--> -->

Thị xã Sơn Tây: Hiệu quả từ mô hình nuôi ong mật

Những năm gần đây, cùng với hỗ trợ của Thành phố và chính quyền địa phương, nghề nuôi ong lấy mật tại xã Kim Sơn, thị xã Sơn Tây đã có nhiều chuyển đổi trong hình thức sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần tạo việc làm ổn định và cải thiện đời sống cho hàng trăm hộ dân.
thi xa son tay hieu qua tu mo hinh nuoi ong mat Sơn Tây phấn đấu đến cuối năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 1%
thi xa son tay hieu qua tu mo hinh nuoi ong mat Sơn Tây đẩy mạnh công tác tập huấn phòng cháy
thi xa son tay hieu qua tu mo hinh nuoi ong mat Nhân rộng những mô hình kinh tế hiệu quả

Mang lại hiệu quả kinh tế lớn

Được biết, nghề nuôi ong lấy mật trên địa bàn xã Kim Sơn (thị xã Sơn Tây) có từ khoảng năm 1984, nhưng chỉ dừng lại ở góc độ hộ gia đình nuôi nhỏ lẻ, tự phát.Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nghề nuôi ong đã được đẩy mạnh và phát triển một cách tập trung, có quy mô.

Năm 2018, nhằm liên kết chặt chẽ các hộ nuôi ong hỗ trợ nhau phát triển kinh tế, tháng 3/2018, tổ liên kết hợp tác nuôi ong lấy mật xã Kim Sơn được thành lập với 40 thành viên, trung bình mỗi hộ nuôi từ 70 - 100 đàn. Tiền thân của hội là câu lạc bộ nuôi ong lấy mật, ra đời từ năm 2007 với 11 thành viên. Cũng từ đó, nghề nuôi ong ở Kim Sơn phát triển mạnh, thu hút thêm nhiều hộ thành viên, nâng số lượng tổng đàn lên hơn 3.000 đàn, chủ yếu là giống ong nội, sản lượng mật đạt khoảng 32.000 - 35.000 lít/năm. Trong đó, hộ nuôi ong có quy mô lớn nhất nhất là gia đình ông Nguyễn Văn Nam (thôn Nghĩa Hương) với số lượng đàn ong khoảng hơn 500 đàn có khi lên tới 1000 đàn. Thu nhập bình quân của gia đình anh rơi vào khoảng hơn 1 tỷ đồng/ năm.

thi xa son tay hieu qua tu mo hinh nuoi ong mat
Nghề nuôi ong góp phần tạo việc làm ổn định và nâng cao đời sống cho nhiều hộ dân.

Được biết, tổ liên kết nuôi ong hoạt động theo quy định, nội quy do hợp tác xã đề ra. Ở đây, các hộ nuôi ong sẽ cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm về chăm sóc, chọn giống cũng như hỗ trợ đầu ra cho các hộ gia đình.

Ông Nguyễn Xuân Quyền – Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp xã Kim sơn cho biết:” Với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các hộ gia đình trong toàn xã, các hội viên đều chia sẻ kinh nghiệm của mình với nhau bằng đam mê, tâm huyết và hoàn toàn miễn phí. Khoảng vài 3 tháng, tổ chức họp tổ 1 lần, còn việc trao đổi kinh nghiệm luôn diễn ra hằng ngày giữa các thành viên. Ai có khúc mắc hay gặp phải vấn đề gì có thể liên hệ hỏi các thành viên khác ngay. Riêng trong năm 2018, HTX đã tổ chức 2 lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc ong, đồng thời hỗ trợ thu mua, tiêu thụ một phần mật ong cho các thành viên.

Nhờ sự phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau, sản lượng mật ong 9 tháng đầu năm 2018 của tổ đạt 30.000 lít, tăng khoảng 8000 - 9000 lít so với cùng kỳ năm 2017. Hiện tại, HTX có quy định mức giá chung cho mỗi lít mật ong là 200.000/lít và được các hộ thực hiện nghiêm túc. Ngoài doanh thu từ khai thác mật, các hộ còn có tập trung nhân đàn, tách đàn bán giống, thu hoạch phấn hoa và các sản phẩm khác mang lại nguồn thu nhập từ 150 - 800 triệu đồng/hộ/năm (tùy quy mô chăn nuôi).

Cùng với sự giúp đỡ của các sở, ban ngành Thành phố, thị xã Sơn Tây cũng đã xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể “Mật ong Kim Sơn”. Sản phẩm mật ong cung ứng cho thị trường đã có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

“Xác định thương hiệu đến từ chất lượng, vậy nên, mỗi hộ nuôi ong của xã luôn chăm sóc và sản xuất mật ong của mình một cách đúng quy định, đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, cốt lấy chất lượng, không chạy đua theo số lượng. Nhờ vậy, mật ong Kim Sơn gần như không phải lo đến đầu ra. Mỗi đợt thu hoạch mật đều có khách đến tận nơi thu mua, thậm chí còn có thời điểm không đủ mật cho khách”. – ông Quyền chia sẻ thêm.

Mô hình cần nhân rộng

Triển khai chương trình hỗ trợ phát triển nghề nuôi ong trên địa bàn xã Kim Sơn, trong năm 2018, UBND thị xã hỗ trợ 50% kinh phí mua 300 đàn ong giống và 1.000 thùng nuôi ong cho 25 hộ. Đến nay các hộ tham gia sản xuất ổn định với số lượng đàn ong đạt khoảng 2.500 đàn, năng suất mật ong bình quân từ 10 - 12 lít/đàn/năm, giá mật ong trên thị trường đạt từ 200.000 - 250.000 đồng/lít góp phần tăng thu nhập cho các hộ nông dân.

Không chỉ mang lại thu nhập cao, nghề nuôi ong mật còn được đánh giá là một nghề không gây lỗ và ổn định hơn so với việc chăn nuôi những giống vật nuôi khác.

Ông Trần Văn Quyết – Chi hội trưởng Hội Nông dân thôn Kim Đài 1, khẳng định nuôi ong mật là một nghề không bao giờ lỗ. “Với diện tích đất vườn rộng 5ha, tôi đã thử nghiệm nhiều mô hình nuôi trồng, từ gà, vịt, ngan, lợn, cho đến ong…Hiện nay gia đình tôi đang chăm sóc 1 đàn gà với 250 con, và 64 thùng ong. So với các con vật khác, mức độ ruit ro từ việc nuôi ong là rất thấp. Dù thời tiết không ổn định khiến sản lượng mật thu hoạch được ít thì người dân vẫn giữ được tổ và ong giống. Riêng việc bán ong giống cũng giúp các hộ gia đình thu nhập hàng chục, hàng trăm triệu mỗi năm”.

Cũng theo ông Quyết, sau nhiều năm giúp đỡ, nuôi hộ ong cho các hộ khác, ông nhận ra được tiềm năng kinh tế lớn từ nghề này và quyết định đầu tư tự nuôi riêng. Trong những ngày mới bắt đầu, ông được các hội viên trong tổ nuôi ong của hợp tác xã trực tiếp chỉ dạy. Việc ong có khỏe mạnh và cho năng suất cao hay không phần lớn phải dựa vào việc áp dụng khoa học kỹ thuật đúng cách và kinh nghiệm chăm sóc từ người đi trước. Người nuôi ong muốn phát triển được bền vững thì phải tạo thành một khối, cùng học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau.

Chính sự phát triển của nghề nuôi ong mật đã góp phần quan trọng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho một bộ phận người nông dân xã Kim Sơn. Qua đó, đóng góp vào thành tích chung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 của địa phương. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người dân trên địa bàn xã đã đạt trên 41 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều mới giảm còn gần 1,7%.

Không chỉ xã Kim Sơn, một số xã, phường khác như Sơn Đông, Cổ Đông, Trung Sơn Trầm, Xuân Sơn, Thanh Mỹ cũng đang mở rộng mô hình nuôi ong lấy mật với số lượng từ 5 - 12 hộ thành viên. Riêng phường Xuân Khanh đã thành lập tổ hợp tác nuôi ong với 22 hộ thành viên, trung bình mỗi hộ nuôi khoảng 50 - 70 đàn, hộ nuôi nhiều nhất là 200 đàn.

Đại diện UBND phường Kim Sơn cho biết, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của Tổ liên kết nuôi ong là một trong những nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế nông nghiệp năm 2019 của địa phương. Theo đó, cùng với tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn sản xuất mật ong bảo đảm an toàn thực phẩm, địa phương sẽ hỗ trợ nhân cấy nghề nuôi ong, nhất là cho các hộ có điều kiện khó khăn.

Để tạo điều kiện cho nghề nuôi ong xã Kim Sơn phát triển bền vững và mang lại giá trị cao cần có sự phối hợp, giúp đỡ của các sở, ban ngành Thành phố. Đặc biệt là đối với công tác thông tin thị trường, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trên địa bàn xã tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, nhằm mở rộng hợp tác, liên kết chuỗi sản xuất - tiêu thụ mật ong Kim Sơn.

Cùng với việc tập trung mở rộng mô hình nuôi ong lấy mật ở Kim Sơn, thị xã Sơn Tây đang đẩy mạnh xây dựng chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm và xây dựng nhãn hiệu tập thể “Mật ong Sơn Tây” nhằm nâng cao giá trị cũng như lợi thế cạnh tranh của sản phẩm. Qua đó khuyến khích các hộ dân trên địa bàn phát triển kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là kinh tế trang trại, góp phần tích cực vào công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi tại địa phương.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tạm giữ tài xế Lê Minh Giáp để điều tra vụ tai nạn ở Dương Nội

Tạm giữ tài xế Lê Minh Giáp để điều tra vụ tai nạn ở Dương Nội

Liên quan đến vụ tai nạn khiến 1 người tử vong, nhiều người bị thương do Lê Minh Giáp (sinh năm 1984, trú ở phường Yên Nghĩa - Hà Nội) điều khiển xe ô tô biển số 30k-730... gây ra. Ngay trong đêm xảy ra vụ việc, cơ quan Công an đã tạm giữ tài xế Lê Minh Giáp để phục vụ công tác điều tra và xử lý.
Hà Nội là điểm sáng trong thực hiện an sinh xã hội

Hà Nội là điểm sáng trong thực hiện an sinh xã hội

6 tháng đầu năm 2025, thành phố Hà Nội tiếp tục đạt kết quả đáng khích lệ trên các lĩnh vực công tác. Trong đó, lĩnh vực văn hoá - xã hội tiếp tục được quan tâm, an sinh xã hội được chăm lo, góp phần phục vụ cuộc sống nhân dân Thủ đô ngày càng tốt hơn.
U23 Timor Leste tạo địa chấn: Rượt đuổi nghẹt thở cầm hòa U23 Myanmar 4-4

U23 Timor Leste tạo địa chấn: Rượt đuổi nghẹt thở cầm hòa U23 Myanmar 4-4

Trận mở màn bảng C giải U23 Đông Nam Á 2025 đã chứng kiến một kịch bản kịch tính đến nghẹt thở, khi U23 Timor Leste - đội bóng bị đánh giá thấp hơn - tạo nên cú sốc lớn khi cầm hòa U23 Myanmar 4-4 trong trận cầu có tới 8 bàn thắng và những khoảnh khắc bùng nổ kéo dài đến tận phút cuối cùng.
"Dịu dàng màu nắng" tập 33: Xuân bất ngờ khi biết Phong đi xem mắt, Nghĩa chính thức rút lui

"Dịu dàng màu nắng" tập 33: Xuân bất ngờ khi biết Phong đi xem mắt, Nghĩa chính thức rút lui

Tập 33 của bộ phim truyền hình “Dịu dàng màu nắng”, phát sóng tối 17/7 trên VTV1, tiếp tục đẩy cao những tình tiết xoay quanh mối quan hệ tay ba giữa Xuân - Phong - Nghĩa, khi cảm xúc bị giấu kín dần dần bộc lộ.
U23 Campuchia chia điểm U23 Lào, U23 Việt Nam rộng cửa vào bán kết U23 Đông Nam Á 2025

U23 Campuchia chia điểm U23 Lào, U23 Việt Nam rộng cửa vào bán kết U23 Đông Nam Á 2025

Trận hòa 1-1 giữa U23 Campuchia và U23 Lào ở lượt trận đầu tiên bảng B, giải U23 Đông Nam Á 2025 đã mở ra lợi thế lớn cho U23 Việt Nam trong hành trình chinh phục tấm vé vào bán kết.
Đã giải quyết cho gần 586 nghìn người hưởng trợ cấp BHXH một lần

Đã giải quyết cho gần 586 nghìn người hưởng trợ cấp BHXH một lần

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết, 6 tháng đầu năm, toàn hệ thống đã đã giải quyết cho 61.673 người hưởng các chế độ BHXH hằng tháng (tăng 58,21% so với cùng kỳ); 585.504 người hưởng chế độ trợ cấp BHXH một lần.
Acecook Việt Nam tiếp tục đồng hành cùng Vòng chung kết U15 Quốc gia - Cúp Acecook 2025

Acecook Việt Nam tiếp tục đồng hành cùng Vòng chung kết U15 Quốc gia - Cúp Acecook 2025

Chiều 16/7, tại Hà Nội, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) công bố nhà tài trợ và bốc thăm, chia bảng Vòng chung kết giải bóng đá vô địch U15 quốc gia - Cúp Acecook 2025.

Tin khác

Hà Nội là điểm sáng trong thực hiện an sinh xã hội

Hà Nội là điểm sáng trong thực hiện an sinh xã hội

6 tháng đầu năm 2025, thành phố Hà Nội tiếp tục đạt kết quả đáng khích lệ trên các lĩnh vực công tác. Trong đó, lĩnh vực văn hoá - xã hội tiếp tục được quan tâm, an sinh xã hội được chăm lo, góp phần phục vụ cuộc sống nhân dân Thủ đô ngày càng tốt hơn.
Lan tỏa phong trào “Bình dân học vụ số” tại Thủ đô

Lan tỏa phong trào “Bình dân học vụ số” tại Thủ đô

Từ yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm, phong trào “Bình dân học vụ số” đang được triển khai mạnh mẽ khắp các địa phương trên cả nước. Tại Hà Nội, phòng trào đã lan tỏa đến từng ngõ, từng nhà với tinh thần cách mạng, toàn dân, toàn diện, “không ai bị bỏ lại phía sau” trong tiến trình chuyển đổi số.
Nâng cao kiến thức pháp luật cho học sinh

Nâng cao kiến thức pháp luật cho học sinh

6 tháng đầu năm 2005, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) của thành phố Hà Nội đạt nhiều kết quả quan trọng. Chú trọng đến thế hệ tương lai, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong trường học được triển khai sâu rộng, với nhiều hình thức phong phú.
Vận động khách sạn, nhà hàng tại Hà Nội mở cửa nhà vệ sinh miễn phí dịp 2/9

Vận động khách sạn, nhà hàng tại Hà Nội mở cửa nhà vệ sinh miễn phí dịp 2/9

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội chỉ đạo các đơn vị vận động mở cửa nhà vệ sinh miễn phí phục vụ du khách, nhân dân phục vụ các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
Công an thành phố Hà Nội thay đổi địa điểm tiếp công dân

Công an thành phố Hà Nội thay đổi địa điểm tiếp công dân

Từ hôm nay (16/7), Công an thành phố Hà Nội thay đổi địa điểm tiếp công dân.
Hòa Xá đẩy mạnh tuyên truyền, sẵn sàng cho Đại hội Đảng bộ xã lần thứ I

Hòa Xá đẩy mạnh tuyên truyền, sẵn sàng cho Đại hội Đảng bộ xã lần thứ I

Chiều 15/7, Tiểu ban Tuyên truyền khánh tiết phục vụ Đại hội Đảng bộ xã Hòa Xá lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030 tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch tuyên truyền, trang trí, khánh tiết phục vụ Đại hội.
Kinh tế Thủ đô tiếp tục tăng trưởng

Kinh tế Thủ đô tiếp tục tăng trưởng

6 tháng đầu năm 2025, kinh tế - xã hội Thủ đô tiếp tục phát triển, tăng trưởng GRDP đạt 7,63%, tạo tiền đề hoàn thành mục tiêu năm 2025 đạt mức tăng trưởng 8% trở lên.
Phường Tùng Thiện: Chủ động chăm sóc sức khỏe đối tượng chính sách

Phường Tùng Thiện: Chủ động chăm sóc sức khỏe đối tượng chính sách

Ngày 15/7, tại Trạm Y tế Xuân Sơn, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Tùng Thiện đã phối hợp với Học viện Phòng không - Không quân (Quân chủng Phòng không - Không quân) tổ chức chương trình khám bệnh, tư vấn sức khỏe và cấp phát thuốc miễn phí cho 70 đối tượng chính sách trên địa bàn.
Phường Thượng Cát thành lập đoàn giám sát việc phân cấp, phân quyền tại địa phương

Phường Thượng Cát thành lập đoàn giám sát việc phân cấp, phân quyền tại địa phương

Ngày 15/7, Hội đồng nhân dân (HĐND) phường Thượng Cát nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 2 để xem xét, quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền.
Du lịch Hà Nội hướng tới thị trường tỷ đô Halal

Du lịch Hà Nội hướng tới thị trường tỷ đô Halal

Thị trường du lịch Halal toàn cầu đang bùng nổ với quy mô dự kiến 499,7 tỷ USD vào năm 2032, và Hà Nội không muốn bỏ lỡ "miếng bánh" tỷ đô này. Với 650.000 khách từ các nước Hồi giáo năm 2024 (chiếm 15% tổng lượng khách quốc tế), Thủ đô Hà Nội đang tích cực xây dựng hệ sinh thái du lịch thân thiện với 176 triệu du khách Hồi giáo toàn cầu. Từ việc ban hành tiêu chuẩn TCVN 14230:2024 đến thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia, Hà Nội đang chạy đua để trở thành điểm đến Halal hàng đầu Đông Nam Á.
Xem thêm
Phiên bản di động