-->

Thị trường hoa quả Việt Nam có thêm đối thủ nặng ký

Thời gian vừa qua, hiện tượng các loại hoa quả của Thái Lan tràn ngập thị trường Việt Nam sau khi chúng ta có những chính sách ưu đãi cho hàng nông sản với các nước trong khu vực. 

Nhiều người cho rằng, hoa quả Thái Lan cùng với hoa quả Trung Quốc đang tạo ra thế “gọng kìm” kẹp chặt ngành hoa quả nội địa, đồng thời “nhăm nhe” chiếm lĩnh các thị trường xuất khẩu hoa quả truyền thống của Việt Nam, khiến người nông dân, doanh nghiệp lo lắng.

“Đối thủ” mới

Theo thống kê từ Bộ NN&PTNN, tính đến hết tháng 8/2015, sản lượng nhập khẩu hoa quả của Thái Lan vào thị trường Việt Nam ước đạt gần 135 triệu USD, lọt tốp 10 nước cung cấp sản lượng rau quả nhiều nhất vào thị trường Việt Nam. Các mặt hàng hoa quả trọng điểm được Thái Lan đưa vào nước ta chủ yếu là: Xoài, măng cụt, bòn bon, me, chôm chôm, sầu riêng…Với sự đa dạng về mẫu mã, cùng sự “an toàn” vốn có về chất lượng, khi vào thị trường Việt Nam nghiễm nhiên hoa quả Thái Lan được người dân đón nhận một cách nhanh chóng, thậm chí, chỉ sau một thời gian ngắn đã đánh bật hoa quả Trung Quốc vốn chiếm lĩnh thị trường Việt Nam bao năm nay.

Thị trường hoa quả Việt Nam có thêm đối thủ nặng ký
Hoa quả Việt Nam đang đứng trước sự tấn công mạnh mẽ từ hoa quả nhập từ Thái Lan

Chị Hằng, một tiểu thương ở chợ đầu mối Long Biên chia sẻ, khoảng một năm trở lại đây, hoa quả Trung Quốc vẫn về chợ rất nhiều, tuy nhiên hiện nay đang gặp phải sức ép mạnh mẽ từ hoa quả Thái Lan. Hoa quả Thái có mẫu mã rất đẹp, bắt mắt, ăn thường có vị thơm, ngọt nhẹ, giá cả cũng phù hợp với thu nhập của người dân. Ví dụ tại chờ đầu mối vào mùa chính vụ, măng cụt Thái Lan chỉ có giá vào khoảng 10.000 – 12.000đ/1kg, sầu riêng có giá từ 15.000 – 20.000đ/1kg, chôm chôm, nhãn có giá có giá 12.000 – 15.000đ/1kg…vì thế người tiêu dùng dễ dàng đón nhận.

“Việc hoa quả Thái Lan hiện đang dần thay thế hoa quả Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường Việt Nam, theo tôi đó một phần là do những “lùm xùm” về chất bảo quản có trong hoa quả, hay những trường hợp ngộ độc thực phẩm khi sử dụng sản phẩm của Trung Quốc, khiến người dân dần quay lưng với những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ đất nước này. Mặc dù hiện nay, giá các loại hoa quả của Trung Quốc được bán ở chợ Long Biên chỉ bằng, thậm chí còn thấp hơn so với các sản phẩm tương tự có nguồn gốc từ Thái Lan, nhưng khi nhập hàng các tiểu thương vẫn ưu tiên nhập hàng của Thái Lan hơn vì dễ bán”, chị Hằng cho biết thêm.

Thị trường hoa quả Việt Nam hiện nay xuất hiện thêm “đối thủ” là Thái Lan, không chỉ khiến cho ngành xuất khẩu hoa quả của Trung Quốc ảnh hưởng, mà ngay cả hoa quả Việt cũng không đủ sức cạnh tranh. Theo đánh giá của ông Ngô Thế Dân, Chủ tịch Hội làm vườn Việt Nam, sở dĩ có điều đó xảy ra một phần là do chính sách phát triển cây ăn quả của Việt Nam đi sau Thái Lan một bước. Thái Lan có diện tích trồng quy mô, áp dụng KHKT biến đổi gen, giống cho năng suất, tạo ra những chuỗi liên kết khép kín...

Thị trường hoa quả Việt Nam hiện nay xuất hiện thêm “đối thủ” là Thái Lan, không chỉ khiến cho ngành xuất khẩu hoa quả của Trung Quốc ảnh hưởng, mà ngay cả hoa quả Việt cũng không đủ sức cạnh tranh. Theo đánh giá của ông Ngô Thế Dân, Chủ tịch Hội làm vườn Việt Nam, sở dĩ có điều đó xảy ra một phần là do chính sách phát triển cây ăn quả của Việt Nam đi sau Thái Lan một bước. Thái Lan có diện tích trồng quy mô, áp dụng KHKT biến đổi gen, giống cho năng suất, tạo ra những chuỗi liên kết khép kín...

Bên cạnh đó, hoa quả Thái Lan cũng có mẫu mã đẹp, đồng đều hơn hoa quả của Việt Nam, vì thế không chỉ được người tiêu dùng Việt ưa thích, mà còn được người tiêu dùng của nhiều nước khác lựa chọn. “Ở Việt Nam có nhiều loại giống sầu riêng ngon hơn hẳn của Thái Lan, tuy nhiên họ lại hơn chúng ta về công nghệ giống. Thái Lan đã cho lai tạo ra loại sầu riêng cơm vàng, hạt lép được nhiều người lựa chọn. Ngoài ra, để vào được thị trường châu Âu, Thái Lan đã nghiên cứu cho ra loại sầu riêng mùi thơm dịu, ngọt nhẹ…điều này ngành trồng trọt của Việt Nam chưa làm được”, ông Dân nói.

Tại sao hoa quả nội yếu thế?

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, không chỉ với hoa quả mà hầu hết các mặt hàng nông sản của Việt Nam khi mở cửa thị trường đều không, hoặc ít có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm nhập ngoại. Nói về độ chăm chỉ, cần cù, tìm tòi cái mới, người nông dân Việt Nam không hề thua kém bất kỳ nước nào trên thế giới, tuy nhiên cái chúng ta thiếu đó chính là một đường lối, chính sách phát triển phù hợp với từng mặt hàng, theo từng thời điểm.

Trước việc hoa quả Thái Lan đang tràn ngập thị trường Việt Nam và trên thế giới, theo đánh giá của ông Ngô Thế Dân, Thái Lan đã có những chính sách và hướng đi hợp lý với sự thay đổi của thị trường. Họ thực hiện sản xuất theo tổ nhóm, hợp tác xã, tạo ra những chuỗi liên kết bền vững từ người trồng đến người tiêu thụ…tạo ra những vùng nguyên liệu rộng lớn, áp dụng KHKT hiện đại vào trồng trọt, giảm được giá thành sản phẩm. Trong khi đó, ở Việt Nam, dù đã có những vùng sản xuất cây ăn quả tập trung, nhưng vẫn còn nhỏ lẻ và mang tính chất hộ gia đình, vì thế khó áp dụng KHKT hiện đại, do vậy giá thành của chúng ta cao hơn và khó cạnh tranh được với hàng nông sản của Thái Lan nên hoa quả Việt trở nên yếu thế cũng là điều dễ hiểu.

Cùng chung quan điểm với ông Dân, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội chia sẻ, khi Việt Nam mở cửa hội nhập thì chúng ta phải chấp nhận cạnh tranh. Tuy nhiên để hoa quả Việt Nam cạnh tranh được với các sản phẩm ngoại nhập, thì ngành trồng trọt cần phải đi theo hướng chất lượng. Việt Nam đang có rất nhiều giống cây có chất lượng như: Xoài cát chu, bưởi da xanh, vú sữa…, chúng ta cần phải phát triển theo hướng tập trung, tạo chuỗi liên kết vùng nguyên liệu, ổn định, tăng cường đầu tư công nghệ chăm sóc theo tiêu chuẩn Vietgap… Có như vậy hoa quả Việt Nam mới cạnh tranh một cách công bằng với sản phẩm ngoại nhập. Nếu không thay đổi, chúng ta không chỉ mất thị trường trong nước, mà còn mất cả những thị trường truyền thống từ lâu.

Đạt Đỗ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

(LĐTĐ) Được khách nhớ và sử dụng dịch vụ của mình chính là ngày mở hàng tốt nhất. Đây là quan điểm của không ít chủ cửa hàng sửa chữa điện lạnh, gara ô tô, cùng các ngành hàng dịch vụ khác trong những ngày đầu năm mới.
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

(LĐTĐ) Ngày 2/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Giao Thủy, Nam Định đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 2 đối tượng hành hung nam tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định.
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

(LĐTĐ) Ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết), một số chợ dân sinh nhỏ lẻ ở nội thành Hà Nội đã mở bán trở lại, chủ yếu là các loại hoa tươi, rau xanh, củ, quả, cá, tôm,... Các mặt hàng tăng giá hơn ngày thường không đáng kể, tuy nhiên, lượng khách mua còn khá thưa thớt.
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán, thay vì về quê đoàn tụ cùng gia đình, nhiều người trẻ đã quyết định ở lại Thủ đô để làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ. Với họ, đây là cơ hội để kiếm thêm thu nhập gấp 3 lần ngày thường, giúp bản thân trang trải cuộc sống cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ.

Tin khác

Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

(LĐTĐ) Ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết), một số chợ dân sinh nhỏ lẻ ở nội thành Hà Nội đã mở bán trở lại, chủ yếu là các loại hoa tươi, rau xanh, củ, quả, cá, tôm,... Các mặt hàng tăng giá hơn ngày thường không đáng kể, tuy nhiên, lượng khách mua còn khá thưa thớt.
Hàng hóa dồi dào, giá cả ít biến động sau Tết Ất Tỵ

Hàng hóa dồi dào, giá cả ít biến động sau Tết Ất Tỵ

(LĐTĐ) Sau kỳ nghỉ Tết, tại các chợ dân sinh, siêu thị trên địa bàn Hà Nội, hoạt động kinh doanh đã sôi động trở lại. Trong đó, vấn đề được người tiêu dùng quan tâm đó là giá cả các mặt hàng khá ổn định, nguồn cung dồi dào…
Không để thiếu hàng hóa gây tăng giá đột biến sau Tết

Không để thiếu hàng hóa gây tăng giá đột biến sau Tết

Bám sát mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, sau Tết và cả năm 2025, Bộ Tài chính sẽ chủ động phối hợp với các bộ, ngành để tham mưu Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá và thực hiện theo thẩm quyền đồng bộ các giải pháp, biện pháp chủ động ứng phó với những thách thức trong công tác quản lý giá.
Giá xăng dầu đồng loạt giảm vào chiều mùng 4 Tết

Giá xăng dầu đồng loạt giảm vào chiều mùng 4 Tết

(LĐTĐ) Chiều 1/2 (mùng 4 Tết), liên Bộ Công Thương - Tài chính đã công bố thông tin điều hành giá xăng dầu, bắt đầu áp dụng từ 15 giờ cùng ngày.
Tỷ giá USD hôm nay (1/2): Thế giới bật tăng, thị trường tự do tiếp đà giảm

Tỷ giá USD hôm nay (1/2): Thế giới bật tăng, thị trường tự do tiếp đà giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 1/2, tỷ giá trung tâm không điều chỉnh do hiện Ngân hàng Nhà nước vẫn trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 108,5 điểm, tăng 0,7%.
Giá xăng dầu hôm nay (1/2): Giá dầu thế giới giảm tuần thứ hai liên tiếp

Giá xăng dầu hôm nay (1/2): Giá dầu thế giới giảm tuần thứ hai liên tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay 1/2, giá dầu thế giới giảm trong tuần khi giá dầu chuẩn Brent và WTI lần lượt giảm 2,1% và 2,9%, đánh dấu tuần giảm thứ hai liên tiếp.
Giá vàng hôm nay (1/2): Vàng thế giới lập kỷ lục mới

Giá vàng hôm nay (1/2): Vàng thế giới lập kỷ lục mới

(LĐTĐ) Hôm nay (1/2), giá vàng thế giới tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Theo giới phân tích, giá vàng tiếp tục là kênh đầu tư sáng lấp lánh, thu hút dòng tiền từ thị trường.
Tín dụng 2025 tập trung vào sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên

Tín dụng 2025 tập trung vào sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, sẽ thực hiện các giải pháp điều hành tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế.
Cập nhật giá vàng ngày 31/1: Vàng thế giới tăng "phi mã"

Cập nhật giá vàng ngày 31/1: Vàng thế giới tăng "phi mã"

(LĐTĐ) Theo cập nhật trong chiều 31/1, trên thị trường New York, giá vàng thế giới lên ngưỡng cao nhất trong lịch sử.
Giá xăng dầu hôm nay (31/1): Giá dầu thế giới tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay (31/1): Giá dầu thế giới tăng nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay (31/1), giá xăng dầu thế giới nhích nhẹ trước thềm Mỹ áp thuế đối với mặt hàng xuất khẩu của Canada và Mexico. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 73,21 USD/thùng, tăng 0,83%, giá dầu Brent ở mốc 77,23 USD/thùng, tăng 0,85%.
Xem thêm
Phiên bản di động