Thiết bị điện tử tự sửa chữa khi bị hỏng
“Ăn theo” Euro: Tivi ế sưng vì lộ bài khuyến mãi ảo | |
Vì sao nên tắt laptop, PC, modem định kỳ? |
Mực từ tính có nhiều ứng dụng như cho pin và cảm biến của thiết bị mang theo người vì nó hoạt động nhanh hơn nhiều so với các vật liệu tự sửa chữa khác và không cần đầu vào bên ngoài.
Nhóm nghiên cứu đã biến đổi các vi hạt từ tính thành vật liệu dẫn điện như than chì, vàng và bạc. Do vậy, vật liệu có tiềm năng được ứng dụng như trong các mạch điện gắn vào quần áo. Theo Amay Bandodkar, đồng tác giả nghiên cứu tại Đại học Northwestern, nhóm nghiên cứu muốn phát triển một hệ thống thông minh có khả năng tự khôi phục ấn tượng bằng vật liệu rẻ tiền và dễ kiếm.
Các nhà khoa học bắt đầu với các vi hạt từ tính làm từ neodymium, kim loại giá rẻ, dẫn điện thường được sử dụng để nghiên cứu và nổi tiếng về từ trường rộng của các hạt, cho phép chúng hút lẫn nhau trong phạm vi khoảng cách vài milimét.
Neodymium đặc biệt không phù hợp với các chất điện hóa, nên các nhà khoa học đã bổ sung cacbon vào hỗn hợp, thường được sử dụng trong các thiết bị như cảm biến và pin để mang lại cho mực in những tính chất cần có để nó vừa hoạt động tốt và vừa tự sửa chữa.
Vấn đề cuối cùng là từ trường của các vi hạt loại bỏ lẫn nhau trong cấu hình tự nhiên. Nhóm nghiên cứu đã khắc phục bằng cách in mực dọc từ trường bên ngoài để đảm bảo các hạt được định hướng chính xác và sẽ hút vào nhau nếu bị tách ra.
Để thử nghiệm mức mới, các nhà khoa học đã gắn mạch tự sửa chữa trên tay áo sơ mi dọc theo đèn LED và pin, sau đó, cắt mạch bằng kéo. Trong vòng vài giây, mạch được khôi phục và đèn sáng trở lại. Các nhà nghiên cứu cho rằng hỏng hóc được sửa chữa cực nhanh trong khoảng 50 mili giây hoặc 0,05 giây. Mực còn giúp các thiết bị khôi phục nếu bị hỏng liên tục tại cùng một vị trí.
Hãy tưởng tượng những chiếc quần jean thông minh vẫn có thể tiếp tục đếm bước chân của bạn sau khi bị xước hoặc đồng hồ thông minh vẫn chạy thậm chí khi pin bị biến dạng. Đó là tiềm năng của công nghệ mà nhóm nghiên cứu đang đề cập.
Hạn chế mà nhóm nghiên cứu cần khắc phục là tìm cách ngăn chặn từ trường gây nhiễu các thiết bị khác mà không làm cho quy trình trở nên rắc rối hoặc tăng chi phí.
"Nghiên cứu có triển vọng lớn cho các ứng dụng thực tế trên phạm vi rộng đối với các thiết bị điện tử in bền lâu”, Joseph Wang, trưởng nhóm nghiên cứu nói.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ngành GD&ĐT Hà Nội phát động trồng cây xanh trong các trường học
Du lịch Việt Nam đón 12,5 triệu lượt khách nội địa dịp Tết Ất Tỵ 2025
Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi một số dự án luật liên quan sắp xếp tổ chức, bộ máy
Giao thông Thủ đô không ùn tắc ngày đầu đi làm sau Tết
Đền Sóc đón hàng vạn du khách đến Lễ hội Gióng 2025
Lãnh đạo Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội thăm, chúc Tết Báo Lao động Thủ đô
Tin khác
Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
Công nghệ 16/01/2025 16:45
7 sản phẩm đạt giải Vàng Make in Viet Nam 2024
Xe - Công nghệ 16/01/2025 06:03
Máy giặt AI độc đáo: "Giặt" cơ thể và tâm trí trong 15 phút!
Công nghệ 04/01/2025 07:43
Công nghệ pin đột phá: Vượt qua giới hạn của pin lithium - ion
Công nghệ 08/12/2024 08:21
Phát triển hệ thống mới thay thế GPS
Công nghệ 05/12/2024 07:03
Khai mạc Triển lãm các sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo
Công nghệ 26/11/2024 21:54
Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam
Công nghệ 21/11/2024 13:54
Apple sắp ra mắt thiết bị nhà thông minh kết hợp AI
Công nghệ 15/11/2024 07:20
Google thử nghiệm tìm kiếm bằng giọng nói liền mạch và phản hồi cực nhanh
Công nghệ 12/11/2024 07:53
Trí tuệ nhân tạo (AI) - Bước đột phá giúp hoàn thiện bản đồ não bộ con người
Công nghệ 11/11/2024 07:30