--> -->

Hà Nội kiến nghị tháo gỡ 31 vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính

Từ những kết quả nổi bật đạt được trong công tác phối hợp và một số tồn tại, vướng mắc đang gặp phải, thành phố Hà Nội đã kiến nghị, đề xuất Bộ Tài chính tập trung tháo gỡ 31 vấn đề thuộc 5 nhóm lĩnh vực tài chính, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Thủ đô phát triển trong giai đoạn tiếp theo.
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ: Chia sẻ với người dân bằng tinh thần trách nhiệm, chủ động Hà Nội thành lập và kiện toàn 3 ban chỉ đạo quan trọng Hà Nội sắp miễn nhiệm, bầu nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt

Chiều nay (4/12), ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội chủ trì buổi làm việc với Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính, nhằm tăng cường công tác phối hợp và bàn giải pháp giải quyết căn cơ những vấn đề cấp bách, trọng tâm, trọng điểm đang đặt ra tại Thủ đô.

Hà Nội kiến nghị tháo gỡ 30 vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ chủ trì buổi làm việc

Báo cáo tại buổi làm việc, ông Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cho biết, những năm qua công tác phối hợp giữa Bộ Tài chính và thành phố Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả nổi bật.

Cụ thể, từ 2016 đến nay, Hà Nội đều hoàn thành và vượt dự toán thu ngân sách trung ương giao. Tổng thu ngân sách trên địa bàn giai đoạn 2016-2020 ước đạt gần 1.187.619 tỷ đồng, có tốc độ tăng trưởng bình quân 11-12%/năm, chiếm 19% tổng thu ngân sách toàn quốc. Riêng năm 2020, dù chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 nhưng tổng thu ngân sách của Hà Nội ước thực hiện 279.359 tỷ đồng, đạt 100,2% dự toán.

Về chi ngân sách, trong giai đoạn 2016-2020, Hà Nội ước thực hiện 383.011 tỷ đồng, có tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 7 - 8%/năm và có tỷ lệ so với GRDP là 8,6%. Chi ngân sách đã bám sát dự toán, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, bố trí chi thường xuyên ở mức hợp lý, ưu tiên nguồn lực cho chi đầu tư phát triển. Đáng chú ý, Hà Nội đã thực hiện tiết giảm chi thường xuyên so với dự toán trung ương giao và trong điều hành ngân sách là 16.000 tỷ đồng để có nguồn bổ sung cho đầu tư phát triển.

Theo ông Chu Ngọc Anh, trên cơ sở đánh giá ảnh hưởng của dịch Covid-19, thành phố đã chỉ đạo xây dựng các kịch bản điều hành ngân sách ngay từ quý I/2020 và các phương án cân đối ngân sách các cấp; chỉ đạo triển khai đồng bộ, toàn diện các giải pháp, vừa đảm bảo kịp thời kinh phí cho công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh thực hiện các giải pháp điều hành tài chính, ngân sách địa phương những tháng cuối năm 2020 theo chỉ đạo của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính, vừa đảm bảo nguồn lực cho chi đầu tư phát triển, góp phần thực hiện nhiệm vụ kép “vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế".

Hà Nội kiến nghị tháo gỡ 5 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh trình bày báo cáo

Thành phố Hà Nội và Bộ Tài chính cũng đã phối hợp có hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về giá, phí và lệ phí; sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước, quản lý tài sản công và mua sắm tập trung; sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn và quản lý tài chính doanh nghiệp nhà nước. "Tính đến nay thành phố đã hoàn thành công tác cổ phần hóa của 01 doanh nghiệp. Trong số 12 doanh nghiệp còn lại, đã lựa chọn đơn vị tư vấn xác định giá trị 08 doanh nghiệp, còn 04 doanh nghiệp đang đấu thầu lựa chọn đơn vị tư vấn theo kế hoạch", Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thông tin.

Theo ông Chu Ngọc Anh, Hà Nội đã chủ động, tích cực phối hợp với Bộ Tài chính triển khai thủ tục hành chính lĩnh vực tài chính và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ công tin. Thành phố đã đơn giản hoá được 12 thủ tục hành chính lĩnh vực này; triển khai kết nối, tích hợp trên Cổng dịch vụ công Quốc gia đối với 249 dịch vụ công trực tuyến, góp phần giảm thời gian và chi phí cho người dân và doanh nghiệp đến giao dịch.

Bên cạnh những kết quả đạt được, ông Chu Ngọc Anh cũng nêu một số khó khăn vướng mắc trong phối hợp giữa Bộ Tài chính và thành phố Hà Nội thời gian qua. Từ đó, Hà Nội đề xuất Bộ Tài chính tháo gỡ 31 vấn đề thuộc 5 nhóm lĩnh vực tài chính, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Thủ đô phát triển trong giai đoạn tiếp theo.

Cụ thể, đối với lĩnh vực tài chính ngân sách, Hà Nội đề nghị Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ, Quốc hội quan tâm, tạo điều kiện tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho Thành phố trên mức 35% để đảm bảo nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô giai đoạn 2021-2025; tiếp tục quan tâm xem xét các giải pháp tổng thể, đồng bộ để ngăn chặn, chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận.

Hà Nội kiến nghị tháo gỡ 5 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính
Quang cảnh cuộc họp

Đáng chú ý, Hà Nội đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, ban hành thêm các giải pháp, chế tài xử lý vi phạm, chậm trễ trong công tác quyết toán dự án hoàn thành; Nghiên cứu sửa đổi Thông tư số 72/2017/TT-BTC theo hướng để các Ban Quản lý dự án chuyên ngành tự thẩm định, phê duyệt dự toán thu, chi phù hợp với cơ chế tự chủ của đơn vị; Nghiên cứu, xem xét, hướng dẫn nội dung ứng vốn Quỹ phát triển đất của các địa phương để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng đối với các dự án cấp bách, cấp thiết cần triển khai sớm...

Đối với công tác quản lý, thẩm định về giá, Hà Nội kiến nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, xem xét và phối hợp với các bộ có liên quan sửa đổi một số quy định nhằm đảm bảo phù hợp với thực tế hiện nay. Đáng chú ý, Hà Nội kiến nghị Bộ Tài chính xem xét cơ chế tháo gỡ vướng mắc trong công tác xây dựng phương án giá tiêu thụ nước sạch để đáp ứng thực tiễn cho địa phương.

Đối với công tác sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước và quản lý tài sản công, Hà Nội đề nghị Bộ Tài chính có báo cáo Chính phủ sớm sửa đổi Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công để tháo gỡ các tồn tại, khó khăn, vướng mắc đang gặp phải; Đồng thời sớm báo cáo Chính phủ ban hành Nghị định quy định quản lý, sử dụng, khai thác đối với quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước không phải là nhà ở đang giao các công ty quản lý, kinh doanh.

Đối với công tác sắp xếp, cổ phần hoá và quản lý tài chính doanh nghiệp nhà nước và cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội kiến nghị Bộ Tài chính sớm báo cáo Chính phủ ban hành các văn bản sửa đổi cơ chế, chính sách có liên quan đến công tác sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn; đồng thời sớm ban hành các thông tư hướng dẫn theo hướng cụ thể, rõ ràng, thống nhất trong triển khai thực hiện nhằm xử lý triệt để những vướng mắc, bất cập trong thời gian qua, đảm bảo hành lang pháp lý để thực hiện.

Ngoài ra, Hà Nội cũng đề xuất Bộ Tài chính hỗ trợ, hướng dẫn cụ thể kết nối, chia sẻ các cơ sở dữ liệu quốc gia về lĩnh vực tài chính do Bộ Tài chính chủ trì xây dựng để thành phố phối hợp triển khai thực hiện như: Tài sản công, thu chi ngân sách, giá cả thị trường, danh mục dùng chung...

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội ghi nhận thêm 189 ca mắc sởi

Hà Nội ghi nhận thêm 189 ca mắc sởi

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua, toàn Thành phố ghi nhận 189 trường hợp mắc sởi tại 28 quận, huyện, giảm 2 trường hợp so với tuần trước.
Làm rõ việc lộ, lọt thông tin dữ liệu cá nhân và ngăn chặn kịp thời

Làm rõ việc lộ, lọt thông tin dữ liệu cá nhân và ngăn chặn kịp thời

Đại biểu Nguyễn Minh Đức cho rằng, bài toán đặt ra là phải làm rõ việc lộ lọt thông tin dữ liệu cá nhân từ đâu và phải có giải pháp ngăn chặn kịp thời.
Học sinh Việt Nam giành 4 Huy chương tại Olympic Hóa học quốc tế Mendeleev

Học sinh Việt Nam giành 4 Huy chương tại Olympic Hóa học quốc tế Mendeleev

Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), tham dự kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế Mendeleev lần thứ 59, 4/4 học sinh Việt Nam đều xuất sắc giành Huy chương với 2 Huy chương Vàng và 2 Huy chương Bạc.
Nhận định Futsal nữ Việt Nam và Nhật Bản, 10h00 ngày 13/5: Khát vọng lịch sử và cơ hội lịch sử

Nhận định Futsal nữ Việt Nam và Nhật Bản, 10h00 ngày 13/5: Khát vọng lịch sử và cơ hội lịch sử

Trận tứ kết Futsal nữ châu Á 2025 giữa đội tuyển futsal nữ Việt Nam và đội tuyển futsal nữ Nhật Bản vào lúc 10h00 ngày 13/5 là cơ hội lớn để đội tuyển nữ Việt Nam tạo nên lịch sử. Sau thành tích ấn tượng ở vòng bảng, đội bóng của HLV Nguyễn Đình Hoàng đang đứng trước ngưỡng cửa lịch sử với khả năng giành vé dự World Cup Futsal nữ 2025, nhưng thử thách phía trước là cực kỳ gian nan: đối thủ Nhật Bản, một đội bóng mạnh mẽ và giàu kinh nghiệm.
Phản hồi của Bộ Nội vụ về xem xét điều chỉnh lương công chức, viên chức trong năm 2025

Phản hồi của Bộ Nội vụ về xem xét điều chỉnh lương công chức, viên chức trong năm 2025

Bộ Nội vụ đã có thông tin phản hồi ý kiến của người lao động liên quan đến chế độ nâng bậc lương và kéo dài thời hạn nâng bậc lương của công chức, viên chức.
Công đoàn Trường THCS Hợp Thanh: Gắn kết, cống hiến và lan tỏa yêu thương

Công đoàn Trường THCS Hợp Thanh: Gắn kết, cống hiến và lan tỏa yêu thương

Với tinh thần đoàn kết, đổi mới và trách nhiệm, Công đoàn Trường Trung học cơ sở (THCS) Hợp Thanh (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) đã và đang phát huy vai trò là điểm tựa tin cậy cho đội ngũ nhà giáo, là lực lượng đồng hành bền bỉ trong sự nghiệp “trồng người”. Năm học 2024 - 2025 khép lại bằng những dấu ấn đáng tự hào - minh chứng cho một tập thể đầy nhiệt huyết, tận tụy và nhân văn.
“Cha tôi người ở lại” tập 38: An thẳng thắn từ chối Nguyên, không muốn mối quan hệ của họ bị hiểu lầm

“Cha tôi người ở lại” tập 38: An thẳng thắn từ chối Nguyên, không muốn mối quan hệ của họ bị hiểu lầm

Trong tập 38 “Cha tôi người ở lại”, An (Nguyễn Hoàng Ngọc Huyền) đã mạnh mẽ từ chối mối quan hệ tình cảm với Nguyên (Trần Nghĩa), đề nghị anh giữ nguyên tình bạn trong sáng để không bị hiểu lầm. Cùng lúc, Huấn (Minh Tiệp) và bố (NSND Công Lý) có một cuộc trò chuyện đầy xúc động, giải tỏa những hiểu lầm trong suốt nhiều năm qua. Tập phim mang đến những khoảnh khắc cảm động và căng thẳng giữa các nhân vật.

Tin khác

Hà Nội: Sắp xếp các Hội quần chúng trực thuộc Mặt trận đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Hà Nội: Sắp xếp các Hội quần chúng trực thuộc Mặt trận đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Theo Phương án, sau sắp xếp, Hà Nội còn 15/17 Hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở thành phố Hà Nội (đã bao gồm thành lập 1 hội mới và giảm 3 hội). Đối với các Hội quần chúng còn lại, Hà Nội sẽ tiếp tục rà soát tinh gọn đầu mối bên trong để hoạt động hiệu quả hơn.
Chuyển đổi số trong hành chính công, người dân Hà Nội không còn phải xếp hàng chờ đợi

Chuyển đổi số trong hành chính công, người dân Hà Nội không còn phải xếp hàng chờ đợi

Với việc phát số thứ tự bằng hình thức online, người dân khi đến Chi nhánh 1 Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội đã không còn phải xếp hàng từ “tờ mờ sáng” để chờ xử lý thủ tục hành chính.
Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội dừng phát số trực tiếp tại Chi nhánh số 1

Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội dừng phát số trực tiếp tại Chi nhánh số 1

Từ ngày 13/5, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội sẽ không phát số và không sử dụng số thứ tự trực tiếp tại Chi nhánh số 1 (258 Võ Chí Công). Thay vào đó, người dân sẽ thực hiện việc lấy số thứ tự online trên ứng dụng iHanoi trước khi đến giao dịch trực tiếp.
Hà Nội: Thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến một số thủ tục hành chính về đất đai

Hà Nội: Thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến một số thủ tục hành chính về đất đai

Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa có quyết định số 731/QĐ-TTPVHCC về việc phê duyệt phương án tái cấu trúc quy trình giải quyết nhóm thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để ưu tiên cung cấp bằng hình thức trực tuyến trên địa bàn Thành phố.
Tinh hoa làng nghề gốm Bát Tràng

Tinh hoa làng nghề gốm Bát Tràng

Nằm ở ngoại thành Hà Nội, làng nghề Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) được biết đến bởi bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa làng nghề đặc sắc. Cùng với việc bảo tồn, phát huy giá trị của tài nguyên, đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất, dịch vụ… du lịch làng nghề gốm Bát Tràng đang rất hút khách.
Hà Nội tăng tốc các dự án trọng điểm

Hà Nội tăng tốc các dự án trọng điểm

Trong chiến lược phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050, việc đầu tư hạ tầng giao thông và xử lý môi trường được xem là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện chất lượng sống và định hình diện mạo đô thị hiện đại. Nhiều dự án trọng điểm đã và đang được thành phố Hà Nội tích cực triển khai, tạo ra những kết nối chiến lược không chỉ trong nội đô mà còn lan tỏa ra toàn vùng Thủ đô và các tỉnh lân cận.
Năm 2025, Hà Nội phấn đấu có thêm 30.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập

Năm 2025, Hà Nội phấn đấu có thêm 30.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập

Thành phố Hà Nội phấn đấu trong năm 2025, Hà Nội có thêm 30.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập, tỷ lệ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo đạt trên 50%; thu hút sự tham gia của 20-25 doanh nghiệp với khoảng 30-35 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực.
Hiệu quả từ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Hiệu quả từ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm đã và đang phát huy hiệu quả, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống xã hội. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội của quận cũng như Thành phố.
Hà Nội triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Hà Nội triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Đây là hoạt động nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong việc hoàn thiện Hiến pháp - văn bản pháp lý quan trọng nhất của quốc gia.
Hà Nội: Đẩy mạnh truyền thông lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Hà Nội: Đẩy mạnh truyền thông lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Ngày 10/5, Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội đã có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thành phố, đề nghị đẩy mạnh truyền thông về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Xem thêm
Phiên bản di động