--> -->

Thủ tướng yêu cầu giao chỉ tiêu tăng trưởng cho từng doanh nghiệp Nhà nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc trực tiếp chỉ đạo, Bộ Tài chính hoàn thành việc giao chỉ tiêu tăng trưởng cho các doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước trước ngày 15/3.
Thương hiệu chăm sóc gia đình Singapore gia nhập thị trường Việt Nam với chiến lược mở rộng thị trường Đơn giản hóa ít nhất 30% thủ tục hành chính cho doanh nghiệp

Sáng 27/2, tại Trụ sở Chính phủ, diễn ra Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với doanh nghiệp Nhà nước với chủ đề "Nhiệm vụ, giải pháp góp phần tăng trưởng kinh tế hai con số, phát triển đất nước nhanh và bền vững".

Phát biểu định hướng phiên thảo luận thứ hai, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, để cả nước tăng trưởng 2 con số, mọi người dân, doanh nghiệp, mọi cấp, mọi ngành đều phải nỗ lực tăng trưởng 2 con số.

Thủ tướng cho biết, hiện đất nước ta đang triển khai các chương trình, dự án rất lớn như phải hoàn thành 3.000 km cao tốc trong năm 2025; xây dựng sân bay, bến cảng, đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, đường sắt kết nối Trung Quốc, đường sắt đô thị…

Thủ tướng yêu cầu giao chỉ tiêu tăng trưởng cho từng doanh nghiệp Nhà nước
Thủ tướng phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về xã hội, có hai chương trình lớn là chương trình xây dựng nhà ở xã hội và chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước, với mục tiêu làm sao để chính sách cho người trẻ, người khó khăn, thu nhập thấp, công nhân lao động có chỗ ở.

Người đứng đầu Chính phủ khẳng định, tất cả đều phải nỗ lực, cố gắng, nhưng nỗ lực, cố gắng phải có phương pháp, cách làm phù hợp, khoa học, hiệu quả. Do đó, vấn đề đặt ra là làm như thế nào, doanh nghiệp làm gì, người dân làm gì, Nhà nước làm gì, Trung ương làm gì, địa phương làm gì để đạt mục tiêu 2 con số?

Thủ tướng nhấn mạnh, Nhà nước phải kiến tạo, doanh nghiệp phải tiên phong, nhân dân là nền tảng và sức mạnh; phải tạo khí thế cho toàn dân tộc, huy động người dân vào cuộc.

Để huy động người dân vào cuộc thì phải tạo việc làm sinh kế cho người dân. Theo Thủ tướng, làm đường sắt, xây sân bay, bến cảng thì sẽ tạo không gian phát triển mới, kéo theo hàng loạt ngành nghề, hàng loạt dịch vụ phát triển.

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (từ 1/3 là Bộ Tài chính) để chuẩn bị và trình ban hành sản phẩm của Hội nghị dưới hình thức một dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng nhấn mạnh, bối cảnh tình hình diễn biến rất nhanh, nên tư duy, phương pháp luận, cách tiếp cận của các chủ thể, trong đó có doanh nghiệp Nhà nước phải thay đổi, nhanh hơn, kịp thời hơn, linh hoạt, hiệu quả hơn.

Thủ tướng yêu cầu giao chỉ tiêu tăng trưởng cho từng doanh nghiệp Nhà nước
Thủ tướng cùng lãnh đạo các tập đoàn, doanh nghiệp Nhà nước tham dự Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắ

Về thực trạng doanh nghiệp Nhà nước, Thủ tướng cho rằng khu vực này nắm giữ tài sản gần 4 triệu tỷ đồng, sở hữu nguồn vốn chiếm 20,5% khu vực doanh nghiệp, tạo ra lợi nhuận trước thuế chiếm 23,9%, đạt 348,3 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước gần 366 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, đóng góp của các doanh nghiệp không đồng đều, tập trung vào một số doanh nghiệp lớn như Petrovietnam, Viettel… nhiều doanh nghiệp chưa có những số liệu đáng tự hào. Như vậy, sở hữu nguồn vốn lớn nhưng sử dụng chưa hiệu quả, chưa được như mong muốn và chưa thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng của đất nước…

Về công việc cụ thể, Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp phải góp phần rà soát, sửa đổi, bổ sung thể chế thông thoáng; nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách mang tính "đòn bẩy, điểm tựa" để phát huy tối đa nguồn lực, để nguồn lực nhân đôi, nhân ba lên, để phát triển bứt phá, không ì ạch.

Cùng với đó, phải đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng và tham gia vào chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng toàn cầu với các cơ chế ổn định. Thủ tướng lấy ví dụ, cần thúc đẩy đàm phán, ký kết các hiệp định Chính phủ về thương mại gạo với các nước để ổn định đầu ra và đầu vào.

Thủ tướng cũng đề nghị các doanh nghiệp tích cực, chủ động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ mới để tăng năng suất lao động, giảm thâm dụng tài nguyên, tăng hàm lượng trí tuệ trong sản phẩm, dịch vụ; quản trị phải thông minh; tham gia phát triển hạ tầng chiến lược thật tốt.

“Tinh thần là các doanh nghiệp phải cùng cả nước xây dựng thể chế thông thoáng, quản trị phải thông minh và hạ tầng phải thông suốt”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp Nhà nước phải thực sự tiên phong trong 6 lĩnh vực: Thứ nhất, tiên phong trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ theo Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị.

Thủ tướng yêu cầu giao chỉ tiêu tăng trưởng cho từng doanh nghiệp Nhà nước
Toàn cảnh Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thứ hai, tiên phong trong đóng góp tích cực, hiệu quả hơn nữa cho 3 đột phá chiến lược, nhất là đột phá về thể chế đang là điểm nghẽn của điểm nghẽn. Thứ ba, tiên phong trong bứt phá tăng trưởng, đóng góp thiết thực, hiệu quả cho tăng trưởng, phát triển đất nước nhanh, bao trùm, bền vững. Thứ tư, tiên phong trong phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, trong đầu tư nghiên cứu và phát triển.

Thứ năm, tiên phong tích cực tham gia thực hiện chính sách xã hội và an sinh xã hội, bảo đảm công bằng, tiến bộ, không để ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển, nhất là trong chương trình nhà ở xã hội và xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước.

Thứ sáu, tiên phong tạo hàng hóa, sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam, tham gia chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia, vị thế đất nước trong tham gia dẫn dắt các cuộc chơi toàn cầu.

Thủ tướng yêu cầu Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc trực tiếp chỉ đạo, Bộ Tài chính hoàn thành việc giao chỉ tiêu tăng trưởng cho các doanh nghiệp, ngân hàng Nhà nước trước ngày 15/3. Ngoài nỗ lực lớn, quyết tâm cao, hành động quyết liệt, các doanh nghiệp, ngân hàng chủ động để xuất các chính sách, công cụ cần thiết (như liên quan tăng vốn điều lệ, phát hành trái phiếu, vay tín dụng…) để thực hiện mục tiêu đã đề ra…

Thủ tướng yêu cầu giao chỉ tiêu tăng trưởng cho từng doanh nghiệp Nhà nước
Lãnh đạo các bộ, ngành tham dự hội nghị - Ảnh: VGP/Đình Hải

Về các kiến nghị của doanh nghiệp liên quan việc sửa đổi, thay thế Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (Luật số 69), chính sách tiền lương, công tác cán bộ, Thủ tướng nêu rõ tinh thần sửa đổi, bổ sung các quy định là xem xét, đánh giá hiệu quả tổng thể của doanh nghiệp, chấp nhận rủi ro; giao mục tiêu, không cầm tay chỉ việc, còn làm thế nào để đạt mục tiêu thì các chủ thể phải huy trí tuệ, năng động, sáng tạo và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình, nếu làm sai thì xử lý.

Về kiến nghị liên quan nguồn vốn cho các doanh nghiệp, Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng, đề xuất chính sách chung, các bộ ngành cùng làm với doanh nghiệp; tinh thần là cái gì có lợi chung thì phải làm, lợi ích hài hòa giữa Nhà nước, doanh nghiệp và Nhân dân…

Thủ tướng cũng đồng tình với đề xuất về tiếp tục đổi mới công tác cán bộ, tuyển dụng và sử dụng nhân tài tại các doanh nghiệp Nhà nước với cách tiếp cận, tư duy, phương pháp luận mới.

Thủ tướng khẳng định tinh thần tiếp thu các ý kiến của doanh nghiệp tại hội nghị để hoàn thiện thể chế, tạo điều kiện thuận lợi về vốn, hạ tầng, cùng quản trị thông minh, tháo gỡ cơ chế về con người, cán bộ… cho các doanh nghiệp.

"Các doanh nghiệp phải phát huy tinh thần yêu nước, khát vọng, góp phần đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững; phải nhìn xa trông rộng, nghĩ sâu làm lớn với cách tiếp cận thực tiễn, phản ứng linh hoạt, phù hợp, hiệu quả với tình hình thực tế diễn biến rất nhanh. Trong bối cảnh cả nước tăng tốc, bứt phá để về đích, thì doanh nghiệp phải tăng tốc, bứt phá và về đích sớm hơn các chủ thể khác", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

P.Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thu hút đầu tư có chọn lọc: Hướng tới lợi ích bền vững cho Hà Nội và người dân

Thu hút đầu tư có chọn lọc: Hướng tới lợi ích bền vững cho Hà Nội và người dân

Là người dân đang sinh sống và gắn bó với Hà Nội, chúng tôi luôn ủng hộ chủ trương thu hút đầu tư để thúc đẩy sự phát triển của Thủ đô. Tuy nhiên, từ thực tiễn và những bài học trong quá trình phát triển đô thị, chúng tôi tin rằng việc thu hút này phải thực sự có chọn lọc và mang lại giá trị bền vững cho Thành phố. Đây là một trong những kỳ vọng quan trọng mà chúng tôi muốn gửi gắm vào Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII.
Phát triển du lịch sáng tạo và trải nghiệm: Giữ gìn "chất" Hà Nội trong dòng chảy hội nhập

Phát triển du lịch sáng tạo và trải nghiệm: Giữ gìn "chất" Hà Nội trong dòng chảy hội nhập

Việc định hướng phát triển du lịch sáng tạo và trải nghiệm trong Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII là một hướng đi rất đúng đắn và tiềm năng. Tuy nhiên, bên cạnh sự kỳ vọng, người dân chúng tôi cũng có một mối quan tâm sâu sắc: Làm sao để du lịch, dù phát triển mạnh mẽ và sáng tạo đến đâu, vẫn giữ được nét văn hóa đặc trưng của Hà Nội, tránh nguy cơ thương mại hóa quá mức làm mất đi cái "chất" riêng, sự thanh lịch, tinh tế vốn có của Thủ đô.
Khi phái đẹp ủng hộ xử phạt nặng các "ma men"

Khi phái đẹp ủng hộ xử phạt nặng các "ma men"

Tối 17/7, lực lượng Cảnh sát Giao thông (CSGT) Hà Nội đã tiếp tục triển khai quyết liệt kiểm tra nồng độ cồn trên nhiều tuyến phố, mang lại sự phấn khởi và đồng tình mạnh mẽ từ đông đảo người dân, đặc biệt là các chị em phụ nữ. Những hình ảnh xử phạt không khoan nhượng đối với các trường hợp vi phạm nồng độ cồn là lời cảnh tỉnh cho những "ma men" coi thường tính mạng bản thân và người khác.
Xã Thượng Phúc chăm lo sức khỏe người có công với cách mạng bằng việc làm thiết thực

Xã Thượng Phúc chăm lo sức khỏe người có công với cách mạng bằng việc làm thiết thực

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), xã Thượng Phúc đã phối hợp với Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tổ chức chương trình khám bệnh, tư vấn sức khoẻ, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho 150 đối tượng chính sách, người có công với cách mạng trên địa bàn xã.
Hà Nội chủ động phòng cháy giữa nắng nóng

Hà Nội chủ động phòng cháy giữa nắng nóng

Thời tiết nắng nóng kéo dài khiến nguy cơ cháy nổ tại Hà Nội tăng cao. Trước tình hình đó, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) cùng chính quyền các cấp đang chủ động triển khai nhiều giải pháp để bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản người dân.
Phường Nghĩa Đô tập huấn phòng cháy, chữa cháy cho người dân

Phường Nghĩa Đô tập huấn phòng cháy, chữa cháy cho người dân

Ngày 18/7, Ủy ban nhân dân phường Nghĩa Đô phối hợp cùng Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) Công an thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn phổ biến pháp luật, tập huấn nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trên địa bàn năm 2025.
Đại hội Chi bộ MTTQ Việt Nam phường Đống Đa: Đoàn kết, đổi mới vì sự phát triển địa phương

Đại hội Chi bộ MTTQ Việt Nam phường Đống Đa: Đoàn kết, đổi mới vì sự phát triển địa phương

Chi bộ cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phường Đống Đa đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là sự kiện quan trọng, mở đầu cho chuỗi Đại hội chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ quan Đảng phường Đống Đa, nhằm đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho giai đoạn mới, hướng tới xây dựng Chi bộ vững mạnh, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của địa phương.

Tin khác

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên Khai mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên Khai mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 18/7, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị.
Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng

Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng

Qua rà soát mới nhất, đến nay cả nước có 2.981 dự án tồn đọng, kéo dài nhiều năm, với giá trị, nguồn lực rất lớn của xã hội đang bị lãng phí. Các dự án tồn đọng, các vướng mắc về pháp lý liên quan quản lý, sử dụng đất đai, quy hoạch…
Bộ Ngoại giao lên tiếng vụ khách Hàn Quốc đánh người phụ nữ Việt Nam

Bộ Ngoại giao lên tiếng vụ khách Hàn Quốc đánh người phụ nữ Việt Nam

Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 17/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi về vụ việc 2 phụ nữ Hàn Quốc hành hung người Việt tại quán chụp ảnh.
Cảnh giác trước lời mời ra nước ngoài làm việc nhẹ lương cao

Cảnh giác trước lời mời ra nước ngoài làm việc nhẹ lương cao

Đại diện Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam cần tỉnh táo trước những lời mời chào ra nước ngoài làm việc nhẹ lương cao, không yêu cầu về bằng cấp, trình độ, không có hợp đồng ký kết, không thông qua doanh nghiệp, không thông qua tổ chức phái cử lao động.
Bộ Chính trị thi hành kỷ luật cán bộ

Bộ Chính trị thi hành kỷ luật cán bộ

Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm; theo quy định của Đảng về kỷ luật đảng viên vi phạm, Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo đồng chí Đỗ Đức Duy và trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, xử lý kỷ luật đồng chí Nguyễn Thị Kim Tiến theo thẩm quyền.
Không để chậm trễ, ách tắc thủ tục hành chính sau sắp xếp tổ chức bộ máy

Không để chậm trễ, ách tắc thủ tục hành chính sau sắp xếp tổ chức bộ máy

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 110/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết của Trung ương, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính.
Người dân được khai thác thông tin miễn phí trên Cổng Pháp luật quốc gia

Người dân được khai thác thông tin miễn phí trên Cổng Pháp luật quốc gia

Bộ Tư pháp đã ban hành Quy chế tạm thời quản lý, vận hành, khai thác Cổng pháp luật quốc gia (tên miền: https://phapluat.gov.vn). Theo đó, tổ chức, cá nhân có nhu cầu được khai thác thông tin miễn phí trên Cổng Pháp luật quốc gia, trừ chuyên mục AI pháp luật.
Mục tiêu tăng trưởng 8,3 - 8,5% năm 2025 không phải là "mục tiêu bất khả thi"

Mục tiêu tăng trưởng 8,3 - 8,5% năm 2025 không phải là "mục tiêu bất khả thi"

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 gồm các mục tiêu chủ yếu: Ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát khoảng dưới 4,5%, tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 đạt từ 8,3 - 8,5% và năm 2026 đạt 10% trở lên, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Tổng đầu tư xã hội năm 2025 khoảng 2,8 triệu tỷ đồng… Đây là mục tiêu rất khó và có nhiều thách thức rất lớn nhưng không thể không làm và mục tiêu này cũng không phải mục tiêu bất khả thi.
Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ

Chiều ngày 15/7, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương cùng đoàn đại biểu đã về Nghệ An dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ.
MC Hoàng Linh bị xử phạt 107,5 triệu đồng vì vi phạm về quảng cáo

MC Hoàng Linh bị xử phạt 107,5 triệu đồng vì vi phạm về quảng cáo

Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết, Cục đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 312/QĐ-XPHC đối với bà Nguyễn Hoàng Linh (MC Hoàng Linh), do có sai phạm trong hoạt động quảng cáo.
Xem thêm
Phiên bản di động