--> -->

Thu phí lòng đường, vỉa hè tại thành phố Hồ Chí Minh: Công bằng và minh bạch vì Thành phố văn minh

Nhiều người dân kỳ vọng sau khi HĐND TP.HCM thông qua Đề án thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn TP.HCM, không chỉ góp phần lập lại trật tự và mỹ quan đô thị mà những người mưu sinh trên vỉa hè cũng được ổn định.
Công an thành phố Hồ Chí Minh: Xuất quân đảm bảo trật tự an toàn giao thông Thành phố Hồ Chí Minh sắp xếp khu phố - ấp: Hoàn thiện hệ thống chính trị cơ sở

Thu phí vỉa hè từ đầu năm 2024

Tại kỳ họp thứ 11 ngày 19/9, HĐND TP.HCM khóa X đã thông qua nghị quyết về mức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn. TP.HCM sẽ chính thức thu phí từ ngày 1/1/2024.

Theo đó, có 5 trường hợp được tạm dùng vỉa hè và đóng phí, gồm: Điểm tổ chức kinh doanh dịch vụ, mua, bán hàng hóa; điểm trông giữ xe có thu tiền dịch vụ trông giữ xe; tổ chức hoạt động văn hóa và điểm giữ xe phục vụ hoạt động văn hóa; điểm bố trí công trình, tiện ích phục vụ giao thông công cộng có thu tiền sử dụng, lắp đặt các công trình tạm; điểm trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng để phục vụ thi công công trình.

Thu phí lòng đường, vỉa hè tại thành phố Hồ Chí Minh: Công bằng và minh bạch vì Thành phố văn minh
TP.HCM sẽ chính thức thu phí vỉa hè từ ngày 1/1/2024.

Có 3 trường hợp được sử dụng tạm thời một phần lòng đường và đóng phí, gồm: Tổ chức sự kiện văn hóa và trông, giữ xe ôtô phục vụ sự kiện; điểm trung chuyển rác thải sinh hoạt của doanh nghiệp vệ sinh môi trường đô thị; bố trí điểm trông giữ xe máy, môtô, xe đạp có thu tiền.

Mức phí được dựa trên giá đất bình quân tại 5 khu vực, các tuyến đường ở trung tâm cao hơn ngoại thành. Trong đó, mức thấp nhất cho hoạt động giữ xe là 50.000 đồng, cao nhất 350.000 đồng/m2/tháng. Các hoạt động khác áp dụng 20.000-100.000 đồng/m2/tháng. Toàn bộ số tiền phí thu được nộp vào ngân sách và được sử dụng có mục tiêu phục vụ hoạt động thu phí và công tác quản lý, bảo trì, khai thác lòng đường, hè phố.

Về các bước sau khi HĐND TP.HCM thông qua đề án thu phí vỉa hè và lòng đường, ông Ngô Hải Đường, Trưởng phòng Quản lý khai thác hạ tầng giao thông đường bộ (Sở GTVT) cho biết, sau khi UBND TP.HCM ban hành kế hoạch thực hiện nghị quyết triển khai thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn TP.HCM, Sở GTVT và UBND cấp huyện sẽ tiến hành rà soát, ban hành danh mục các tuyến đường đủ điều kiện sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố với các chức năng, hoạt động cụ thể.

Đối với các hoạt động tổ chức kinh doanh dịch vụ, mua, bán hàng hóa; điểm trông giữ xe có thu tiền dịch vụ trông giữ xe, các địa phương có trách nhiệm rà soát trên địa bàn được giao quản lý các hè phố đủ điều kiện để tổ chức, xác định phạm vi, lựa chọn và công bố danh mục các vị trí hè phố được phép tổ chức các hoạt động tạm thời để xây dựng phương án tổ chức thực hiện có lộ trình phù hợp với thực tế, đặc thù đô thị của từng khu vực trên địa bàn quản lý.

Về đơn vị thu phí, Sở GTVT thu phí lòng đường đối với các tuyến đường do Sở quản lý, UBND cấp huyện thu phí lòng đường, vỉa hè đối với các tuyến đường theo phân cấp quản lý. Việc thu phí thực hiện đồng thời khi cơ quan chức năng chấp thuận phương án hoặc cấp phép sử dụng, thanh toán thông qua nền tảng công nghệ, hạn chế tối đa việc sử dụng tiền mặt.

Phải có sự đồng thuận của người dân

Theo ông Ngô Hải Đường, không phải tuyến đường nào trên địa bàn TP.HCM cũng kinh doanh, cho thuê, mà phải đủ các điều kiện. Khi tuyến đường đó đủ điều kiện thì quận, huyện mới khảo sát, đưa ra lộ trình, biện pháp triển khai thực hiện thu phí vỉa hè, lòng đường. Trước khi cho thuê vỉa hè, quận, huyện phải lấy ý kiến của chủ nhà.

Theo đó, việc sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè để thu phí phải đảm bảo nguyên tắc chung và phải được ưu tiên cho mục đích giao thông. Trường hợp sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè phải bảo đảm các nguyên tắc như không gây mất trật tự an toàn giao thông; phần vỉa hè còn lại dành cho người đi bộ tối thiểu từ 1,5 m; phần lòng đường còn lại đủ bố trí tối thiểu 2 làn xe ô tô cho một chiều lưu thông...

“Trong thực hiện thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố, nguyên tắc đồng thuận của người dân được đặt lên cao nhất, tránh mâu thuẫn lợi ích giữa người cho thuê và người khai thác”, ông Đường cho biết và lưu ý toàn bộ (100%) khoản thu phí vỉa hè, lòng đường nộp vào ngân sách, chủ nhà không được chia khoản phí này.

Liên quan đến vấn đề này, anh Đặng Văn Khởi (ngụ quận Gò Vấp) cho biết, suốt nhiều năm qua, ngày nào anh cũng kê một số bàn ghế ở vỉa hè trên đường Phạm Văn Đồng để phục vụ khách đến quán cà phê của anh. Phần vỉa hè trước nhà đó cũng chính là nơi "nuôi sống" gia đình anh suốt nhiều năm qua.

Anh Khởi cho biết, sau khi đường Phạm Văn Đồng được mở rộng lên 12 làn xe, vỉa hè thông thoáng, bà con ở khu vực này tranh thủ mở hàng quán buôn bán, nhưng việc này là vi phạm pháp luật do lấn chiếm vỉa hè, nên thường xuyên bị trật tự đô thị của phường xử phạt. "Tôi rất sẵn lòng đóng phí để được kinh doanh buôn bán, khi đó tôi không còn lo sợ bị xử phạt như trước đây nữa", anh Khởi cho biết.

Do khu vực muốn thuê vỉa hè của anh Khởi ở quận Gò Vấp, nên mức phí được áp dụng ở khu vực 3 với mức giá từ 20.000-60.000 đồng/m2/tháng. Anh Khởi cho biết, đây là mức phí hợp lý và không quá cao, và nguồn thu này được dùng để chỉnh trang vỉa hè nên cũng rất hợp tình hợp lý.

Đồng quan điểm trên, chị Ngô Thị Đào (ngụ quận 3) cho biết, chị bán hàng trên vỉa hè đường Võ Văn Tần hơn chục năm qua và thường xuyên bị nhắc nhở, thậm chí không ít lần còn bị tịch thu bàn ghế vì buôn bán gây cản trở lối đi trên vỉa hè. "Tôi có nghe thông tin Thành phố sẽ thu phí sử dụng vỉa hè, lòng đường nhưng không biết cụ thể như thế nào. Tôi mong sớm được đóng phí để yên tâm buôn bán, không còn phải chịu cảnh hốt đồ bỏ chạy nữa", chị Đào nói.

Anh Trần Văn Hùng, chủ một quán ăn tại đường Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1) cho biết, rất ủng hộ chủ trương thu phí sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường, tuy nhiên kế hoạch cần được triển khai cụ thể chi tiết. Đồng thời, anh Hùng cũng mong muốn việc thu phí diễn ra công khai để người dân dễ dàng nắm bắt, cân nhắc các điều kiện về giá cả và địa điểm.

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ảo tưởng quyền lực mạng: Cái giá phải trả cho những TikToker “ngông cuồng”

Ảo tưởng quyền lực mạng: Cái giá phải trả cho những TikToker “ngông cuồng”

Thời gian gần đây, dư luận xôn xao trước việc hàng loạt TikToker sở hữu lượng người theo dõi “khủng” bất ngờ bị lực lượng chức năng “sờ gáy” và xử lý theo quy định pháp luật. Những cái tên như Lê Việt Hùng hay Mai Văn Dưỡng (Dưỡng Dướng Dường) là những ví dụ điển hình, cho thấy “thế giới ảo” không phải là vùng đất “miễn nhiễm” với pháp luật, và sự nổi tiếng trên mạng xã hội không đồng nghĩa với quyền lực vượt ra ngoài khuôn khổ đời thực.
Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: "Xây" nên những điển hình tiên tiến từ các phong trào thi đua

Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: "Xây" nên những điển hình tiên tiến từ các phong trào thi đua

Giai đoạn 2020 - 2025, đã có hơn 3.500 sáng kiến kinh nghiệm, cải tiến kỹ thuật được ứng dụng trong sản xuất kinh doanh; 280 sáng kiến sáng tạo được Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội biểu dương khen thưởng; 121 sáng kiến tiêu biểu được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội và UBND Thành phố biểu dương… Kết quả này đã thúc đẩy đoàn viên, người lao động hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước.
Hàng nghìn người ken đặc quanh Hồ Gươm chiêm bái Xá lợi Phật

Hàng nghìn người ken đặc quanh Hồ Gươm chiêm bái Xá lợi Phật

Sau khi được tôn trí tại chùa Quán Sứ, tối 13/5, Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni tiếp tục hành trình thiêng liêng qua trung tâm Hà Nội, đi qua các tuyến phố cổ kính và quanh Hồ Gươm - trái tim của Thủ đô.
Công đoàn quận Long Biên: Đậm nghĩa tình qua Chương trình “Cảm ơn người lao động”

Công đoàn quận Long Biên: Đậm nghĩa tình qua Chương trình “Cảm ơn người lao động”

Tháng Công nhân năm 2025 đã ghi dấu ấn đậm nét của Công đoàn quận Long Biên với chuỗi các hoạt động thiết thực, ý nghĩa dành cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn quận. Trong đó, Chương trình “Cảm ơn người lao động” và “Hát cho công nhân nghe” do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức đã trở thành điểm sáng nổi bật, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của tổ chức Công đoàn đối với người lao động - lực lượng nòng cốt, tiên phong trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước.
Khẩn trương chuẩn bị, tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh

Khẩn trương chuẩn bị, tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh

Chỉ còn hơn 20 ngày nữa là kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) năm học 2025 - 2026 tại Hà Nội sẽ chính thức diễn ra. Hiện, các đơn vị, địa phương đang khẩn trương chuẩn bị các điều kiện tổ chức nhằm bảo đảm kỳ thi diễn ra an toàn, không gây xáo trộn.
Những "người hùng" thầm lặng bảo vệ môi trường Thủ đô

Những "người hùng" thầm lặng bảo vệ môi trường Thủ đô

Tháng 5 là tháng tri ân, tôn vinh công nhân, người lao động đang ngày đêm cống hiến cho xã hội. Và giữa muôn vàn nghề nghiệp, có một công việc đặc biệt mà ít ai để ý, nhưng lại không thể thiếu trong nhịp sống đô thị: Công nhân vệ sinh môi trường. Hãy cùng chúng tôi theo chân những người công nhân môi trường - những “người hùng áo phản quang” - để hiểu hơn về công việc, cuộc sống và cả những trăn trở phía sau lớp bụi đường họ đi qua mỗi ngày của họ nhé!
Công an Hà Nội đình chỉ công tác cán bộ Công an phường Dương Nội bị tố đánh người

Công an Hà Nội đình chỉ công tác cán bộ Công an phường Dương Nội bị tố đánh người

Tối 13/5, Công an thành phố Hà Nội cho biết, đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ Nguyễn Đức Tâm - Công an phường Dương Nội (quận Hà Đông, Hà Nội), bị tố cáo hành hung một cô gái để điều tra, xác minh. Nếu có vi phạm, cơ quan chức năng sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Tin khác

Kiên quyết xử lý vi phạm về đất đai, trật tự đô thị

Kiên quyết xử lý vi phạm về đất đai, trật tự đô thị

Ủy ban nhân dân phường (UBND) Phú Thượng (quận Tây Hồ) đã chỉ đạo các đơn vị chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong quản lý đất đai, trật tự đô thị, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm theo đúng quy định.
Nỗ lực "siết chặt" kỷ cương đô thị xung quanh bệnh viện

Nỗ lực "siết chặt" kỷ cương đô thị xung quanh bệnh viện

Tình trạng lấn chiếm vỉa hè, dừng đỗ phương tiện tùy tiện và kinh doanh trái phép tại khu vực xung quanh các bệnh viện lớn ở trung tâm Hà Nội đang ngày càng trở nên phổ biến. Không chỉ gây cản trở giao thông và mất mỹ quan đô thị, những vi phạm này còn tiềm ẩn nguy cơ cao về tai nạn và mất an toàn cho người dân. Trước thực trạng đó, lực lượng chức năng đã vào cuộc mạnh mẽ nhằm lập lại trật tự và xây dựng một môi trường đô thị văn minh, an toàn, thân thiện. Ghi nhận của phóng viên tại một số bệnh viện lớn trên địa bàn quận Đống Đa.
Nổ nồi hơi nấu sữa đậu nành ở Đồng Nai khiến hai người chết

Nổ nồi hơi nấu sữa đậu nành ở Đồng Nai khiến hai người chết

Trong lúc nấu sữa đậu nành để bán thì nồi hơi bị nổ khiến 2 người ở Đồng Nai lần lượt tử vong.
Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Ngay sau khi Báo Lao động Thủ đô đăng tải bài viết “Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè”, phản ánh tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè trên địa bàn phường, lực lượng Công an phường đã tổ chức ra quân tuyên truyền, nhắc nhở, ký cam kết và kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm.
Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè

Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè

Thành phố Hà Nội đã có chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong việc đảm bảo trật tự, văn minh và mỹ quan đô thị trên địa bàn Thành phố. Tuy nhiên, tại nhiều tuyến đường trên địa bàn phường Dương Nội (quận Hà Đông, Hà Nội), tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè vẫn diễn ra, gây bức xúc dư luận. Và câu hỏi đặt ra: Ban chỉ đạo 197 phường Dương Nội quên mất nhiệm vụ của mình hay sao mà để tình trạng này diễn ra triền miên như vậy?
Vỉa hè, lòng đường bị "bóp nghẹt" bởi tình trạng vi phạm trật tự đô thị

Vỉa hè, lòng đường bị "bóp nghẹt" bởi tình trạng vi phạm trật tự đô thị

Tình trạng vi phạm trật tự đô thị, đặc biệt là các hành vi như đỗ xe bừa bãi, chiếm dụng vỉa hè để kinh doanh hoặc làm nơi trông giữ xe trái phép, đang trở thành vấn đề nhức nhối tại nhiều đô thị lớn, điển hình là Hà Nội. Những hành vi này không chỉ làm mất mỹ quan đô thị mà còn gây cản trở giao thông, tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra tai nạn, nhất là đối với người đi bộ và các phương tiện tham gia lưu thông.
Hà Nội: Tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 - 1/5

Hà Nội: Tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 - 1/5

Dịp Lễ 30/4 và 1/5 hằng năm luôn là giai đoạn cao điểm về giao thông trên cả nước nói chung và tại Thủ đô Hà Nội nói riêng. Công an thành phố (CATP) Hà Nội đã chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) thông suốt, an toàn cho người dân trong dịp lễ quan trọng này.
“Bát nháo” xe khách: Kỳ 5: “Xe dù bến cóc” bủa vây Bến xe Mỹ Đình

“Bát nháo” xe khách: Kỳ 5: “Xe dù bến cóc” bủa vây Bến xe Mỹ Đình

Tình trạng xe khách hoạt động lộn xộn quanh khu vực Bến xe Mỹ Đình, đặc biệt trên tuyến đường Phạm Hùng lên tới khu vực cổng Đại học Ngoại ngữ, đã gây ra nhiều vấn đề về trật tự và an toàn giao thông. Mặc dù đã có những quy định pháp luật rất cụ thể về vấn đề dừng đỗ, đón trả khách, nhưng tình trạng này cứ lặp đi lặp lại không có hồi kết.
TP.HCM: Tạm dừng cập nhật biến động 1.386 thửa đất chuyển mục đích sai quy định ở Hóc Môn

TP.HCM: Tạm dừng cập nhật biến động 1.386 thửa đất chuyển mục đích sai quy định ở Hóc Môn

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có Văn bản số 9676/CSKT-Đ2 đề nghị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Hóc Môn, Văn phòng đăng ký đất đai TP.HCM và Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Hóc Môn tạm dừng cập nhật biến động đối với 1.386 thửa đất chuyển mục đích sử dụng không đúng quy định pháp luật theo Kết luận Thanh tra số 17/KL-TTTP-P3 ngày 25/6/2018 của Thanh tra TP.HCM và các báo cáo liên quan của UBND huyện Hóc Môn.
UBND xã Kim Chung huyện Hoài Đức: Cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng trên đất nông nghiệp

UBND xã Kim Chung huyện Hoài Đức: Cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng trên đất nông nghiệp

Sáng 11/4, Ủy ban nhân dân (UBND) xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội tiến hành cưỡng chế phá dỡ hai công trình xây dựng kiên cố trên đất nông nghiệp tại khu Sau Hàng, thôn Lai Xá.
Xem thêm
Phiên bản di động