-->

Thí điểm xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng đạt nhiều kết quả khả quan

(LĐTĐ) Sau 4 năm thực hiện thí điểm xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, tổng số nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các Tổ chức tín dụng được xử lý từ tính từ thời điểm có hiệu lực ngày 15/8/2017 đến ngày 31/5/2021 đạt trung bình khoảng 6,06 nghìn tỷ đồng/tháng và đạt được nhiều kết quả khả quan, tích cực.
Người lao động được hưởng lợi thêm từ Nghị quyết 68 của Chính phủHDBank hoàn thành vượt kế hoạch, nợ xấu chỉ 0,93%Vạn người mất việc, nỗi lo khoản nợ ngân hàng

Với quyết tâm tháo gỡ các vướng mắc và cản trở về mặt pháp lý trong quá trình xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, Nghị quyết số 42 khẳng định quyền thu giữ và xử lý tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng và Công ty Mua bán tài sản của các tổ chức tín dụng, khẳng định lại quyền mua bán nợ xấu theo giá thị trường, cho phép áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp liên quan tới tài sản bảo đảm tại Tòa án, quy định nghĩa vụ thuế, phí khi chuyển nhượng tài sản bảo đảm, phương thức phân bổ lãi dự thu, khoản chênh lệch khi bán nợ xấu của tổ chức tín dụng và Công ty Mua bán tài sản của các tổ chức tín dụng.

Từ thực tế 5 năm triển khai thực hiện và bước đầu ghi nhận được nhiều kết quả khả quan, tích cực, mới đây Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng Dự thảo báo cáo Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Theo nội dung Dự thảo của Ngân hàng Nhà nước, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 32, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đã tăng cường chỉ đạo các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng trên địa bàn trong việc xử lý tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu, đặc biệt là hỗ trợ trong thực hiện các thủ tục hành chính, tạo điều kiện để tổ chức tín dụng có thể xử lý nhanh tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu liên quan đến các vụ án đang được xử lý tại địa phương theo quy định của pháp luật.

Thí điểm xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng đạt nhiều kết quả khả quan
Ảnh minh họa.

Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng xây dựng kế hoạch xử lý nợ xấu bám sát các quy định của Nghị quyết số 42 và các giải pháp tại phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu đến năm 2020. Đến nay, nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng đã bước đầu được xử lý và đạt được một số kết quả quan trọng.

Cụ thể, đối với Công ty Mua bán tài sản của các tổ chức tín dụng, theo Ngân hàng Nhà nước, lũy kế từ khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực đến 31/5/2021, Công ty Mua bán tài sản của các tổ chức tín dụng đã mua được 336 khoản nợ đối với 192 khách hàng với dư nợ gốc đạt 11.541 tỷ đồng và giá mua nợ đạt 11.628 tỷ đồng. Sau khi mua nợ theo giá trị thị trường, Công ty Mua bán tài sản của các tổ chức tín dụng đã triển khai ngay các giải pháp xử lý nợ phù hợp để thu hồi nợ.

Riêng năm 2020, Công ty Mua bán tài sản của các tổ chức tín dụng đã mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt đạt 15.218 tỷ đồng dư nợ gốc nội bảng với giá mua nợ 14.649 tỷ đồng hoàn thành chỉ tiêu đã được Ngân hàng Nhà nước giao năm 2020 (đạt 97,66% kế hoạch) và đã mua nợ 1.952 tỷ đồng dư nợ gốc với giá mua nợ 1.497 tỷ đồng, đạt 29,94% chỉ tiêu mua nợ theo giá trị thị trường đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

Về kết quả xử lý nợ xấu, tính lũy kế từ năm 2013 đến 31/5/2021, Công ty Mua bán tài sản của các tổ chức tín dụng đã phối hợp cùng các tổ chức tín dụng xử lý nợ với giá trị thu hồi nợ đạt 177.288 tỷ đồng.

Đặc biệt, từ khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực, kết quả thu hồi nợ của Công ty Mua bán tài sản của các tổ chức tín dụng đạt 115.984 tỷ đồng, bằng 65,42% tổng giá trị thu hồi nợ lũy kế từ năm 2013 đến 31/5/2021.

Các hoạt động đấu giá khoản nợ cũng được triển khai rất tốt, tài sản đảm bảo tại Công ty Mua bán tài sản của các tổ chức tín dụng cũng được đẩy mạnh theo hướng tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Từ khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực đến 31/5/2021, Công ty Mua bán tài sản của các tổ chức tín dụng đã tổ chức đấu giá thành công 21 tài sản với tổng giá trị trúng đấu giá đạt 2.297 tỷ đồng; đồng thời, Công ty Mua bán tài sản của các tổ chức tín dụng đã thu giữ, nhận bàn giao một số tài sản đảm bảo có giá trị lớn, góp phần đẩy nhanh tiến độ xử lý các khoản nợ tại tổ chức tín dụng.

Đối với số nợ xấu, sau 4 năm áp dụng Nghị quyết 42, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã bước được một bước rất quan trọng là đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống giảm mạnh. Theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, tổng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đến 31/5/2021 là 425,4 nghìn tỷ đồng, giảm 3,4% so với cuối năm 2020. Lũy kế từ 15/8/2017 đến 31/5/2021, đã xử lý được 353,81 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42.

Tổng số nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 được xử lý từ 15/8/2017 đến 31/5/2021 đạt trung bình khoảng 6,06 nghìn tỷ đồng/tháng, cao hơn 2,54 nghìn tỷ đồng/tháng so với kết quả xử lý nợ xấu nội bảng trung bình tháng từ năm 2012-2017 của hệ thống các tổ chức tín dụng trước khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực (khoảng 3,52 nghìn tỷ đồng/tháng).

Cũng trong dự thảo này, Ngân hàng Nhà nước dự kiến tham mưu Chính phủ đề xuất Quốc hội xem xét xây dựng Luật về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng theo hướng tiếp tục kế thừa các quy định về xử lý nợ xấu tại Nghị quyết số 42 còn phù hợp; cùng với đó, sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Nghị quyết số 42 mà thực tiễn triển khai trong thời gian qua gặp khó khăn, vướng mắc.

Dự thảo Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đang được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trình để lấy ý kiến các bộ, ngành, tỉnh, thành, các tổ chức tín dụng....

Kỳ Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

(LĐTĐ) Tình cảm nồng nhiệt từ người hâm mộ tại Kuala Lumpur và các thành viên thuộc Hiệp hội Hữu nghị Malaysia - Việt Nam là nguồn động lực to lớn để các thành viên CLB Công an Hà Nội nỗ lực giành chiến thắng kịch tính trong trận đấu diễn ra vào tối 23/1 trên đất Malaysia.
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

(LĐTĐ) Sau 12 năm dài khát khao, cố gắng và hy vọng, Tết này gia đình chị Phùng Thị Liên đã được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn khi chào đón hai thiên thần nhỏ - những món quà quý giá mang cả mùa xuân và yêu thương về tổ ấm.
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 12/TB-TTPVHCC về việc thực hiện thí điểm mô hình Đại lý dịch vụ công trực tuyến giai đoạn 1 trên địa bàn Hà Nội.
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

(LĐTĐ) Hưởng ứng các phong trào thi đua do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phát động, vừa qua, LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm đã phát động phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận năm 2025.
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các sở sau khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, Bộ Nội vụ đề xuất đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc sở.

Tin khác

Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng

Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng

(LĐTĐ) Yeah1 - nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2024 với lợi nhuận sau thuế tăng trưởng ấn tượng 378% so với năm 2023.
Bộ Tài chính báo cáo bước đầu về tổng kiểm kê tài sản công

Bộ Tài chính báo cáo bước đầu về tổng kiểm kê tài sản công

(LĐTĐ) Tính đến ngày 14/1, có 24 bộ, cơ quan Trung ương và 58 địa phương đã thực hiện chế độ báo cáo trên phần mềm Tổng kiểm kê tài sản công.
Hà Nội thu ngân sách nội địa cao nhất cả nước

Hà Nội thu ngân sách nội địa cao nhất cả nước

(LĐTĐ) Tổng thu ngân sách trên địa bàn thành phố do cơ quan Thuế thành phố Hà Nội quản lý thu thực hiện cả năm 2024 là 479.034 tỷ đồng, đạt 125,6% dự toán pháp lệnh, tăng 21,9% so với cùng kỳ năm 2023, tiếp tục dẫn đầu toàn quốc về số thu nội địa.
Tỷ giá USD hôm nay (18/1): Đồng USD tiếp tục tăng

Tỷ giá USD hôm nay (18/1): Đồng USD tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (18/1), trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,45%, đạt mức 109,41.
Chính thức chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank và DongA Bank cho HDBank

Chính thức chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank và DongA Bank cho HDBank

(LĐTĐ) Ngày 17/1, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Lễ công bố Quyết định chuyển giao bắt buộc Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu (GPBank) cho Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng (VPBank) và Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á (DongA Bank) cho Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh (HDBank).
Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 chứng khoán sẽ nghỉ giao dịch 5 ngày

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 chứng khoán sẽ nghỉ giao dịch 5 ngày

(LĐTĐ) Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa có thông báo nghỉ giao dịch 5 ngày nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, bắt đầu từ ngày 27/1 và tổ chức giao dịch trở lại vào ngày 3/2.
Hỗ trợ các doanh nghiệp thủ công, truyền thống tiếp cận với công nghệ

Hỗ trợ các doanh nghiệp thủ công, truyền thống tiếp cận với công nghệ

(LĐTĐ) Người tiêu dùng ngày càng có xu hướng mua sắm sản phẩm trên các nền tảng số, mạng xã hội, sàn thương mại điện tử. Vì vậy, việc chuyển mình trong hoạt động xúc tiến thương mại các sản phẩm nghề truyền thống là xu thế tất yếu.
12 triệu cổ phiếu DDB sẽ giao dịch trên sàn UPCoM ngày 15/1

12 triệu cổ phiếu DDB sẽ giao dịch trên sàn UPCoM ngày 15/1

(LĐTĐ) Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa cho biết, ngày 15/1 tới, sẽ chính thức đưa 12 triệu cổ phiếu DDB của CTCP Thương mại và Xây dựng Đông Dương vào giao dịch trên thị trường UPCoM tại HNX với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 12.300 đồng/cổ phiếu.
HNX chấp thuận hơn 9,3 triệu cổ phiếu KTT và TKG lên sàn UPCoM ngày 13/1

HNX chấp thuận hơn 9,3 triệu cổ phiếu KTT và TKG lên sàn UPCoM ngày 13/1

(LĐTĐ) Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa cho biết, đã chấp thuận đưa gần 3 triệu cổ phiếu KTT của CTCP Tập đoàn Đầu tư KTT và hơn 6,3 triệu cổ phiếu TKG của CTCP Sản xuất và Thương mại Tùng Khánh vào giao dịch trên thị trường UPCoM tại HNX với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên lần lượt là 2.300 đồng/cổ phiếu KTT và 2.400 đồng/cổ phiếu TKG.
Ngưỡng nợ thuế hoãn xuất cảnh như thế nào là phù hợp

Ngưỡng nợ thuế hoãn xuất cảnh như thế nào là phù hợp

(LĐTĐ) Theo quy định, các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh bao gồm: cá nhân, cá nhân là người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế (NNT) là doanh nghiệp thuộc trường hợp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề xung quanh ngưỡng nợ thuế để đủ điều kiện thông báo hoãn xuất cảnh.
Xem thêm
Phiên bản di động