--> -->

Thị xã Sơn Tây: Phát huy sức bật từ chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”

Triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) thị xã Sơn Tây đã có nhiều cách làm hay trong hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác lợi thế phát triển nông nghiệp và sản phẩm làng nghề đặc trưng, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn bền vững.
Hiệu quả từ chương trình “mỗi xã một sản phẩm” Chương trình mỗi xã một sản phẩm: Sức bật trong xây dựng nông thôn mới

Nâng giá trị nông sản

Làng cổ ở Đường Lâm không chỉ nổi tiếng bởi các di tích lịch sử, văn hóa mà còn được biết đến bởi nhiều đặc sản như: Gà Mía, kẹo lạc, chè lam, tương, bánh gai được rất nhiều du khách yêu thích và lựa chọn mua về làm quà mỗi khi tới thăm Đường Lâm. Anh Cao Văn Hiền, chủ cơ sở sản xuất bánh kẹo Hiền Bao (xã Đường Lâm) cho biết, hiện trung bình mỗi tháng gia đình anh làm ra khoảng 1,5 tấn kẹo các loại, tạo công ăn việc làm ổn định cho một số người dân địa phương với mức thu nhập từ 4 – 5 triệu đồng/ người/ tháng.

Nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, gia đình anh mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư máy móc, trang thiết bị đóng gói…. Đến nay, thương hiệu bánh kẹo Hiền Bao do gia đình anh sản xuất đã đứng vững trên thị trường, có mặt không chỉ ở các cửa hàng trên địa bàn mà còn đến các tỉnh, thành lân cận.

Thị xã Sơn Tây: Phát huy sức bật từ chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”
Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” góp phần nâng giá trị nông sản.

Vừa qua, sản phẩm kẹo lạc, kẹo dồi, kẹo vừng trắng, kẹo vừng đen, kẹo gạo lứt của gia đình anh đã được công nhận là sản phẩm OCOP là minh chứng khẳng định về chất lượng để sản phẩm được nhiều người tiêu dùng biết đến và lựa chọn.

Cùng với Đường Lâm, xã Kim Sơn là một trong những địa phương triển khai chương trình OCOP một cách hiệu quả với sản phẩm mật ong Kim Sơn. Sản phẩm này cũng đã được chứng nhận sản phẩm OCOP năm 2020. Theo đó, nghề nuôi ong lấy mật trên địa bàn xã Kim Sơn có từ khoảng năm 1984, nhưng chỉ dừng lại ở góc độ hộ gia đình nuôi nhỏ lẻ, tự phát.

Năm 2007, các hộ nuôi ong Kim Sơn đã thành lập câu lạc bộ nuôi ong lấy mật với 11 thành viên. Cũng từ nền tảng này, nghề nuôi ong ở Kim Sơn phát triển mạnh, câu lạc bộ có thêm hàng chục hộ thành viên. Nhằm liên kết chặt chẽ hơn nữa để cùng hỗ trợ nhau phát triển kinh tế, tháng 3/2018, Tổ liên kết hợp tác nuôi ong lấy mật xã Kim Sơn được thành lập với 30 hộ thành viên.

Hiện nay trung bình mỗi hộ thành viên của tổ nuôi từ 80 đến 200 đàn. Có những thành viên mở rộng quy mô lên đến 500-600 đàn. Sản lượng mật bình quân hàng năm của các hộ nuôi ong đạt khoảng 40.000 lít mật, ngoài doanh thu từ khai thác mật các hộ còn tập trung nhân đàn, tách đàn bán giống, bán phấn hoa và các sản phẩm khác mang lại nguồn thu nhập thường xuyên từ 150.000.000 - 800.000.000 đồng/hộ/năm trở lên.

Khai thác tốt lợi thế, chính quyền địa phương đã chọn mật ong Kim Sơn để hỗ trợ phát triển trong Chương trình OCOP, xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể “Mật ong Kim Sơn”; hỗ trợ tem nhãn cho sản phẩm; tập huấn, hướng dẫn các hộ nuôi ong sản xuất bảo đảm an toàn thực phẩm, mở rộng nghề nuôi ong lấy mật trên địa bàn…

Tương tự, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nông Thủy Sản Thuần Việt có địa chỉ tại khu Đồng Cát (xã Sơn Đông) là một trong những đơn vị đi đầu trong triển khai chương trình OCOP với nhiều sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao.

Hiện công ty có 5 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao trở lên gồm: Rượu đông trùng hạ thảo đại toàn bổ dưỡng 4 sao, mật ong đông trùng hạ thảo 4 sao, cúc hoa trà 4 sao và hoa y viên thực dưỡng 3 sao, chả cá của Thuần Việt đạt 3 sao. Được biết, đây là kênh tiêu thụ lâu dài, tạo động lực cho nông dân địa phương tăng cường sản xuất, nâng cao thu nhập.

Nâng cao đời sống người dân

Nhằm hỗ trợ quảng bá tiêu thụ các sản phẩm OCOP, thị xã Sơn Tây đã lựa chọn 3 điểm giới thiệu và quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn tại các địa điểm: Khu vực Đền Và - phường Trung Hưng; khu vực chùa Khai Nguyên - xã Sơn Đông và khu vực cổng làng Mông Phụ - xã Đường Lâm.

Trong đó điểm bán và giới thiệu sản phẩm tại khu vực cổng làng Mông Phụ đã đi vào hoạt động từ tháng 10/2020 góp phần thiết lập chuỗi cung ứng hàng hóa chất lượng cao phục vụ người dân; tạo cơ hội kết nối doanh nghiệp và khách hàng.

Thị xã Sơn Tây: Phát huy sức bật từ chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”
Thời gian qua thị xã Sơn Tây đã có nhiều cách làm hay trong hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác lợi thế phát triển nông nghiệp và sản phẩm làng nghề đặc trưng.

Đáng chú ý, hàng hóa bày bán tại đây đều là các sản phẩm đều đạt thứ hạng từ 3 sao trở lên, các sản phẩm đã được cấp chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp Thành phố và khu vực, các sản phẩm đặc trưng, đặc sản của địa phương. Việc làm này được coi là phương thức đảm bảo, kết nối người tiêu dùng trong nhận diện chất lượng từng loại sản phẩm OCOP.

Thông qua điểm bán và giới thiệu sản phẩm, các sản phẩm OCOP của Hà Nội nói chung và thị xã Sơn Tây nói riêng sẽ tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng, làm cơ sở để các hợp tác xã, các doanh nghiệp, các đơn vị và bà con nông dân tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Năm 2020, thị xã Sơn Tây tiếp tục đẩy mạnh phối hợp với Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Thành phố, tổ chức thẩm định, đánh giá, phân hạng các sản phẩm dự thi chương trình OCOP theo các tiêu chí như: Sản phẩm và sức mạnh cộng đồng; khả năng tiếp thị; chất lượng sản phẩm… Kết quả thị xã Sơn Tây đã có thêm 29 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 -4 sao.

Đó là các sản phẩm: Mật ong Kim Sơn (chủ thể sản xuất: Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Kim Sơn, xã Kim Sơn); giò bò (Cơ sở giò chả Thành Quế, phường Quang Trung ); kẹo lạc, kẹo dồi, kẹo vừng trắng, kẹo vừng đen, kẹo gạo lứt (Cơ sở bánh kẹo truyền thống Hiền Bao, xã Đường Lâm); cúc hoa trà, khoai viên thực dưỡng, mật ong đông trùng hạ thảo, đông trùng hạ thảo đại toàn bổ dưỡng tửu (Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nông thủy sản Thuần Việt, xã Sơn Đông); miến dong Văn Hóa (Hộ kinh doanh Phạm Văn Hóa, xã Cổ Đông); bánh tẻ Phú Nhi (Cơ sở sản xuất Phạm Thị Bình, phường Phú Thịnh)...

Sau khi đánh giá, phân hạng sản phẩm, thị xã Sơn Tây tiếp tục xây dựng các chương trình, kế hoạch để quảng bá, giới thiệu rộng rãi trên địa bàn cả nước, góp phần nâng cao giá trị cho sản phẩm OCOP của địa phương.

Với cách làm bài bản, sáng tạo, đến nay, thị xã Sơn Tây phát triển được nhiều nông sản, sản phẩm làng nghề chất lượng cao, được thị trường đón nhận. Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” không chỉ mang ý nghĩa về phát triển sản xuất mà còn giúp các địa phương giải quyết những vấn đề quan trọng trong giảm nghèo, tạo việc làm, phát huy tính sáng tạo, trí tuệ của người dân, xây dựng mối liên kết kinh tế cộng đồng bền vững.

Đây được coi là hướng đi đúng trong việc xây dựng thương hiệu sản phẩm, tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường và quan trọng nhất là nâng cao thu nhập cho người nông dân, góp phần tích cực trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Phan Thanh – Phạm Hảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Y tế Thủ đô sẵn sàng cho dịp Đại lễ

Y tế Thủ đô sẵn sàng cho dịp Đại lễ

Hướng tới kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, ngành Y tế Hà Nội kích hoạt toàn hệ thống, triển khai kế hoạch toàn diện từ phòng dịch, an toàn thực phẩm đến điều trị, cấp cứu. Với tinh thần chủ động, trách nhiệm và sẵn sàng cao độ, các lực lượng y tế được huy động đồng bộ, phối hợp chặt chẽ, đảm bảo sức khỏe người dân và thành công cho các hoạt động kỷ niệm.
Phường Yên Nghĩa (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động tri ân nhân ngày 27/7

Phường Yên Nghĩa (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động tri ân nhân ngày 27/7

Trong những ngày tháng 7 lịch sử, cùng với cả nước, thành phố Hà Nội, Đảng ủy - Hội đồng nhân dân (HĐND) - Ủy ban nhân dân (UBND) - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) Việt Nam phường Yên Nghĩa đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, nhằm tri ân công lao to lớn của các thương bệnh binh, thân nhân liệt sĩ và những người có công với cách mạng.
Điều kiện tiếp nhận người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã vào làm công chức

Điều kiện tiếp nhận người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã vào làm công chức

Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã có thể được tiếp nhận vào làm công chức nếu có đủ 5 năm công tác trở lên theo đúng quy định của pháp luật, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, làm công việc có yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc ở vị trí việc làm dự kiến tiếp nhận.
Cầu mây Việt Nam giành thêm Huy chương Bạc tại Giải vô địch thế giới 2025

Cầu mây Việt Nam giành thêm Huy chương Bạc tại Giải vô địch thế giới 2025

Đội tuyển cầu mây nam Việt Nam đã kết thúc hành trình tại Giải vô địch cầu mây thế giới 2025 (World Championship for the King's Cup) bằng tấm Huy chương Bạc danh giá ở nội dung đồng đội nam 4 người, sau thất bại 0-2 trước Nhật Bản trong trận chung kết.
Đại hội Đảng bộ UBND xã Quảng Bị lần thứ I: Quyết tâm xây dựng chính quyền hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả

Đại hội Đảng bộ UBND xã Quảng Bị lần thứ I: Quyết tâm xây dựng chính quyền hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả

Sáng 27/7, Đảng bộ Ủy ban nhân dân xã Quảng Bị đã tiến hành Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại hội diễn ra trong bối cảnh đặc biệt, thể hiện quyết tâm chính trị cao trong xây dựng xã vững mạnh toàn diện, là sự kiện chính trị trọng đại, đánh dấu bước ngoặt lịch sử sau sắp xếp đơn vị hành chính và thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Giá vàng tuần tới sẽ đi ngang?

Giá vàng tuần tới sẽ đi ngang?

Giá vàng trong nước, thế giới đồng loạt giảm mạnh những phiên cuối tuần. Triển vọng ngắn hạn của vàng trong mắt nhà đầu tư và các chuyên gia đang trái chiều.
Giá bán lẻ xăng dầu tuần tới có thể sẽ giảm nhẹ

Giá bán lẻ xăng dầu tuần tới có thể sẽ giảm nhẹ

Dự báo trong phiên điều hành tuần tới, giá xăng sẽ tiếp tục giảm.

Tin khác

Huyện Hưng Nguyên công bố Quyết định huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Huyện Hưng Nguyên công bố Quyết định huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Ngày 7/6, huyện Hưng Nguyên (tỉnh Nghệ An) long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.
Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Sáng 18/4, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.
Công nghệ hóa nông nghiệp nông thôn

Công nghệ hóa nông nghiệp nông thôn

Việc đổi mới ứng dụng khoa học, công nghệ và chuyển đổi số từ lâu đã được nông dân huyện Đan Phượng (Hà Nội) thực hiện bài bản. Việc đầu tư công nghệ không chỉ đơn thuần là đầu tư vào máy móc thiết bị, nhà màng, nhà lưới để sản xuất mà còn làm chủ được những công nghệ mới trong hoạt động sản xuất và kinh doanh cũng như quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường liên kết.
Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Sáng nay (9/1), Hội Nông dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

Vừa qua, Đoàn thẩm định nông thôn mới thành phố Hà Nội đã tiến hành thẩm định 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu Văn Bình và 3 xã nông thôn mới nâng cao là: Lê Lợi, Tiền Phong và Tân Minh của huyện Thường Tín.
Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Từ nguồn vốn vay 50 triệu đồng chương trình Hộ nghèo về nhà ở năm 2024 của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thường Tín (Hà Nội) và nguồn vốn của địa phương đóng góp, gia đình anh Trần Văn Én thôn An Định, xã Tô Hiệu (huyện Thường Tín) đã xây dựng được ngôi nhà mới khang trang.
Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Đoàn cán bộ Hội Nông dân thành phố Hà Nội, do đồng chí Phạm Hải Hoa - Chủ tịch Hội dẫn đầu đã đến Đà Nẵng để trao đổi kinh nghiệm trong xúc tiến, hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản.
Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Những năm qua, trên địa bàn huyện Thạch Thất (Hà Nội), Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã khuyến khích, hỗ trợ các đối tượng sản xuất, kinh doanh ở nông thôn. Đây cũng là giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập người dân trong xây dựng nông thôn mới.
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Năm 2024, huyện Thường Tín có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Xem thêm
Phiên bản di động