--> -->

Tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách để kinh tế Hà Nội phát triển có chiều sâu

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ cho rằng, để kinh tế Hà Nội tiếp tục phát triển có chiều sâu, có thể tăng thêm nguồn thu; gia tăng nguồn lực đầu tư cho phát triển; thành phố rất cần Bộ Tài chính và các bộ, ngành Trung ương phối hợp chặt chẽ, hợp tác, hỗ trợ thành phố tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến chủ trì họp Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Hà Nội kiến nghị tháo gỡ 31 vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ: Chia sẻ với người dân bằng tinh thần trách nhiệm, chủ động

Chiều nay (4/12), Thường trực Thành uỷ Hà Nội làm việc với Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính về công tác tài chính năm 2020; định hướng phối hợp công tác năm 2021 và giai đoạn tiếp theo. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ chủ trì buổi làm việc.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ phát biểu kết luận
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ phát biểu kết luận buổi làm việc

Báo cáo tại buổi làm việc, ông Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cho biết, những năm qua công tác phối hợp giữa Bộ Tài chính và thành phố Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Riêng năm 2020, dù chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 nhưng tổng thu ngân sách của Hà Nội ước thực hiện 279.359 tỷ đồng, đạt 100,2% dự toán.

Tuy nhiên, theo ông Chu Ngọc Anh công tác phối hợp giữa Bộ Tài chính và thành phố Hà Nội thời gian qua, thực tế còn một số khó khăn vướng mắc. Để tháo gỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho Thủ đô phát triển mạnh trong giai đoạn tới, Hà Nội đề xuất Bộ Tài chính tập trung tháo gỡ 31 vấn đề thuộc 5 nhóm công việc. Trong đó, chủ yếu Hà Nội kiến nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, xem xét và phối hợp với các bộ có liên quan sửa đổi một số quy định nhằm đảm bảo phù hợp với thực tế hiện nay.

Quang cảnh cuộc họp
Quang cảnh buổi làm việc

Đặc biệt, Hà Nội đề xuất Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ, Quốc hội quan tâm, tạo điều kiện tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho Thủ đô trên mức 35% để đảm bảo nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô giai đoạn 2021-2025.

Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo Bộ Tài chính đã trao đổi làm rõ những nội dung đề xuất, kiến nghị của Hà Nội. Đại diện lãnh đạo các bộ, ngành có liên quan cũng thống nhất cần có giải pháp hữu hiệu để có thể tạo động lực thúc đẩy Thủ đô phát triển mạnh trong giai đoạn tới.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh trình bày báo cáo
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh trình bày báo cáo tại buổi làm việc

Ông Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng, buổi làm việc thể hiện sự phối hợp chặt chẽ giữa hai đơn vị - địa phương trong việc trao đổi, hỗ trợ, xây dựng, triển khai thực hiện các cơ chế chính sách, nhiệm vụ tài chính ngân sách trên địa bàn Thủ đô.

Theo ông Đinh Tiến Dũng, năm 2020, tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, khó lường, tuy nhiên thu ngân sách của Hà Nội vẫn đạt dự toán, trong đó thu nội địa đạt gần 80%. Tăng thu nội địa bình quân của Hà Nội bình quân 9,7% trong khi cả nước đạt 8,8%.

"Thu nội địa tăng cao và liên tục như thế thể hiện việc thu nội địa của Hà Nội ổn định, bền vững. Thu ngân sách của Hà Nội đóng góp khoảng 17% tổng thu ngân sách của cả nước, nhưng chỉ riêng thu nội địa chiếm 21% của cả nước", ông Dũng nói.

Bộ Trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng phát biểu tại buổi làm việc
Bộ Trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng phát biểu tại buổi làm việc

Dự báo tình hình tiếp tục có diễn biến phức tạp trong năm 2021, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho rằng, để hoàn thành được kế hoạch thu đã đề ra, Hà Nội cần tiếp tục có giải pháp hiệu quả cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh; khai thác tiềm năng thế mạnh, sức cạnh tranh của thành phố để thu hút thêm vốn đầu tư, nhất là đầu tư công nghệ cao gắn với hoạt động của các trung tâm nghiên cứu phát triển tạo cơ sở tăng thu cho ngân sách bền vững.

Đặc biệt, ông Dũng đề nghị cần tiếp tục đẩy mạnh phân cấp cho các sở, ngành, quận, huyện chủ động các nguồn lực, cơ sở vật chất để triển khai thực hiện thí điểm chính quyền đô thị; tiếp tục đổi mới khu vực sự nghiệp công. Phối hợp với các cấp, các ngành đẩy mạnh sắp xếp cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo đúng kế hoạch mà cấp có thẩm quyền quyết định.

Theo Bộ Trưởng Tài chính, Hà Nội cần tiếp tục chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát giá trên địa bàn. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính ngân sách, nhất trong lĩnh vực tài nguyên, đất đai, dịch vụ công. Quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện các kiến nghị của Bộ Tài chính về bố trí đất đai, trụ sở làm việc của cơ quan thuộc ngành tài chính trên địa bàn Thủ đô để tạo điều kiện cho các cơ quan này hoàn thành nhiệm vụ được giao và phục vụ vào sự phát triển chung của thành phố.

Tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách để kinh tế Hà Nội phát triển có chiều sâu
Thành phố Hà Nội và Bộ Tài chính ký kết biên bản phối hợp giai đoạn mới

Kết luận buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ ghi nhận, đánh giá cao ý nghĩa, hiệu quả sự phối hợp giữa thành phố Hà Nội và Bộ Tài chính.

Ông Vương Đình Huệ thông tin nhanh về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và khẳng định: Mặc dù chịu tác động nặng nề của dịch Covid-19, nhưng tình hình kinh tế - xã hội Thủ đô vẫn có những tín hiệu tích cực.

Đến cuối tháng 11/2020, GRDP của thành phố tăng trưởng khoảng 3,98%; hết tháng 12, kết quả còn có thể tích cực hơn, có thể cao hơn tăng trưởng GDP cả nước ít nhất khoảng 1,5 lần. Thu ngân sách đến nay thực hiện 279.359 tỷ đồng (đạt 100,2% dự toán Hội đồng nhân dân thành phố giao và tăng 3,5% so với thực hiện năm 2019). Trong năm mặc dù rất khó khăn, nhưng thành phố vẫn giãn, hoãn các loại thuế, phí nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp khoảng 22.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ cho rằng, để kinh tế Hà Nội tiếp tục phát triển có chiều sâu, có thể tăng thêm nguồn thu; gia tăng nguồn lực đầu tư cho phát triển; thành phố rất cần Bộ Tài chính và các bộ, ngành Trung ương phối hợp chặt chẽ, hợp tác, hỗ trợ thành phố tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách thể hiện cụ thể ở 31 kiến nghị được nêu trong báo cáo.

“Ngoài cơ chế về chi; đề nghị Bộ đặc biệt quan tâm tháo gỡ vướng mắc cơ chế, chính sách về thu ngân sách; vướng mắc về giá, thuế, phí để thúc đẩy các lĩnh vực dịch vụ công; hỗ trợ tăng vay vốn ODA; phát hành trái phiếu địa phương để đầu tư cho phát triển...” ông Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá xăng dầu hôm nay (24/7): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm

Giá xăng dầu hôm nay (24/7): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm

Hôm nay (24/7), giá dầu thế giới tiếp tục giảm trong phiên thứ tư liên tiếp, trong bối cảnh các nhà đầu tư theo dõi sát sao diễn biến của các cuộc đàm phán thương mại, bao gồm cả thỏa thuận thuế quan giữa Mỹ và Nhật Bản, trước khi dữ liệu dự trữ dầu thô của Mỹ được công bố. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 68,19 USD/thùng, giảm 0,61%, giá dầu WTI ở mốc 64,91 USD/thùng, giảm 0,63%
Tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

Tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

Để nhanh chóng khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố (bị ảnh hưởng do đợt bão, mưa lũ vừa qua) tập trung triển khai các biện pháp cần thiết để giảm thiệt hại, khôi phục sản xuất nông nghiệp, kịp thời tiêu úng, chống ngập bảo vệ diện tích lúa mới cấy, hoa màu và cây trồng có giá trị kinh tế cao.
Việt Nam đoạt 1 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc tại Olympic Vật lí Quốc tế

Việt Nam đoạt 1 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc tại Olympic Vật lí Quốc tế

Bộ Giáo dục Đào tạo (GDĐT) vừa thông tin về kết quả chính thức của đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic Vật lí Quốc tế (IPhO) năm 2025 được tổ chức tại nước Cộng hòa Pháp. Theo đó, Đội tuyển quốc gia Việt Nam có 5 học sinh dự thi và tất cả học sinh đều đoạt Huy chương với 01 Huy chương Vàng, 04 Huy chương Bạc.
Đại lộ tỷ đô Tây Thăng Long: Cơ hội nào cho nhà đầu tư đón sóng hạ tầng?

Đại lộ tỷ đô Tây Thăng Long: Cơ hội nào cho nhà đầu tư đón sóng hạ tầng?

Khi đại lộ Tây Thăng Long hoàn thiện, không chỉ là một tuyến giao thông chiến lược của Thủ đô, đây còn được xem là đòn bẩy quan trọng giúp giá bất động sản dọc hành lang phát triển mới tăng tốc, mở ra biên lợi nhuận hấp dẫn cho những nhà đầu tư nhanh nhạy.
Giá vàng hôm nay (24/7): Vàng trong nước tăng phi mã

Giá vàng hôm nay (24/7): Vàng trong nước tăng phi mã

Giá vàng hôm nay (24/7): Vàng trong nước hôm nay tăng phi mã, niêm yết ở mức 122,7 triệu đồng/lượng bán ra, cao nhất kể từ cuối tháng 4/2025.
Tỷ giá USD hôm nay (24/7): Giá USD "chợ đen" tăng

Tỷ giá USD hôm nay (24/7): Giá USD "chợ đen" tăng

Tỷ giá USD hôm nay (24/7), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm nhẹ, hiện ở mức 25.177 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh so với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,19%, xuống mức 97,21.
Xã Hòa Xá: Tri ân người có công nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Xã Hòa Xá: Tri ân người có công nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Trong không khí trang trọng của tháng Bảy lịch sử, cùng với cả nước và thành phố Hà Nội, xã Hòa Xá đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025); thể hiện sâu sắc đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam.

Tin khác

Xã Hòa Xá: Tri ân người có công nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Xã Hòa Xá: Tri ân người có công nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Trong không khí trang trọng của tháng Bảy lịch sử, cùng với cả nước và thành phố Hà Nội, xã Hòa Xá đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025); thể hiện sâu sắc đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam.
Khẳng định vai trò trung tâm của khối đại đoàn kết

Khẳng định vai trò trung tâm của khối đại đoàn kết

Chi bộ Cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phường Cầu Giấy vừa tổ chức thành công Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Trong không khí trang trọng của tháng Bảy lịch sử, cùng với cả nước và thành phố Hà Nội, phường Đống Đa đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025). Đây là sự kiện thể hiện sâu sắc đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam.
Xã Phú Nghĩa thăm, tặng quà gia đình chính sách và người có công với cách mạng

Xã Phú Nghĩa thăm, tặng quà gia đình chính sách và người có công với cách mạng

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), sáng 23/7, Ủy ban nhân dân xã Phú Nghĩa, Hà Nội tổ chức 6 Đoàn đi thăm hỏi, tặng quà gia đình chính sách, người có công trên địa bàn. Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, là dịp để tri ân, chăm lo tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần cho các gia đình chính sách, người có công trên địa bàn xã Phú Nghĩa.
Phát huy vai trò chủ thể của người dân nông thôn trong mọi quyết sách

Phát huy vai trò chủ thể của người dân nông thôn trong mọi quyết sách

Những mục tiêu, chỉ tiêu và giải pháp đưa ra trong dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội đều thiết thực, bám sát thực tiễn và xu thế phát triển hiện đại. Tuy nhiên, để hiện thực hóa những khát vọng đó, cần phải có tầm nhìn chiến lược, sự đầu tư bài bản và đặc biệt là phát huy mạnh mẽ vai trò chủ thể của người dân nông thôn trong mọi quyết sách.
Phường Chương Mỹ khám, chăm sóc sức khỏe cho đối tượng chính sách

Phường Chương Mỹ khám, chăm sóc sức khỏe cho đối tượng chính sách

Vừa qua, phường Chương Mỹ tổ chức khám, chăm sóc sức khỏe miễn phí cho đối tượng chính sách nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Đảm bảo công bằng trong giáo dục để không ai bị bỏ lại phía sau

Đảm bảo công bằng trong giáo dục để không ai bị bỏ lại phía sau

Với tư cách là một người trực tiếp tham gia vào lĩnh vực giáo dục tại cơ sở, tôi xin được góp ý cụ thể về mục 1.7 trong báo cáo - "Phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn được coi trọng là thế mạnh và khâu đột phá của Thủ đô". Những ý kiến này xuất phát từ trải nghiệm thực tế giảng dạy hàng ngày và mong muốn góp phần xây dựng nền giáo dục Hà Nội thực sự "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại".
Phường Giảng Võ tri ân gần 1.200 người có công với cách mạng

Phường Giảng Võ tri ân gần 1.200 người có công với cách mạng

Hướng tới kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7), phường Giảng Võ đang tích cực triển khai các chính sách ưu đãi, chăm sóc chu đáo cho gần 1.200 người có công với cách mạng và thân nhân. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của các gia đình chính sách trên địa bàn được nâng cao rõ rệt, không còn hộ nghèo theo chuẩn chính sách, góp phần lan tỏa sâu rộng phong trào "Đền ơn đáp nghĩa".
Phường Tây Tựu tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng

Phường Tây Tựu tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân phường Tây Tựu Nguyễn Hữu Tuyên đã đi thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng tại tổ dân phố Trung 5 nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Quyết tâm đổi mới vì sự phát triển bền vững

Quyết tâm đổi mới vì sự phát triển bền vững

Đảng bộ UBND phường Thanh Liệt, Hà Nội vừa tổ chức thành công Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là kỳ đại hội có ý nghĩa đặc biệt, đánh dấu bước chuyển quan trọng sau sáp nhập, khẳng định tinh thần đoàn kết, bản lĩnh chính trị và quyết tâm đổi mới của tập thể cán bộ, đảng viên trong bộ máy chính quyền phường Thanh Liệt.
Xem thêm
Phiên bản di động