Thay đổi diện mạo hạ tầng đô thị Thủ đô
Phát triển đồng bộ, hiện đại hóa từng bước kết cấu hạ tầng đô thị Thủ đô Tiếp xúc cử tri tại quận Bắc Từ Liêm: Nhiều kiến nghị liên quan đến hạ tầng, đô thị |
Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị
Mới đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Kế hoạch số 139/KH-UBND, triển khai thực hiện Chương trình hành động số 21-CTr/TU ngày 2/2/2023 của Thành ủy Hà Nội thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TƯ ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, Thành phố xác định phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thúc đẩy đô thị hoá nhanh và bền vững, gắn kết chặt chẽ và tạo động lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thủ đô.
Trong thời gian tới, Hà Nội sẽ tập trung phát triển mạnh mẽ hạ tầng đô thị. Ảnh: M.Phương |
Cụ thể, về giao thông, Thành phố sẽ xây dựng hệ thống mạng lưới giao thông thông minh, hình thành hệ thống giao thông hiện đại, đảm bảo sự kết nối và phát triển hợp lý giữa các phương thức vận tải. Xây dựng các tuyến đường giao thông kết nối nội vùng và liên vùng phù hợp với kiến trúc, cảnh quan, xây dựng đô thị văn minh, tạo động lực phát triển cho các địa phương. Hoàn thành xây dựng các tuyến đường quốc lộ, đường cao tốc, đường vành đai, hệ thống đường kết nối nội vùng và liên vùng theo quy hoạch, đồng bộ với quy hoạch kiến trúc, cảnh quan, xây dựng đô thị văn minh, hiện đại.
Thành phố cũng đầu tư xây dựng thêm các cầu qua sông Hồng, sông Đuống; phấn đấu hoàn thành đường Vành đai 4 trước năm 2027 và chuẩn bị đầu tư, xây dựng đường Vành đai 5 trước năm 2030. Nghiên cứu mở rộng, nâng cấp sân bay quốc tế Nội Bài, xây dựng thêm 1 sân bay quốc tế đáp ứng yêu cầu phát triển vùng Thủ đô và khu vực phía Bắc gắn với xây dựng hệ thống giao thông và hạ tầng logistic. Xây dựng một số bến thuỷ nội địa phục vụ phát triển du lịch và vận tải hàng hoá bằng đường thuỷ. Cùng với đó là phát triển hệ thống giao thông công cộng đồng bộ, có sức chở lớn với bến, bãi đỗ xe hiện đại; đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trên cao, đường sắt đô thị nổi và ngầm…
Về phát triển đô thị, thành phố đặt mục tiêu xây dựng đô thị theo hướng từng bước tạo ra chùm đô thị, các đô thị vệ tinh, gắn kết với giao thông công cộng (TOD), hình thành một số cực tăng trưởng mới. Quản lý chặt chẽ việc phát triển nhà ở cao tầng và gia tăng dân số tại khu vực đô thị trung tâm. Đồng thời, hình thành, phát triển các khu đô thị mới theo hướng đô thị thông minh, đô thị sinh thái, ưu tiên phát triển các đô thị loại nhỏ và vùng ven đô, đầu tư phát triển các đô thị có giá trị, tiềm năng về di sản, du lịch…
Tạo động lực phát triển
Bên cạnh đó, Hà Nội cũng sẽ chú trọng vào công tác cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị gắn với bảo tồn, phát huy giá trị và khai thác hiệu quả bền vững các công trình, không gian lịch sử văn hoá tại khu vực nội đô lịch sử. Khuyến khích, hỗ trợ tổ chức, người dân đầu tư cải tạo, chỉnh trang tái thiết nhà ở tại các phố cổ, phố cũ theo quy chế quản lý quy hoạch - kiến trúc phố cổ, phố cũ và thiết kế đô thị. Triển khai đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thủ đô. Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng ở ngoại thành nhằm thực hiện hiệu quả việc di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường, cơ sở giáo dục đại học, bệnh viện theo quy hoạch ra khỏi khu vực nội thành. Ưu tiên sử dụng quỹ đất sau di dời để xây dựng công trình công cộng, phúc lợi xã hội, đảm bảo cân bằng nhu cầu về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và môi trường đô thị…
Trước đó, theo Quy hoạch Giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hà Nội sẽ có 7 tuyến đường vành đai gồm: 1; 2; 2,5; 3; 3,5; 4; 5, kết nối nội bộ và thông thương với các tỉnh, thành lân cận. Nhiều chuyên gia cho rằng, đặc thù của Vành đai 4 là kết nối với tất cả các tuyến còn lại; có thể coi là “Vành đai kết nối mọi vành đai”, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển đồng đều, toàn diện và bền vững của Thủ đô. Bên cạnh đó, Vành đai 4 còn giải quyết nhu cầu giao thông trực tiếp cho khu vực đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh của Hà Nội, phân giải mạnh mẽ áp lực cho Vành đai 3 đã quá tải trầm trọng. Mặt khác, Vành đai 4 còn tạo điều kiện kết nối Cảng hàng không quốc tế Nội Bài với các tỉnh, thành phố trong Vùng Thủ đô. Chuỗi đô thị trong khu vực giữa Vành đai 3 và Vành đai 4, bao gồm cả các đô thị vệ tinh của Hà Nội cùng một số đô thị chức năng theo quy hoạch Vùng Thủ đô cũng sẽ có một tuyến đường kết nối chặt chẽ, thuận tiện, là động lực cho sự phát triển bền vững.
Trong tháng 2/2023, Chính phủ cũng đã ban hành chương trình hành động thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045. Theo đó, sông Hồng được định hướng là trục xanh, phát triển đô thị hài hòa. Ngoài 8 cầu hiện có bắc qua sông (Thăng Long, Chương Dương, Vĩnh Tuy, Thanh Trì, Nhật Tân, Vĩnh Thịnh, Long Biên, Việt Trì - Ba Vì), theo quy hoạch đến 2030, tầm nhìn 2050, Hà Nội sẽ có thêm 10 cầu qua sông. Đó là các cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Vân Phúc, Hồng Hà, Mễ Sở (vành đai 4), Thăng Long mới (vành đai 3), Vĩnh Tuy (giai đoạn 2), Thượng Cát, Ngọc Hồi (vành đai 3,5), Phú Xuyên. Chính phủ giao Thành phố nghiên cứu, đề xuất xây dựng mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô ở phía bắc với các huyện Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn; phía tây với khu đô thị Hòa Lạc và thị trấn Xuân Mai. Năm 2025, thành phố phấn đấu có 3-5 huyện lên quận, năm 2030 có thêm 1-2 quận.
Hàng loạt công trình giao thông, đô thị trọng điểm nếu thực hiện đúng kế hoạch sẽ đáp ứng mong mỏi của người dân Thủ đô và trở thành động lực để Hà Nội tiếp tục phát triển mạnh mẽ thành đô thị văn minh, hiện đại, giàu đẹp.
Theo các chuyên gia, Thủ đô Hà Nội đang bước vào thời kỳ xây dựng các quy hoạch lớn, định hình con đường phát triển của Thủ đô trong những năm tới, diện mạo Thủ đô sẽ có nhiều thay đổi đáng kể. Do vậy, Thành phố cần quan tâm giải quyết tường tận các “trụ cột” về hạ tầng đô thị như giao thông, rác thải, nước thải, nghĩa trang... ngay trong các quy hoạch quan trọng này. Bên cạnh đó, quy mô, định hướng các quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật phải thống nhất với quy mô, định hướng của quy hoạch xây dựng chung toàn thành phố Hà Nội. Việc quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới cần hòa hợp với những khu vực xung quanh, hạn chế tình trạng khu đô thị mới bị biến thành “ốc đảo”, thiếu sự liên kết về hạ tầng… |
K.Tiến
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân đón Tết
Nhịp sống Thủ đô 23/01/2025 16:21
Thanh Xuân: Trao 150 suất quà Tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn
Nhịp sống Thủ đô 23/01/2025 09:21
Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu 75 tuổi Đảng tặng đảng viên lão thành
Nhịp sống Thủ đô 22/01/2025 20:24
Huyện Thường Tín phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 22/01/2025 14:07
Tại sao năm nay phố Hàng Mã ít đồ cúng ông Công ông Táo?
Nhịp sống Thủ đô 21/01/2025 22:28
Cụm thi đua số 1: Các phong trào thi đua đã đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng tích cực
Nhịp sống Thủ đô 21/01/2025 22:08
Sắm Tết với 40 gian hàng đặc sản vùng miền
Nhịp sống Thủ đô 21/01/2025 08:55
Đồng chí Bùi Huyền Mai thăm, chúc Tết các đơn vị ứng trực, phục vụ Tết
Nhịp sống Thủ đô 20/01/2025 20:21
Lễ hội Chùa Hương 2025: Mỗi lái đò có mã QR code tiếp nhận thông tin phản ánh của du khách
Nhịp sống Thủ đô 20/01/2025 16:17
Đảng bộ phường Phương Liệt tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2025 - 2030
Nhịp sống Thủ đô 19/01/2025 11:57