-->

Đơn giản hóa ít nhất 30% thủ tục hành chính cho doanh nghiệp

Sáng 27/2, diễn ra Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với doanh nghiệp Nhà nước với chủ đề "Nhiệm vụ, giải pháp góp phần tăng trưởng kinh tế 2 con số, phát triển đất nước nhanh và bền vững".
Gắn kết doanh nghiệp và người lao động từ hoạt động chăm lo Thương hiệu chăm sóc gia đình Singapore gia nhập thị trường Việt Nam với chiến lược mở rộng thị trường

Sẽ bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết

Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc cho biết, mục tiêu đặt ra trong năm nay là đạt mức tăng trưởng tối thiểu 8% GDP.

Tại hội nghị, Thường trực Chính phủ sẽ làm việc với các doanh nghiệp Nhà nước để lắng nghe, trao đổi, thảo luận về cơ chế, chính sách và các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

Mục tiêu là khai thác tối đa các nguồn lực, đổi mới động lực tăng trưởng và thúc đẩy những động lực tăng trưởng mới, góp phần đưa nền kinh tế tăng tốc, bứt phá trong năm 2025, hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.

"Cần thẳng thắn nêu lên những khó khăn, vướng mắc cũng như những vấn đề cần sự hỗ trợ từ Chính phủ để tạo thêm động lực cho doanh nghiệp Nhà nước trong việc thúc đẩy sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn", Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh.

Đơn giản hóa ít nhất 30% thủ tục hành chính cho doanh nghiệp
Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc phát biểu khai mạc Hội nghị - Ảnh: VGP/Đình Hải

Phó Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp Nhà nước mạnh dạn đề xuất những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại để Chính phủ có thể tập trung tháo gỡ. Với những vấn đề thuộc thẩm quyền, Chính phủ sẽ trực tiếp giải quyết; đối với những vấn đề vượt thẩm quyền, chúng tôi sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý kịp thời.

Mục tiêu đặt ra là: Ít nhất 30% thủ tục hành chính sẽ được đơn giản hóa hoặc cắt giảm; chi phí sản xuất, kinh doanh giảm khoảng 3%; các chi phí khác như chi phí tuân thủ quy định, chi phí không chính thức cũng cần được giảm thiểu; ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết sẽ bị bãi bỏ.

"Chúng ta cần phấn đấu để trong vòng 2 - 3 năm tới, môi trường đầu tư của Việt Nam nằm trong nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN", Phó Thủ tướng cho biết.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các doanh nghiệp Nhà nước cần đưa ra giải pháp để phát huy vai trò tiên phong, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các tập đoàn, tổng công ty tư nhân lớn trong các lĩnh vực mà đất nước đang cần.

Những lĩnh vực trọng yếu này bao gồm năng lượng tái tạo, công nghiệp công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo (AI), chuyển đổi số, cũng như các ngành kinh tế đổi mới sáng tạo nhằm thúc đẩy mô hình tăng trưởng mới. Đặc biệt, cần tập trung vào việc khai thác và phát huy những động lực tăng trưởng mới, tạo đột phá về công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Các doanh nghiệp Nhà nước cũng cần thể hiện trách nhiệm xã hội thông qua các chương trình hỗ trợ cộng đồng như xóa bỏ nhà tạm, nhà dột nát, phát triển nhà ở xã hội, đồng hành cùng người dân trong phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai.

Đơn giản hóa ít nhất 30% thủ tục hành chính cho doanh nghiệp
Lãnh đạo các bộ, ngành tham dự Hội nghị - Ảnh: VGP/Đình Hải

"Chính phủ mong muốn lắng nghe những hiến kế cụ thể để Chính phủ có thể triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% trong năm 2025", Phó Thủ tướng nói và khẳng định, Chính phủ cam kết luôn sát cánh, đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Nhà nước nói riêng, sẵn sàng hỗ trợ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư.

Doanh nghiệp chắc chắn phải vươn ra nước ngoài

Tại hội nghị, ông Lê Ngọc Sơn, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) cho biết, năm 2024, doanh thu của tập đoàn lần đầu vượt 1 triệu tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước đạt 165.600 tỷ đồng; đầu tư đạt trên 38.000 tỷ đồng, tăng 49% so với năm 2023.

Đến hết năm 2024, Petrovietnam đã hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu tài chính kế hoạch 5 năm 2021 - 2025 và vượt từ 6-32% so với kế hoạch Thủ tướng giao. Dự kiến hết năm 2025, PVN sẽ hoàn thành và vượt toàn diện 13/13 chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm.

Nêu kiến nghị với Thường trực Chính phủ, ông Lê Ngọc Sơn cho rằng, cần sự hỗ trợ của Chính phủ, các bộ, ngành để thể chế hóa thành các cơ chế, chính sách cụ thể mà trước hết là sửa đổi ngay trong điều lệ và quy chế tài chính của Petrovietnam.

Đơn giản hóa ít nhất 30% thủ tục hành chính cho doanh nghiệp
Ông Lê Ngọc Sơn, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Đình Hải

Đối với các quy định về phân cấp, chủ trương đầu tư tại dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, ông Sơn mong muốn có phân cấp rõ ràng theo số tuyệt đối hoặc theo tỉ lệ trên vốn điều lệ và phân cấp mạnh hơn cho doanh nghiệp.

Từ đây, Petrovietnam đề xuất theo một trong 3 phương án. Thứ nhất, doanh nghiệp quyết định đầu tư đối với tổng mức đầu tư đến 5.000 tỷ đồng, hoặc 50% vốn điều lệ. Thứ 2, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định chủ trương đầu tư đến 10.000 tỷ đồng. Thứ 3, Thủ tướng Chính phủ chủ trương đầu tư trên 10.000 tỷ đồng.

Lãnh đạo tập đoàn cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ ủy quyền phê duyệt đối với một số vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí.

Ông Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp viễn thông Quân đội (Viettel) cho hay, muốn tăng trưởng 8% và tăng trưởng 2 con số trong các năm tiếp theo, cần có những cái mới và phải được đầu tư ngay từ bây giờ. Các công trình nghiên cứu có thể thành công hay không thì ngay từ bây giờ, cần có thử nghiệm, đánh giá, cần có những doanh nghiệp mạnh dạn áp dụng cái mới.

Viettel cho rằng chắc chắn phải vươn ra nước ngoài, điều này không hề dễ và cần có sự hỗ trợ từ Chính phủ.

Cũng phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Anh Tuấn - Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, với mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên theo Nghị quyết số 25 của Chính phủ, tập đoàn dự kiến nhu cầu điện sẽ tăng trưởng tương ứng 12-13% so với năm 2024.

Đơn giản hóa ít nhất 30% thủ tục hành chính cho doanh nghiệp
Ông Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm TGĐ Tập đoàn công nghiệp viễn thông Quân đội (Viettel) phát biểu - Ảnh: VGP/Đình Hải

"Đây là thách thức rất lớn với EVN nói riêng và các doanh nghiệp tham gia vào ngành điện nói chung trong việc đảm bảo cung ứng đủ điện trong năm 2025 và các năm tới", ông Tuấn nói.

Ông Tuấn cho biết, EVN đã chủ động xây dựng và chuẩn bị sẵn sàng các phương án cung ứng đủ điện trong trường hợp nhu cầu điện năm 2025 tăng trưởng 12-13% tương ứng với mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên.

Đồng thời, tập đoàn cũng tiếp tục đổi mới toàn diện, sắp xếp tổ chức bộ máy của toàn EVN theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Tại hội nghị này, Tổng Giám đốc EVN nêu kiến nghị về việc Chính phủ sớm hiện thực hóa, đổi mới và cải cách thể chế pháp luật, có cơ chế chính sách, tạo không gian phát triển mới cho các doanh nghiệp Nhà nước.

"Riêng lĩnh vực về phân cấp đầu tư, có thể xem xét theo Luật Doanh nghiệp. Vì hiện nay các dự án của EVN phần lớn là trên 5.000 tỷ đồng, những dự án dưới 5.000 tỷ đồng rất ít, nên có thể xem xét tạo điều kiện hợp lý cho doanh nghiệp để doanh nghiệp chủ động trong đầu tư sản xuất", ông Tuấn nói.

Đặc biệt, việc đổi mới theo Nghị quyết phát triển khoa học và công nghệ, lãnh đạo EVN cho hay hiện nay EVN rất muốn đồng hành cùng với Viettel, VNPT hay FPT để thực hiện chuyển đổi số.

"Tuy nhiên, còn những quy định trong Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư khiến cho việc hợp tác chưa được cụ thể. Vì thế chúng tôi mong muốn, cần có quy định rõ ràng trong thể chế để thực hiện việc hợp tác trên", ông Tuấn nói thêm.

Tập trung xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Ông Đặng Sỹ Mạnh, Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết năm 2025, ngoài việc tăng tốc, bứt phá, về đích của nhiệm kỳ, còn là năm Tổng Công ty tập trung cao độ để triển khai thực hiện các nội dung liên quan về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Phát huy những thành quả đạt được trong thời gian qua, Tổng công ty sẽ tập trung thực hiện nhóm giải pháp cho đường sắt hiện hữu về vận tải, công nghiệp, hạ tầng, khai thác tài sản…

Đơn giản hóa ít nhất 30% thủ tục hành chính cho doanh nghiệp
Ông Đặng Sỹ Mạnh, Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Đình Hải

Đặc biệt, về nhóm giải pháp cho đường sắt mới, đường sắt tốc độ cao, ngoài việc phối hợp chặt chẽ với cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải triển khai Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và các dự án đường sắt khác; Tổng công ty cần tập trung triển khai ngay các nhiệm vụ tại các Nghị quyết 172, 187 của Quốc Hội, đó là:

"Tổng công ty Đường sắt Việt nam tiếp nhận quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng và tổ chức vận hành, khai thác; huy động các doanh nghiệp khác đầu tư phương tiện; tiếp tục tái cơ cấu, xây dựng mô hình quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng bảo đảm thống nhất, hiện đại, hiệu quả; tham gia phát triển công nghiệp đường sắt".

Qua nghiên cứu quy mô thị trường đường sắt, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, sau khi làm việc với các đối tác liên quan trong và ngoài nước; Tổng công ty đề xuất việc xây dựng và phê duyệt sớm 3 đề án: Đề án tái cơ cấu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam theo hướng có các tổng công ty con về hạ tầng, vận tải, công nghiệp, và học viện đào tạo. Với năng lực phù hợp để xứng tầm với một doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, thực hiện nhiệm vụ mà Nghị quyết 172, 187 của Quốc hội đã giao.

Đề án đào tạo phát triển nguồn nhân lực đường sắt cả cho đường sắt tốc độ cao, đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và đường sắt Đô thị: Dự kiến nhu cầu nhân lực cho công tác quản lý, khai thác, bảo trì tuyến đường sắt mới là 16.000 lao động với chi phí đào tạo dự kiến 10.000 tỷ đồng;

Đề án về phát triển công nghiệp và chuyển giao công nghệ: Dự kiến nhu cầu đóng mới thiết bị phương tiện đầu máy toa xe giai đoạn 2030 - 2050 cho Đường sắt hiện tại, các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao, đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng như sau: 261 đầu máy, 1.100 toa xe đường sắt tốc độ cao, 1.000 toa xe khách, 7.000 toa xe hàng, 1.500 toa xe đường sắt đô thị…

Theo lãnh đạo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam rất cần 1 đề án phát triển công nghiệp cho tất cả các loại hình đường sắt. Năm 2025, Tổng công ty mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện Chính phủ, Thủ tướng chính phủ, các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương; sự phối hợp, hợp tác chặt chẽ, hiệu quả của các tập đoàn, doanh nghiệp, các địa phương nơi có đường sắt đi qua…

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, doanh nghiệp nhà nước nắm giữ nguồn lực lớn về vốn, tài sản, công nghệ, nhân lực chất lượng cao, đóng góp đáng kể vào ngân sách Nhà nước.

Trong giai đoạn 2021 - 2023, các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước duy trì nắm giữ khoảng 7% tổng tài sản và 10% vốn chủ sở hữu của toàn bộ doanh nghiệp trên thị trường.

Các doanh nghiệp Nhà nước đóng góp khoảng 28% thu ngân sách Nhà nước; thu hút khoảng 0,7 triệu lao động, chiếm khoảng 7,3% lao động của toàn bộ khu vực doanh nghiệp.

Năm 2024, tổng doanh thu của doanh nghiệp Nhà nước ước đạt 1.659.034 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2023. Kế hoạch năm 2025 là 1.085.441 tỷ đồng. Lãi phát sinh trước thuế thu nhập doanh nghiệp ước đạt 126.647 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2023. Kế hoạch năm 2025 là 109.339 tỷ đồng. Thuế và các khoản đã nộp ngân sách Nhà nước năm 2024 là 102.778 tỷ đồng.

Ngân Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 dự báo nắng nóng diện rộng

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 dự báo nắng nóng diện rộng

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài tới 5 ngày. Thời điểm này cũng trùng với giai đoạn giao mùa ở miền Bắc và miền Trung, do đó thời tiết trên cả nước sẽ có nhiều biến động đáng chú ý, đặc biệt là một đợt nắng nóng diện rộng ngay trước kỳ nghỉ.
Real Madrid vs Arsenal: Khi “Vua châu Âu” lâm nguy trước một Arsenal đầy bản lĩnh

Real Madrid vs Arsenal: Khi “Vua châu Âu” lâm nguy trước một Arsenal đầy bản lĩnh

Nhận định bóng đá trận Real Madrid vs Arsenal diễn ra vào lúc 02h00 ngày 17/4 trong khuôn khổ tứ kết lượt về Champions League 2024/25.
Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Ngày 8/5/2025, núi Bà Đen đón hàng nghìn đại biểu đến từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trong Đại lễ Phật Đản Vesak Liên Hợp Quốc 2025. Nhiều nghi lễ mang tính lịch sử sẽ được tổ chức ngày này.
Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 2059/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/4: Nắng nóng 32 độ C

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/4: Nắng nóng 32 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 16/4, khu vực Hà Nội đêm không mưa, ngày nắng. Nhiệt độ cao nhất: 30-32 độ.
Công đoàn huyện Quốc Oai tập trung tổ chức hiệu quả các hoạt động trong Tháng Công nhân

Công đoàn huyện Quốc Oai tập trung tổ chức hiệu quả các hoạt động trong Tháng Công nhân

Bám sát chủ đề “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới”, trong Tháng Công nhân năm 2025, các cấp Công đoàn huyện Quốc Oai tiếp tục tổ chức các hoạt động đang phát huy hiệu quả tại địa phương, đơn vị, doanh nghiệp, được đông đảo đoàn viên Công đoàn, công nhân, viên chức, lao động đón nhận, được các cấp ủy đảng, chính quyền, người sử dụng lao động quan tâm, ủng hộ.
Hơn 60 doanh nghiệp tham gia kết nối cung cầu hàng hóa tại Hưng Yên

Hơn 60 doanh nghiệp tham gia kết nối cung cầu hàng hóa tại Hưng Yên

Ngày 15/4, tại thành phố Hưng Yên (Hưng Yên), Phòng Kinh tế, hạ tầng và Đô thị (UBND thành phố Hưng Yên) phối hợp với tập đoàn Central Retail Việt Nam tổ chức Hội nghị kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tiêu biểu thành phố Hưng Yên năm 2025. Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 60 doanh nghiệp, Hợp tác xã (HTX), chủ thể OCOP, hộ kinh doanh, làng nghề… trên địa bàn tỉnh Hưng Yên tham dự.

Tin khác

Vinh danh 23 tác phẩm báo chí xuất sắc viết về bảo hiểm năm 2024

Vinh danh 23 tác phẩm báo chí xuất sắc viết về bảo hiểm năm 2024

Ngày 15/4, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV) tổ chức lễ trao Giải Báo chí về Bảo hiểm năm 2024, vinh danh 23 tác giả có tác phẩm xuất sắc và chính thức phát động Giải Báo chí về Bảo hiểm năm 2025.
Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Nhân dịp Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 đến ngày 15/4/2025, lãnh đạo hai nước đã ra Tuyên bố chung.
Ban Bí thư chỉ định ông Trần Quang Lâm tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM nhiệm kỳ 2020 - 2025

Ban Bí thư chỉ định ông Trần Quang Lâm tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM nhiệm kỳ 2020 - 2025

Ông Trần Quang Lâm, 52 tuổi, Giám đốc Sở Giao thông công chánh Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) được Ban Bí thư chỉ định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Chi tiết diện tích và quy mô dân số của 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Chi tiết diện tích và quy mô dân số của 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 759 phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Bộ Chính trị hướng dẫn cách chọn nhân sự cấp tỉnh và xã khi sáp nhập

Bộ Chính trị hướng dẫn cách chọn nhân sự cấp tỉnh và xã khi sáp nhập

Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký ban hành Kết luận 150, hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới.
Kế hoạch sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Kế hoạch sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW ban hành Kế hoạch số 47-KH/BCĐ về thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và tổ chức hệ thống chính quyền địa phương 2 cấp.
Sớm trình Bộ Chính trị Đề án phát triển kinh tế tư nhân

Sớm trình Bộ Chính trị Đề án phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế tư nhân phải đồng thời gắn với tái cơ cấu lại nền kinh tế, đầu tư nước ngoài, tái cơ cấu lại doanh nghiệp và thị trường.
Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị mới về đại hội đảng bộ các cấp

Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị mới về đại hội đảng bộ các cấp

Ngày 14/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Chỉ thị số 45-CT/TW (Chỉ thị số 45) của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Chiều 14/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, ngay sau Lễ đón chính thức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiến hành hội đàm với đồng chí Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính

Chiều 14/4, tiếp tục thực hiện chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính (thay thế Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030).
Xem thêm
Phiên bản di động