--> -->

Hiệu quả từ chương trình “mỗi xã một sản phẩm”

Số lượng làng nghề của Hà Nội hiện chiếm gần 1/3 làng nghề của cả nước, nhưng với xuất phát điểm thấp, sản xuất manh mún, công nghệ lạc hậu… các làng nghề đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, từ khi Hà Nội triển khai chương trình “mỗi xã một sản phẩm” không chỉ giúp tạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn, mà còn góp phần lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống, qua đó nâng cao giá trị thương hiệu cho làng nghề.
hieu qua tu chuong trinh moi xa mot san pham Đẩy mạnh kết nối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
hieu qua tu chuong trinh moi xa mot san pham Gắn kết cung - cầu các sản phẩm chất lượng

Vượt qua thách thức…

Số liệu từ Sở Công Thương Hà Nội cho thấy, hiện cả nước có trên 5.400 làng nghề với khoảng 1.864 làng nghề truyền thống, 115 nghề truyền thống đã được công nhận. Trong đó, Hà Nội là địa phương có nhiều làng nghề nhất cả nước khi có đến 1.350 làng nghề và làng có nghề, 305 làng nghề đã được công nhận là làng nghề truyền thống, thuộc 23 quận, huyện và thị xã (chiếm 60% tổng số làng nghề của cả nước).

Các sản phẩm của làng nghề rất đa dạng, một số có thế mạnh cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước như: Sản phẩm may mặc, gốm sứ, dệt, đồ gỗ, cơ khí và chế biến nông sản thực phẩm...

Theo tính toán, tổng doanh thu trung bình một năm của 305 làng nghề truyền thống và các làng có nghề ở Hà Nội năm 2018 đạt trên 20.000 tỷ đồng. Trong đó, một số làng nghề thủ công mỹ nghệ đã tạo việc làm thường xuyên cho hàng nghìn lao động, đồng thời đạt doanh thu cao như: Làng nghề sơn son thếp vàng, tạc tượng Sơn Đồng (huyện Hoài Đức) đạt 2.850 tỷ đồng; làng nghề mộc Hữu Bằng (huyện Thạch Thất) đạt gần 1.000 tỷ đồng; làng nghề gốm sứ Bát Tràng (huyện Gia Lâm) đạt gần 2.000 tỷ đồng…

hieu qua tu chuong trinh moi xa mot san pham
Nâng cao giá trị thương hiệu làng nghề từ chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”. (Ảnh Đ.Đ)

Từ số liệu trên cho thấy, giá trị thực tế mà các làng nghề truyền thống đã và đang mang lại cho người dân Thủ đô là không nhỏ. Tuy nhiên, theo ông Lê Hồng Thăng, Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, thì công tác phát triển nghề và làng nghề của Hà Nội hiện vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có. Thực tế cho thấy, hiện hầu hết doanh nghiệp làng nghề trên địa bàn Hà Nội đều có hoạt động ở quy mô nhỏ, tự phát và gặp phải không ít những khó khăn, như: Thiếu mặt bằng sản xuất, thiếu đội ngũ lao động có tay nghề cao, thiếu vốn để đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc...

Bên cạnh đó, khả năng cạnh tranh của các làng nghề truyền thống vẫn còn thấp, nguồn nguyên liệu không ổn định, chưa tạo nhiều thương hiệu hàng hoá, sức tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế. Trong khi đó, một số sản phẩm truyền thống đang có dấu hiệu bị mai một, suy giảm. Hệ thống giao thông, kết cấu hạ tầng ở các làng nghề đang xuống cấp, hoặc chưa đồng bộ, môi trường làng nghề bị ô nhiễm, chưa có biện pháp khắc phục...

Các cơ sở sản xuất chủ yếu là hộ kinh doanh gia đình, vì vậy ít quan tâm tới việc tổ chức kinh doanh, xây dựng thương hiệu, quảng bá hình ảnh của nghề và làng nghề dẫn tới khả năng cạnh tranh không cao. Đặc biệt là chưa gây được ấn tượng sâu sắc và thu hút khách trở lại tham quan du lịch.

Mặc dù, sau gần 7 năm, Uỷ ban Nhân dân Thành phố phê duyệt Quy hoạch phát triển nghề, làng nghề thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã chỉ ra danh mục các dự án ưu tiên đầu tư, trong đó có 17 dự án phát triển làng nghề gắn với du lịch. Thế nhưng đến nay, mới chỉ có 2/17 làng nghề truyền thống áp dụng được mô hình phát triển làng nghề truyền thống, di tích văn hóa gắn với du lịch nổi tiếng và thành công, nổi bật là làng nghề gốm Bát Tràng và lụa Vạn Phúc. Trong khi đó, 15 làng nghề truyền thống còn lại hiện vẫn chưa thực hiện, hoặc vẫn còn loay hoay tìm hướng đi riêng...

Nâng cao giá trị thương hiệu

Xác định được những khó khăn, thách thức cũng như lợi thế từ các làng nghề, sản phẩm làng nghề mang lại. Nhiều năm qua, cùng với việc đẩy mạnh chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, thành phố Hà Nội đã có những hỗ trợ nhằm gìn giữ và phát triển các làng nghề truyền thống. Trong đó, để phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát huy nội lực, gia tăng giá trị bền vững, thì trọng tâm là việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ có lợi thế của từng địa phương.

Cụ thể, thành phố Hà Nội đã triển khai thực hiện đề án Chương trình “mỗi xã một sản phẩm” với mục tiêu: Chuẩn hóa ít nhất 50% sản phẩm làng nghề, nông nghiệp hiện có; xây dựng trung tâm thiết kế sáng tạo sản phẩm của thành phố gắn với quảng bá, giới thiệu sản phẩm; triển khai thực hiện từ 10 đến 20 làng văn hóa, làng nghề du lịch…

Để hiện thực hóa mục tiêu này, từ năm 2017, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và cụ thể hóa chủ trương của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT), Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới thành phố và đơn vị liên quan rà soát, tổng hợp thông tin, số liệu về làng nghề, sản phẩm địa phương, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, định hướng phát triển sản phẩm để phục vụ cho việc xây dựng đề án “Mỗi xã một sản phẩm” thành phố Hà Nội giai đoạn 2018 - 2020 và định hướng đến năm 2030.

Đề án ngay lập tức được các cấp, các ngành triển khai mạnh mẽ. Trong đó, nhiều hộ sản xuất, doanh nghiệp làng nghề đã và đang được tiếp cận với những cơ chế hỗ trợ của thành phố từ đề án “Mỗi xã một sản phẩm”. Chỉ trong một thời gian ngắn triển khai, đề án đã tạo ra hàng nghìn sản phẩm hàng hóa đa dạng, chất lượng, nhiều làng nghề như lụa Vạn Phúc, mây tre đan Phú Vinh, gốm sứ Bát Tràng…đã khẳng định thương hiệu và xuất hiện rộng rãi trên thị trường.

Hiệu quả là vậy, tuy nhiên trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đặc biệt là sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, bên cạnh những cơ hội thì việc phát triển các làng nghề ở Hà Nội cũng gặp không ít thách thức. Để làng nghề có thể phát triển, đem lại đời sống kinh tế ổn định cho người dân, cũng như để chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” đạt hiệu quả tốt hơn, theo Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt Nam Lưu Duy Dần, trong thời kỳ hội nhập bên cạnh việc thành phố Hà Nội có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ làng nghề được công nhận theo tiêu chuẩn về đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng làng nghề, thì cần chú trọng đầu tư có trọng điểm, tránh giàn trải.

Chương trình “mỗi xã một sản phẩm” mà thành phố Hà Nội đang triển khai đã và đang cho thấy những tín hiệu tích cực, đặc biệt, chương trình đã hỗ trợ bổ khuyết vào những khâu mà nghệ nhân làng nghề còn yếu, để vực dậy số làng nghề gặp khó khăn, gồm cả làng nghề nói chung, làng nghề truyền thống nói riêng…Đặc biệt, việc liên kết sản xuất - thiết kế - tiêu thụ sẽ giúp khắc phục các nhược điểm của làng nghề, qua đó, không chỉ bảo tồn được các giá trị văn hóa đặc sắc tại các làng nghề, mà giá trị thương hiệu của các sản phẩm làng nghề cũng được nâng lên và phát triển một cách bền vững.

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xã Kiều Phú chăm lo nhà ở cho người có công với cách mạng

Xã Kiều Phú chăm lo nhà ở cho người có công với cách mạng

Chính quyền xã Kiều Phú, Hà Nội vừa khởi công xây nhà ở cho người có công, thân nhân người có công với cách mạng nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7.
Hà Nội thực hiện hiệu quả công tác giải quyết việc làm

Hà Nội thực hiện hiệu quả công tác giải quyết việc làm

Phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp là nhiệm vụ được thành phố Hà Nội luôn coi trọng. Chính vì thế, thời gian qua, Thành phố đã, đang và sẽ tiếp tục chú trọng thực hiện nhiều giải pháp như: Đẩy mạnh kết nối cung cầu lao động, tổ chức nhiều phiên giao dịch việc làm, tăng cường cho vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội, quan tâm xuất khẩu lao động… để thúc đẩy tạo việc làm hiệu quả.
Mạnh tay xử lý xe 3 gác, 4 bánh tự chế tại TP.HCM

Mạnh tay xử lý xe 3 gác, 4 bánh tự chế tại TP.HCM

Tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thời gian qua, các phương tiện xe 3 gác, 4 bánh tự chế vẫn vô tư lưu thông bất kể ngày đêm, trên hầu khắp các tuyến đường, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông (TNGT) rất cao.
Thủ tướng: Quảng Trị cần phát huy khác biệt “không nơi nào có được”, vươn lên mạnh mẽ hơn

Thủ tướng: Quảng Trị cần phát huy khác biệt “không nơi nào có được”, vươn lên mạnh mẽ hơn

Ngày 27/7, trong chương trình công tác tại tỉnh Quảng Trị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị về kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2025, phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, giải quyết các kiến nghị, đề xuất, tạo điều kiện, động lực cho Quảng Trị phát triển bứt phá.
Tập trung khắc phục hậu quả lũ quét, sạt lở đất tại tỉnh Sơn La

Tập trung khắc phục hậu quả lũ quét, sạt lở đất tại tỉnh Sơn La

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 123/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung khắc phục hậu quả lũ quét, sạt lở đất tại tỉnh Sơn La và chủ động ứng phó mưa lũ trong thời gian tới.
Mỹ Linh, Văn Mai Hương và dàn sao hội tụ trong đêm nhạc tri ân Công an Hà Nội

Mỹ Linh, Văn Mai Hương và dàn sao hội tụ trong đêm nhạc tri ân Công an Hà Nội

Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Công an Thủ đô viết tiếp bản hùng ca" sẽ là điểm nhấn kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân, 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Với sự góp mặt của Mỹ Linh, Văn Mai Hương cùng nhiều nghệ sĩ gạo cội như NSND Thái Bảo, NSND Việt Thắng và các tài năng trẻ, chương trình hứa hẹn mang đến một không gian nghệ thuật bùng nổ, tri ân sâu sắc những cống hiến thầm lặng của lực lượng Công an Hà Nội.
Canh giấc ngủ cho các anh trong lòng đất mẹ

Canh giấc ngủ cho các anh trong lòng đất mẹ

Giữa miền đất lặng im, nơi cỏ non mơn mởn phủ kín những hàng bia mộ xếp thẳng tắp, có những con người vẫn ngày ngày lặng lẽ bước qua từng phần mộ, nhổ từng nhành cỏ dại, thắp nén hương thơm và dõi theo từng đổi thay của đất trời. Họ không chỉ làm công việc quản trang đơn thuần, họ đang canh giấc ngủ cho các anh, những người đã ngã xuống cho hòa bình, đang yên nghỉ trong lòng đất mẹ. Không tiếng khua chiêng, chẳng ánh đèn sân khấu, công việc của họ âm thầm nhưng thấm đẫm nghĩa tình, như một sự tiếp nối của tình đồng đội, như một lời hứa lặng im với những người đã không trở về.

Tin khác

Giá vàng tuần tới sẽ đi ngang?

Giá vàng tuần tới sẽ đi ngang?

Giá vàng trong nước, thế giới đồng loạt giảm mạnh những phiên cuối tuần. Triển vọng ngắn hạn của vàng trong mắt nhà đầu tư và các chuyên gia đang trái chiều.
Giá bán lẻ xăng dầu tuần tới có thể sẽ giảm nhẹ

Giá bán lẻ xăng dầu tuần tới có thể sẽ giảm nhẹ

Dự báo trong phiên điều hành tuần tới, giá xăng sẽ tiếp tục giảm.
Giá xăng dầu hôm nay (27/7): Giá dầu chạm mức thấp nhất trong 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay (27/7): Giá dầu chạm mức thấp nhất trong 3 tuần

Hôm nay (27/7), giá dầu thế giới có tuần giảm nhẹ, mức giảm dao động từ 1 - 3%, về mức thấp nhất trong 3 tuần qua. Giá dầu giảm do lo ngại trước những tín hiệu tiêu cực từ nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc, cùng với dấu hiệu nguồn cung đang gia tăng. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 68,39 USD/thùng, giảm 1,07%, giá dầu WTI ở mốc 65,07 USD/thùng, giảm 1,32%.
Tỷ giá USD hôm nay (27/7): Giá USD thế giới tiếp tục tăng

Tỷ giá USD hôm nay (27/7): Giá USD thế giới tiếp tục tăng

Tỷ giá USD hôm nay (27/7): Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index tăng lên mức 97,67 điểm.
Giá vàng hôm nay (27/7): Vàng trong nước và thế giới giảm mạnh

Giá vàng hôm nay (27/7): Vàng trong nước và thế giới giảm mạnh

Giá vàng hôm nay (27/7): Giá vàng miếng trong nước giảm mạnh 600.000 đồng/lượng, bán ra ở mức 121,1 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới liên tục sụt giảm những phiên cuối tuần khiến kim loại quý khép lại tuần giao dịch ảm đạm.
Tỷ giá USD hôm nay (26/7): Giá USD “chợ đen” giảm mạnh chiều bán

Tỷ giá USD hôm nay (26/7): Giá USD “chợ đen” giảm mạnh chiều bán

Tỷ giá USD hôm nay (26/7): Tại thị trường “chợ đen”, giá USD “chợ đen” giảm 5 VND chiều mua và 25 VND chiều bán so với phiên giao dịch ngày 25/7, giao dịch quanh mốc 26.371 - 26.441 VND/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (26/7): Giá dầu thế giới quay đầu giảm

Giá xăng dầu hôm nay (26/7): Giá dầu thế giới quay đầu giảm

Hôm nay (26/7), giá dầu thế giới giảm do những tin tức tiêu cực về kinh tế từ Mỹ và Trung Quốc cùng với dấu hiệu nguồn cung tăng, dù kỳ vọng vào các thỏa thuận thương mại của Mỹ có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu và nhu cầu dầu trong tương lai.
Giá vàng hôm nay (26/7): Vàng trong nước bất động

Giá vàng hôm nay (26/7): Vàng trong nước bất động

Giá vàng hôm nay (26/7): Giá vàng miếng SJC đi ngang ở mức 119,7 triệu đồng/lượng mua vào và 121,7 triệu đồng/lượng bán ra. Trong khi đó, vàng nhẫn giảm nửa triệu đồng mỗi lượng và vàng thế giới giảm về quanh ngưỡng 3.338 USD/ounce.
Dấu hiệu tích cực nào để chứng khoán Việt “chạm đích” nâng hạng

Dấu hiệu tích cực nào để chứng khoán Việt “chạm đích” nâng hạng

Với kỳ vọng sẽ được nâng hạng lên thị trường mới nổi ngay trong tháng 9 tới, thị trường chứng khoán Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của giới đầu tư trong và ngoài nước.
Tỷ giá USD hôm nay (25/7): Giá bán USD hạ xuống còn 26.399 đồng/USD

Tỷ giá USD hôm nay (25/7): Giá bán USD hạ xuống còn 26.399 đồng/USD

Tỷ giá hôm nay (25/7), Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên tại mốc 25.166 đồng/USD. Cùng thời điểm, giá USD bán ra ở một số ngân hàng thương mại lớn hầu hết đi ngang hoặc thấp hơn phiên trước, cao nhất đạt 26.399 đồng/USD. Chỉ số USD index quanh mức 97,52 điểm.
Xem thêm
Phiên bản di động