--> -->

Thổ Chu – quần đảo hồi sinh

Đảo Thổ Chu thuộc xã Thổ Châu (huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) là vùng đất gắn liền với những câu chuyện bi thương đã đi vào lịch sử. Sau 45 năm kể từ cuộc thảm sát giữa quân Khmer Đỏ khiến hơn 500 người dân vô tội trên đảo thiệt mạng, hòn đảo tiền tiêu của tổ quốc đang trở mình hồi sinh mạnh mẽ.
tho chu quan dao hoi sinh Đổi thay trên xã đảo Tiên Hải
tho chu quan dao hoi sinh Mắt thần trên biển Tây Nam

Tàu 632 của Hải đội 511, Lữ đoàn 127 (Vùng 5 Hải quân) đưa chúng tôi cập cầu cảng Thổ Chu sau 8 giờ đồng hồ vượt sóng biển. Điều khiến chúng tôi ngạc nhiên ở Thổ Chu không chỉ là làn nước trong xanh của biển, những bãi cát trắng chạy dài uốn dưới những tán dừa nghiêng bóng, mà còn là sự đổi mới trên xã đảo xa xôi này. Nối từ cầu cảng, những ngả đường bê tông chạy dài tít tắp, sạch sẽ; trường mầm non, tiểu học, trạm y tế, bưu điện, nhà cửa khang trang… tạo nên diện mạo mới cho xã đảo Thổ Châu.

Xã đảo Thổ Châu gồm có 8 hòn đảo, trong đó Còn Thổ Chu là hòn đảo lớn nhất. Trước khi bị quân Khmer Đỏ chiếm đóng, Thổ Chu là hòn đảo thanh bình, bởi trong suốt hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, chiến sự hoàn toàn không lan tới vùng đảo này. Vì vậy, nhiều hộ dân tứ xứ đã ra đây để tìm sự an toàn và kiếm kế sinh nhai rồi bén duyên luôn với đảo.

tho chu quan dao hoi sinh
Đảo Thổ Chu với đường sá sạch đẹp, nhà cửa khang trang (Ảnh: Lê Thắm)

Ngày trước, người dân trên đảo sinh sống bằng nghề biển và nuôi trồng thủy sản. Một số người nhờ đó mà trở nên giàu có, cách đây mấy chục năm đã xây được nhà tường kiên cố trên đảo. Thế nhưng, mọi thành quả của người dân nơi đây đã bị phá hủy trong tay quân phản động Khmer Đỏ.

Ông Lê Trường Giang, một hộ dân sinh sống ngót 30 năm trên đảo Thổ Chu chia sẻ: Vào khoảng giữa tháng 5/1975, quân phản động Khmer Đỏ lén lút đổ bộ chiếm đóng trái phép đảo Thổ Chu. 500 người dân sinh sống ở đảo thời đó đã bị chúng bắt cóc đưa đi biệt tăm. Những người sống sót chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Trong một thời gian dà sau biến cố đau thương đó, không ai dám sinh sống trên đảo Thổ Chu. Phải đến năm 1993, chính quyền tỉnh Kiên Giang đưa 17 hộ dân đầu tiên ra đảo, rồi thêm nhiều hộ nữa tới định cư, Thổ Chu mới dần đông đúc.

tho chu quan dao hoi sinh
Trường học các cấp được xây dựng, trẻ em vui vẻ tới trường (Ảnh: Lê Thắm)

Ông Huỳnh Bình Khởi, nguyên Phó Chủ tịch UBND xã Thổ Châu cho biết, những ngày mới ra đảo, cuộc sống của người dân thiếu thốn nhiều bề. Thời điểm đó trên đảo thậm chí cái ăn cũng không có. Những hộ dân đầu tiên đến khai hoang, lập nghiệp trên hòn đảo đều sống nhờ vào sự cưu mang của bộ đội. Các hộ gia đình được chu cấp lương thực, thực phẩm để sinh sống. Tuy nhiên, ai nấy một lòng cùng hải quân, biên phòng chung tay xây dựng xã đảo, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc.

Từ vài chục hộ ban đầu, dân cư trên đảo Thổ Chu hiện phát triển lên tới 550 hộ, với hơn 2.210 nhân khẩu. Những năm qua, đặc biệt là từ sau khi thực hiện chương trình nông thôn mới, với sự quan tâm đầu tư lớn của Nhà nước, nhiều công trình dân sinh quan trọng như trường học các cấp, trạm y tế, bưu điện, trạm thu phát sóng… đã được xây dựng.

tho chu quan dao hoi sinh
Kinh tế biển phát triển (Ảnh: Lê Thắm)

Đặc biệt, với điều kiện tự nhiên thuận lợi, người dân sinh sống trên đảo Thổ Chu đang tích cực phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản, biến nơi đây trở thành một ngư trường quan trọng tại vùng biển Tây Nam Tổ quốc. Không chỉ vậy, đảo Thổ Chu còn có tiềm năng rất lớn về du lịch sinh thái với nhiều bãi tắm rất đẹp như Bãi Ngự, Bãi Dong… hàng năm thu hút hàng vạn lượt du khách tới tham quan, nghỉ dưỡng. Thương mại, dịch vụ du lịch nhờ đó cũng ngày một phát triển, góp phần quan trọng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân.

Hài lòng trước sự phát triển của xã đảo quê hương, Chủ tịch UBND xã Thổ Châu Đỗ Văn Dừng chia sẻ: Để có được sự thay da đổi thịt đó, ngoài sự nỗ lực của chính quyền và người dân mà còn có đóng góp quan trọng của các lực lượng vũ trang trên địa bàn. Đó là Trạm ra đa 610 (Tiểu đoàn 551, Vùng 5 Hải quân), Trung đoàn 152 (Quân khu 9), Đồn Biên phòng Thổ Châu (Đồn Biên phòng tỉnh Kiên Giang), Trạm hải đăng (Bộ GTVT) và Đài Khí tượng thủy văn (Bộ TN&MT).

Các đơn vị đã hỗ trợ người dân an cư, lập nghiệp, chung sức cùng Nhân dân xã đảo trong xây dựng nông thôn mới, trợ giúp hộ nghèo, trở thành cánh tay vững chãi, cùng người dân bám biển, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng xã Thổ Châu tươi đẹp ngày một vững mạnh, phồn thịnh.

“Hiện nay xã đảo Thổ Châu đã đạt được 14/19 nhóm chỉ tiêu nông thôn mới và dự kiến hoàn thành các chỉ tiêu còn lại trong năm 2020. Trong thời gian tới, đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Thổ Châu sẽ trung phát huy tối đa mọi nguồn lực, triển khai tốt các chương trình đầu tư, hỗ trợ xây dựng cơ bản, phát triển sản xuất… để Thổ Châu thực sự trở thành xã nông thôn mới, với mục tiêu mang lại cuộc sống no ấm, sung túc hơn cho người dân”- Chủ tịch UBND xã Thổ Châu khẳng định.

L.T

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

"Vua cờ tướng" Trung Quốc lĩnh án tù vì bán độ

"Vua cờ tướng" Trung Quốc lĩnh án tù vì bán độ

Một trong những bê bối lớn nhất trong lịch sử cờ tướng Trung Quốc vừa được đưa ra xét xử tại Tòa án Thượng Thành, thành phố Hàng Châu. Hàng loạt kỳ thủ hàng đầu, trong đó có "vua cờ" Vương Thiên Nhất, đã bị kết án tù giam vì liên quan đến hành vi dàn xếp tỷ số và nhận hối lộ.
Vai trò của Ban nữ công Công đoàn cơ sở trong phong trào thi đua tại Phú Xuyên

Vai trò của Ban nữ công Công đoàn cơ sở trong phong trào thi đua tại Phú Xuyên

Ban Nữ công tại các Công đoàn cơ sở tại Phú Xuyên đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức, phát động các phong trào thi đua, giúp nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) phát huy tối đa khả năng và đóng góp tích cực vào sự phát triển của huyện...
Sáng nay (14/5), Quốc hội thảo luận về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Sáng nay (14/5), Quốc hội thảo luận về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng nay (14/5), Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường, thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (lần thứ nhất) và dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).
Điểm tựa vững chắc cho đội ngũ nhà giáo

Điểm tựa vững chắc cho đội ngũ nhà giáo

Năm học 2024 - 2025 ghi dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của Công đoàn khối Giáo dục huyện Mỹ Đức, khi vai trò đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động được phát huy rõ nét. Các phong trào thi đua, hoạt động xã hội, nữ công và công tác tổ chức ngày càng đi vào chiều sâu, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và xây dựng đội ngũ nhà giáo ổn định, tâm huyết, sáng tạo.
Djokovic chấm dứt hợp tác với HLV Andy Murray ngay trước Roland Garros 2025

Djokovic chấm dứt hợp tác với HLV Andy Murray ngay trước Roland Garros 2025

Trong một quyết định gây chú ý của làng quần vợt thế giới, Novak Djokovic đã chính thức thông báo chấm dứt mối quan hệ huấn luyện với Andy Murray - người đồng nghiệp và cũng là bạn thân lâu năm, chỉ vài tuần trước khi Roland Garros 2025 khởi tranh.
"Cha tôi, người ở lại" tập 39: Thảo thất tình, Huấn - Quyên tái ngộ bất ngờ, ông Chính hụt hẫng vì bị "leo cây"

"Cha tôi, người ở lại" tập 39: Thảo thất tình, Huấn - Quyên tái ngộ bất ngờ, ông Chính hụt hẫng vì bị "leo cây"

Tập 39 “Cha tôi, người ở lại” hứa hẹn sẽ khiến khán giả không khỏi hồi hộp với loạt tình tiết cảm xúc, bất ngờ xoay quanh ba tuyến nhân vật chính: Thảo - Nguyên - An, Huấn - Quyên, và ông Chính - Tuệ Minh.
Giá xăng dầu hôm nay (14/5): Dầu thế giới tiếp đà tăng

Giá xăng dầu hôm nay (14/5): Dầu thế giới tiếp đà tăng

Hôm nay (14/5), giá dầu thế giới nối dài đà tăng. Theo đó, hợp đồng dầu thô tương lai của Mỹ đã tăng hơn 1 USD/thùng, sau khi Nhà Trắng công bố kế hoạch Saudi Arabia sẽ đầu tư 600 tỷ USD vào nền kinh tế Hoa Kỳ. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 65,92 USD/thùng, tăng 1,46%, giá dầu WTI ở mốc 62,99 USD/thùng, tăng 1,71%.

Tin khác

Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Sáng 18/4, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.
Công nghệ hóa nông nghiệp nông thôn

Công nghệ hóa nông nghiệp nông thôn

Việc đổi mới ứng dụng khoa học, công nghệ và chuyển đổi số từ lâu đã được nông dân huyện Đan Phượng (Hà Nội) thực hiện bài bản. Việc đầu tư công nghệ không chỉ đơn thuần là đầu tư vào máy móc thiết bị, nhà màng, nhà lưới để sản xuất mà còn làm chủ được những công nghệ mới trong hoạt động sản xuất và kinh doanh cũng như quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường liên kết.
Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Sáng nay (9/1), Hội Nông dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

Vừa qua, Đoàn thẩm định nông thôn mới thành phố Hà Nội đã tiến hành thẩm định 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu Văn Bình và 3 xã nông thôn mới nâng cao là: Lê Lợi, Tiền Phong và Tân Minh của huyện Thường Tín.
Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Từ nguồn vốn vay 50 triệu đồng chương trình Hộ nghèo về nhà ở năm 2024 của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thường Tín (Hà Nội) và nguồn vốn của địa phương đóng góp, gia đình anh Trần Văn Én thôn An Định, xã Tô Hiệu (huyện Thường Tín) đã xây dựng được ngôi nhà mới khang trang.
Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Đoàn cán bộ Hội Nông dân thành phố Hà Nội, do đồng chí Phạm Hải Hoa - Chủ tịch Hội dẫn đầu đã đến Đà Nẵng để trao đổi kinh nghiệm trong xúc tiến, hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản.
Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Những năm qua, trên địa bàn huyện Thạch Thất (Hà Nội), Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã khuyến khích, hỗ trợ các đối tượng sản xuất, kinh doanh ở nông thôn. Đây cũng là giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập người dân trong xây dựng nông thôn mới.
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Năm 2024, huyện Thường Tín có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Những cách làm hay, sáng tạo của phụ nữ các xã của huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã thêm một lần nữa khẳng định vai trò của phụ nữ là nòng cốt trong thực hiện nông thôn mới (NTM) nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu ở các địa phương.
Xem thêm
Phiên bản di động