Thái Bình: Lễ khai hội truyền thống đền Đồng Bằng
Triển khai hội thi Nét đẹp văn hóa công sở năm 2018 | |
Mở hội khai xuân Yên Tử 2018 | |
Sáng mai, khai hội xuân Yên Tử |
Di tích lịch sử văn hóa đền Đồng Bằng là nơi thờ Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình, người có công giúp Vua Hùng đánh giặc ngoại xâm, chiêu dân, lập ấp, xây dựng giang sơn, xã tắc từ buổi sơ khai. Đây cũng là nơi tưởng niệm Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng các danh tướng nhà Trần có công lãnh đạo nhân dân làm nên chiến thắng ba lần đánh quân Nguyên - Mông.
Vào ngày 29/10 (tức 20/8 âm lịch), hàng vạn người dân và du khách thập phương đã đổ về xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, để tham dự Lễ hội truyền thống đền Đồng Bằng. |
Đền Đồng Bằng là di tích lịch sử có kiến trúc nghệ thuật và có giá trị như một bảo tàng mỹ thuật kiến trúc gỗ tọa lạc bên dòng sông cổ Mai Diêm thuộc trang Đào Động, tổng Vọng Lỗ, huyện Phụ Phượng nay là thôn Đồng Bằng, xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ.
Năm 1986, di tích lịch sử văn hóa đền Đồng Bằng đã được Bộ Văn hóa công nhận và cấp bằng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Ngày 16/9/2016, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra quyết định số 3247/QĐ-BVHTTDL đưa Lễ hội truyền thống Đền Đồng Bằng vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Tại buổi khai mạc, sau lễ rước của các đền Mẫu Sinh, Quan Đệ Nhất, Quan Đệ Nhị, Quan Đệ Tam, Quan Điều Thất, Quan Đệ Bát về đền Đức Vua là lễ dâng hương, rước bài vị, khai chiêng, trống mở hội. |
Tại buổi khai mạc, sau lễ rước của các đền Mẫu Sinh, Quan Đệ Nhất, Quan Đệ Nhị, Quan Đệ Tam, Quan Điều Thất, Quan Đệ Bát về đền Đức Vua là lễ dâng hương, rước bài vị, khai chiêng, trống mở hội.
Theo BTC lễ hội, Lễ hội đền Đồng Bằng có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống tinh thần của nhân dân và du khách thập phương. Đây là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian đặc thù và mang tính tổng hợp cao, pha trộn và đan xen nhiều tín ngưỡng dân gian bản địa, từ tục thờ thủy thần đến thờ Cha, thờ Mẹ, thờ Anh hùng dân tộc và Anh hùng văn hóa.
Ngay sau lễ khai mạc, Hội thi bơi chải đã diễn ra |
Suốt những ngày diễn ra lễ hội (từ 20 - 26/8 ÂL), ngoài các nghi lễ trang nghiêm, người dân và du khách còn được thưởng lãm và tham gia nhiều trò chơi dân gian đặc sắc: bơi chải, kéo co, cờ tướng, đấu vật, chọi gà...
Theo Đức Văn/ dantri.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05