghi này.
Xem thêm
Phiên bản di động