Thị trường đồ chơi trẻ em: Sản phẩm trong nước vẫn yếu thế
Đồ chơi kết nối Internet tiềm ẩn nhiều nguy cơ không an toàn đối với trẻ em | |
Vũ khí nóng “núp bóng” đồ chơi trẻ em |
Ngoại vẫn lấn át nội
Có thể khẳng định rằng, một vài năm trở lại đây, thị trường đồ chơi dành cho trẻ em có nguồn gốc xuất xứ tại Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là việc các doanh nghiệp Việt đã bắt đầu chú trọng đến chất lượng và mẫu mã sản phẩm…Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều người tiêu dùng, sản phẩm đồ chơi trẻ em trong nước vẫn chưa thể bắt kịp xu hướng của giới trẻ.
Đồ chơi trẻ em nhập ngoại vẫn chiếm ưu thế so với hàng nội địa |
Dạo qua một số tuyến phố trên địa bàn Hà Nội như: Cầu Giấy, Xuân Đỉnh, Nguyễn Trãi, Thái Hà, Lương Văn Can…thậm chí là tại các cửa hàng bán đồ chơi trẻ em như Mykingdom, Kisscenter, Eran house, hay các cửa hàng bán lẻ đồ chơi…không khó để người tiêu dùng nhận ra thực tế là các sản phẩm đồ chơi nhập ngoại, đặc biệt là có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc đang được bày bán áp đảo so với các mặt hàng nội địa.
Chị Thanh Tâm ở Mai Dịch (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, mặc dù vẫn biết đồ chơi nhập ngoại từ các nước phát triển như: Mỹ, Nhật…có giá thành cao hơn so với mặt hàng đồ chơi trong nước, thế nhưng, xét về mẫu mã, xu hướng và chất lượng thì “ăn đứt” hàng Việt Nam. Đặc biệt, với các mặt hàng có nguồn gốc xuất xứ tại Trung Quốc, mặc dù chất lượng sau một thời gian bị người tiêu dùng tẩy chay do chất lượng kém, gây nguy hiểm cho người sử dụng khiến nhiều người tiêu dùng quay lưng…
Tuy nhiên, năm nay các mặt hàng đồ chơi có nguồn gốc từ Trung Quốc khá lớn, mẫu mã phong phú, đặc biệt chất lượng cũng không còn “kém” như trước nên được nhiều người chú ý. Trong khi đó, các sản phẩm chất lượng cao nhập ngoại từ các nước phát triển lại có giá thành tương đối hợp lý, mẫu mã và chất lượng thì vượt trội hơn hẳn các sản phẩm trong nước, nên được nhiều người tiêu dùng lựa chọn là điều hiển nhiên.
Đặc biệt, các sản phẩm ngoại nhập, nhất là mặt hàng từ Trung Quốc sẽ mang lại cho người kinh doanh lợi nhuận cực lớn, do đó, việc họ chủ động tìm nguồn hàng từ Trung Quốc là điều dễ hiểu.
Ví dụ cụ thể cho thấy, đối với loại đồ chơi là máy bay bằng xốp, nếu nhập từ cửa khẩu Lạng Sơn, Lào Cai…giá chỉ từ 5.000 – 10.000đồng/sản phẩm. Tuy nhiên, khi bán đến tay người tiêu dùng, sản phẩm được đội giá lên 40.000 – 50.000 đồng/sản phẩm…
“Các sản phẩm đồ chơi trong nước cũng phong phú, chất lượng rất tốt, tuy nhiên một điểm yếu đối với các sản phẩm của Việt Nam so với các sản phẩm ngoại nhập đó chính là giá thành và mẫu mã. Nhiều doanh nghiệp Việt tuy đã tích cực thay đổi mẫu mã, nhưng do giá thành sản phẩm, nhân công cao…nên còn hạn chế trong việc thay đổi và cập nhập mẫu mới, do đó chưa tương xứng với sự phát triển của thị trường, dẫn đến việc khó thu hút được sự quan tâm và lựa chọn của người tiêu dùng”, chị Hương nhấn mạnh.
Cửa nào cho đồ chơi Việt?
Từ những thông tin trên có thể thấy, mặc dù thị trường đồ chơi trẻ em năm nay hàng nhập ngoại vẫn chiếm ưu thế hơn hàng nội. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, thị trường đồ chơi dành cho trẻ em của các doanh nghiệp Việt cũng cho thấy sự bứt phá mạnh mẽ. Đặc biệt là những sản phẩm được làm thủ công và bằng gỗ.
Đáng mừng hơn, các sản phẩm đồ chơi trong nước hiện có mẫu mã khá đa dạng và dễ sử dụng đối với các sản phẩm tầm trung. Trong khi đó, ở phân khúc đồ chơi cao cấp, dường như vẫn là sân chơi quá lớn đối với các doanh nghiệp trong nước.
Chị Bảo Thoa, một người kinh doanh đồ chơi trên đường Lương Thế Vinh (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, chị thường cung cấp các mặt hàng đồ chơi của Lock&Lock và các đồ chơi cao cấp có nguồn gốc từ Nhật, Mỹ, Pháp…những năm gần đây các mặt hàng này thu hút khá nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng bởi lẽ, sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp và đặc biệt là sản phẩm bắt kịp “gu” của các em nhỏ.
Ví dụ, với bộ đồ chơi lắp ráp hay mô hình xe, nhân vật hoạt hình quen thuộc…chỉ có giá từ 100.000 đồng – 2 triệu đồng/sản phẩm. Trong khi đó, các sản phẩm đồ chơi bình dân chỉ có mức giá từ 20.000 – 500.000 đồng/sản phẩm…Điều đó cho thấy, hiện nay người tiêu dùng không quan tâm quá nhiều đến giá thành, mà chủ yếu là chất lượng, mẫu mã và thị hiếu của con em mình.
Đề cập đến vấn đề trên để thấy rằng, hiện nay nhiều mặt hàng đồ chơi trẻ em trong nước có giá thành cao và được người tiêu dùng chấp nhận, tuy nhiên, vì sao sản phẩm trong nước vẫn chưa thể chiếm lĩnh được thị trường? Nguyên nhân chính có phải là do giá thành sản phẩm?.
Liên quan đến vấn đề này, anh Nguyễn Hữu Tân, đại diện doanh nghiệp chuyên kinh doanh đồ chơi ngoại nhập cho biết, sở dĩ sản phẩm trong nước không được người tiêu dùng lựa chọn là do, các doanh nghiệp trong nước không chú trọng đến đầu tư mẫu mã sản phẩm và chưa bắt kịp với thị hiếu của người tiêu dùng, đặc biệt là với các bạn trẻ.
Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp nội đã có đầu tư nhưng sự đầu tư còn nhỏ lẻ, mang tính thời vụ do nguồn kinh tế eo hẹp. Trong khi đó, hiện nay các sản phẩm đồ chơi dành cho trẻ em không chỉ được bán mạnh mẽ tại các ngày lễ, tết, mà còn bán quanh năm. Do đó, nếu muốn chiếm lĩnh được thị trường, trước hết doanh nghiệp Việt cần phải đổi mới tư duy và nhanh nhạy với thị trường. Làm được như vậy, chắc chắn đồ chơi Việt sẽ có được chỗ đứng vững chắc trong long người tiêu dùng.
Đỗ Đạt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Thị trường 24/01/2025 07:08
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Thị trường 24/01/2025 06:59
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết
Thị trường 23/01/2025 15:59
Giá xăng dầu hôm nay (23/1): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong nước chiều nay dự báo tăng
Thị trường 23/01/2025 09:18
Tỷ giá USD hôm nay (23/1): Đồng USD có dấu hiệu phục hồi
Thị trường 23/01/2025 07:41
Giá vàng hôm nay (23/1): Tăng vọt
Thị trường 23/01/2025 06:56
Giá xăng ngày 23/1 có thể giảm gần 200 đồng/lít
Thị trường 22/01/2025 14:04
Giá xăng dầu hôm nay (22/1): Giá dầu thế giới giảm mạnh
Thị trường 22/01/2025 07:34
Tỷ giá USD hôm nay (22/1): Đồng USD thế giới lao dốc
Thị trường 22/01/2025 06:26
Giá vàng hôm nay (22/1): Vẫn tiếp tục tăng mạnh
Thị trường 22/01/2025 06:22